Thursday, September 15, 2016

VĂN HOÁ & LÒNG TỰ TRỌNG.

ảnh minh hoạ
nguồn internet

Ở đời, khi con người ta thiếu cái gì thì tìm cho mình ngay cái đó. Những kẻ trong lao tù, họ muốn có tự do. Những kẻ cô đơn, họ cần lắm một tình yêu. Những kẻ bỉ cực, họ rất cần đồng tiền, bát gạo. Bởi vậy, đảng cộng sản họ luôn ước ao trong guồng máy của họ có chút văn hoá! Cái gì họ cũng muốn gắn trong đó cái mác văn hoá họ mới chịu! Họ đòi xây dựng văn hoá khinh bỉ quan tham. Họ đòi xây dựng nếp sống văn hoá khi tham gia giao thông. Họ đòi xây dựng nếp sống văn hoá nơi công sở.... Thậm chí có ông đại biểu QH đòi xây dựng văn hoá từ chức! Buồn cười hơn nữa là có ông nói: Ăn cướp có văn hoá....
Nếu xây dựng văn hoá từng mảng như vậy thì biết bao nhiêu hạng mục cho đủ? Không lẽ dạy từng cử chỉ: không vứt rác nơi công viên, không nói to ở Bệnh Viện, không tiểu tiện ngoài đường, không khạc nhổ nơi công cộng, không mặc quần xà lỏn khi đi chùa.v.v....??
Thiết nghĩ, nếp sống văn hoá là nó có tự thân ở trong mỗi con người. Trong quá trình rèn giũa, nó toả sáng hay lu mờ thì do ý thức của con người đó cộng với tác động của xã hội. Trong đó, giáo dục vẫn là then chốt.
Năm lớp 7, tôi có học bài nói về lòng tự trọng. Tôi còn nhớ đại khái: "Người có lòng tự trọng là người có ý chí hơn người, không nương tựa ai, không luồn luỵ ai, tự mình mình đi, tự mình mình lại, tự mình quý mình, ai yêu cũng mừng, ai ghét không giận. Gọi là người tự trọng"
Thời VNCH họ giáo dục cho con người phải biết tự trọng bản thân mình. Khi ạnh biết trọng, biết quý bản thân mình thì mọi người mới trân quý anh. Anh biết quý bản thân mình thì không thể trộm cắp (tham nhũng). Anh biết trọng bản thân mình thì anh không thể nói bậy, nói bừa... Bởi vậy, các quan chức nước ngoài lỡ lầm, họ sẵn sàng từ chức, vì họ có lòng tự trọng.
Người có lòng tự trọng thì chẳng cần ai xây dựng cho họ cái văn hoá quần què gì cả! Bởi vì, họ không muốn ai động chạm đến danh dự của mình. Họ biết khi ra đường phải như thế nào, khi vô chùa phải ra sao.... Thậm chí khi lên xe Buyt, họ cũng biết phải đối xử thế nào với trẻ em, người già, phụ nữ mang thai....(Đây là tiểu tiết nhỏ nhất)!
Còn xã hội VN cộng sản thì sao? Người ta giáo dục dối trá ngay từ khi các em mới chập chững vào trường. Họ bày ra khai giảng thử, khai giảng thiệt. Họ soạn sẳn cảm tưởng để nhét vào mồm một em nào đó để trình làng. Họ bắt các em nói những điều do họ nghĩ ra....Khi sự dối trá lấp đầy tâm thức thì lòng tự trọng hiển nhiên không còn đường sống. Một khi con người không có lòng tự trọng, thì họ có thể làm bất cứ việc gì, dù anh có tròng vào đầu họ hàng trăm ngàn mãng văn hoá!

Ngô Trường An

CAMPUCHIA ĐƯợC TRUNG QUốC MUA NHƯ THế NÀO?

Một phóng sự điều tra của Financial Times (8-9-2016) cho thấy Bắc Kinh đã mua Phnom Penh như thế nào…
Ở Campuchia, Fu Xianting, 67 tuổi, là một gương mặt quen thuộc. Tay cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc này, được biết đến với tên “đại ca Fu”, có thể được xem là một “đại sứ” Bắc Kinh tại Phnom Penh. Fu thân với Hun Sen đến mức cung cấp cả đội cận vệ cho Thủ tướng Campuchia mà vài người trong số đó từng bị buộc tội tấn công thô bạo các nghị sĩ đối lập. Tập đoàn Unite International của Fu Xianting đang đầu tư vào một trong những bãi biển đẹp nhất Campuchia với dự án du lịch 5,7 tỷ USD. Qua Fu Xianting, Bắc Kinh luồn sâu vào hệ thống chính trị nội bộ Campuchia và đưa nước này vào phạm vi ảnh hưởng của họ, biến Hun Sen thành con rối và giúp ông này củng cố quyền lực nhằm xây một “pháo đài chính trị” cho mình, như nhận xét của Global Witness.
Một lá thư Hun Sen viết vào tháng 10-2009 đã bày tỏ mong muốn Fu Xianting “thành công hoàn hảo” trong dự án phát triển khu bãi biển 33 km2 với thời hạn thuê đất 99 năm, dù trong khu đất có cả một công viên quốc gia. Hun Sen cũng thành lập một ủy ban đặc biệt với đại diện 7 cơ quan bộ để giám sát dự án. “Tôi bày tỏ lòng biết ơn cá nhân trước sự hỗ trợ từ công ty của ngài (Fu Xianting) trong việc thực hiện dự án khu du lịch này” – Hun Sen viết. 9 tháng trước, Fu Xianting đã tặng 220 môtô cho đội cận vệ Hun Sen gồm 3.000 người được trang bị xe bọc thép, súng phóng phi đạn và súng máy được sản xuất từ Trung Quốc. Đó là món quà mới nhất trong loạt quà mà Fu Xianting biếu Hun Sen cùng vợ ông, Bun Rany, được biết chính thức với danh hiệu “con người của thiên tài, uy nghi và lộng lẫy nhất”.
Tháng 4-2010, Unite International thành lập “liên minh thương mại-quân sự” với trung đoàn cận vệ Hun Sen. Một vụ gắn kết không bình thường. Tại buổi lễ thành lập liên minh, tướng Hing Bunheang, tư lệnh quân đoàn cận vệ và là một trong những cánh tay thân tín nhất của Hun Sen, đã ca ngợi Fu Xianting hết lời. “Ngài Fu là anh em của chúng ta trong nhiều năm, người đã đóng góp nổi trội cho sự phát triển của Campuchia. Doanh nghiệp của ngài Fu là doanh nghiệp của chúng ta. Chúng ta sẽ tạo ra con đường an toàn cho tất cả nỗ lực của ngài Fu”.
Đến Campuchia đầu thập niên 1990, Fu Xianting ban đầu chỉ tổ chức một cuộc triển lãm máy móc nông nghiệp Trung Quốc. Fu hiện có chân trong một ủy ban trực thuộc Hội liên kết bạn bè quốc tế Trung Quốc, nơi báo cáo trực tiếp cho Bộ ngoại giao Trung Quốc. Tuy nhiên, “hồ sơ doanh nhân” Fu tại Trung Quốc gần như không tồn tại. Kho dữ liệu doanh nghiệp chỉ cho thấy Fu là “đại diện pháp lý” của công ty Beijing Tian Yi Hua Sheng Technology với vốn pháp định vỏn vẹn 300.000 USD.
Tuy nhiên, tại Phnom Penh, đại ca Fu là gương mặt Trung Quốc “có số má”. Là cố vấn chính thức của Hun Sen, Fu là quốc khách trong hầu hết sự kiện quan trọng ở Campuchia. Với lợi thế đó, tập đoàn Unite International của Fu có thể “chiếm” cả công viên quốc gia Ream vốn được bảo vệ bởi luật hoàng gia. Tổ chức nhân quyền Campuchia, Licadho, cho biết, hàng trăm gia đình nông dân đã bị tống đi để “quy hoạch” chỗ cho Unite International. Fu có thể mua được tất. Tháng 5-2010, Hội đồng Bộ trưởng Campuchia đã rút giấy phép đầu tư khu nghỉ mát Golden Silver Gulf; tuy nhiên, vào năm nay, 2016, một chi nhánh của Unite International - Yeejia Tourism - đã tuyên bố một số kế hoạch liên quan dự án trên.
Trong 20 năm, 1992-2012, khi phương Tây bắt đầu chiến dịch viện trợ Campuchia, các nước đã đóng góp khoảng 12 tỷ USD bằng các chương trình cho vay và trợ cấp. Trong khi đó, chỉ 10 năm, 2003-2013, Trung Quốc đã đầu tư 9,6 tỷ USD và chừng 13 tỷ USD nữa thời gian sắp tới. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các tổ chức khác đổ tiền vào các dự án hạ tầng bất chấp phản ứng liên quan nhân quyền hoặc môi trường. Đập Hạ Sesan 2 (800 triệu USD) đang được xây bởi HydroLancang, một công ty nhà nước Trung Quốc. Dù bị phản đối bởi hàng ngàn dân làng khi đất đai và nhà cửa họ bị giải tỏa, con đập 400 MW này vẫn tiến hành theo đúng kế hoạch và sẽ hoàn thành năm 2019. Dư luận Campuchia, không phải tự nhiên, ngày càng oán thán.
Trong khoảng 8 triệu ha đất được cấp cho các công ty từ 1994-2012, gần 60% (4,6 triệu ha – một diện tích lớn hơn Hà Lan) đều rơi vào tay Trung Quốc. Trong hai dự án lớn khác của Trung Quốc, có sự “tham gia đầu tư” của cá nhân Hun Sen. Dự án thứ nhất liên quan việc tịch thu 360 km2 đất để giao cho một vụ đầu tư 3,8 tỷ USD của Union Development Group, chi nhánh thuộc tập đoàn bất động sản khổng lồ Wanlong Group; dự án kia là 430 km2 đất, giao cho một vụ đầu tư 1 tỷ USD của Heng Fu Sugar, một trong những công ty sản xuất đường lớn nhất Trung Quốc. Diện tích hai dự án này cộng lại to hơn thủ đô Phnom Penh. Cả hai dự án đều bị nông dân phản đối quyết liệt và đều phạm luật (quy định một công ty chỉ được khai thác 100 km2). Tuy nhiên, lách luật là chuyện đơn giản: Heng Fu Sugar lập ra 5 công ty con.
Không chỉ đầu tư, Bắc Kinh cũng sẵn sàng chi tiền cho các thương vụ chính trị đặc biệt. Tháng 7-2016, để mua chuộc ủng hộ Campuchia trong hồ sơ biển Đông, Bắc Kinh đã “nhá” cho Phnom Penh một “phong bì” 600 triệu USD. Để tăng uy lực kim tiền, vài ngày sau, Bắc Kinh cho biết họ sẽ xây một “nhà hội nghị” cho Quốc hội Campuchia với chi phí 16 triệu USD. Mức độ hiện diện Trung Quốc ngày càng dày đặc. Một công ty Trung Quốc với hỗ trợ của quân đội nước họ đang gần hoàn thành một cảng nước sâu trên dải đất 90 km duyên hải Campuchia. Cảng này, đủ sâu để đón khu trục hạm và tàu chiến 10.000 tấn, nằm tại Vịnh Thái Lan, cách các quần đảo tranh chấp tại biển Đông chỉ vài trăm kilomet. Tianjin Union Development Group (UDG) từ Thiên Tân, công ty xây dự án cảng nước sâu Dara Sakor nói trên, cũng là nơi đầu tư vào 360 km2 tại tỉnh Koh Kong trong 99 năm. Tháng 7-2015, Liao Keduo, chính ủy Bộ tư lệnh doanh trại Thiên Tân, đã gặp Bộ trưởng quốc phòng Tea Banh tại Thiên Tân. Hai bên tỏ ra rất ăn ý và hiểu nhau.
Họ hiểu gì? Trong rất nhiều cách nhìn về việc họ hiểu gì, điều họ hiểu nhất có lẽ là đồng tiền Bắc Kinh đang mua chuộc được cả hệ thống chính trị cầm quyền Campuchia. Họ biết ai cần ai. Nói thẳng ra, sự tồn tại của sức mạnh chính trị Hun Sen đang dựa vào thế lực kim tiền Trung Quốc, dù khi nhận những đồng tiền ấy để gia cố cho vị thế chính trị, Hun Sen phải bán tài nguyên quốc gia và thậm chí đè đầu cỡi cổ chính đồng bào mình. Buông tay khỏi Trung Quốc thì chết có lẽ là “nhận thức chính trị” đáng kể nhất trong chính sách, đối ngoại lẫn đối nội, của Hun Sen. Để giữ ghế, cho mình và cho hậu duệ, chế độ Hun Sen sẽ tiếp tục mở rộng cửa cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, cần phải nói thêm, tiền ngoại bang có thể củng cố được hệ thống chính trị giới cầm quyền nhưng không bao giờ có thể mua được lòng dân. Giới chính trị cầm quyền có thể dùng tiền ngoại bang để nuôi hệ thống mình nhưng dân mới là những người quyết định rằng hệ thống đó có cần tồn tại nữa hay không.

Manh Kim

*** Không có dân thì làm sao có ngày hôm nay ?

Đảng CSVN và đám dư luận viên luôn cố gắng nhồi nhét vào đầu người dân VN là " không có bác Hồ thì làm sao có ngày hôm nay " ? " không có đảng CS thì làm sao có ngày hôm nay " ? để lừa gạt mị dân rằng mọi thứ tốt đẹp là do đảng bác mang lại , và họ phải vĩnh viễn nhớ ơn đảng bác !
Nhưng sự thật thì phải nói là " Không có dân thì làm sao có ngày hôm nay ? "
Đừng nhắc chi chuyện xa xưa khi không có dân nuôi giấu cán bộ , liều mình hy sinh bảo vệ cán bộ thì làm sao đảng CS tồn tại , không có dân còng lưng kéo pháo tải đạn , cầm súng chiến đấu thì đảng CS làm cái quái gì mà đánh thắng được ai ?
Ngay ngày hôm nay thôi , từ mấy bữa nay , chỉ nhìn quanh trên FB đã thấy có hàng chục cuộc kêu gọi từ thiện , góp tiền mua quà , làm bánh , dán đèn Trung Thu cho trẻ em nghèo và trẻ em vùng xa , tính nhẩm thôi cũng có đến mấy chục ngàn trẻ em được ăn bánh , chơi đèn .
Nếu không có bao nhiêu người dân tình nguyện ấy , thì các em đó có được ngày hôm nay ( ngày Trung Thu ) vui vẻ không ?
Có bao giờ thấy các quan tham to ở trên như Nguyễn Phú Trọng , Trần Đại Quang cho đến các quan tham nhỏ ở dưới như Trịnh Xuân Thanh , Phạm Thị Thanh Trà ... bỏ tiền bỏ công sức ra làm bánh , dán đèn cho các em chưa ? Có bao giờ thấy đám con ông cháu cha tiền của đầy túi đó lặn lội lên vùng sâu vùng xa làm cái gì cho dân nghèo chưa ? Trong khi chúng đang ăn uống phủ phê nhờ đồng tiền thuế của dân nghèo đấy ?
Đảng CSVN và đám DLV , kể cả những kẻ mù quáng bị nhồi sọ hãy nghe cho rõ đây này :
" KHÔNG CÓ DÂN THÌ LÀM SAO CÓ NGÀY HÔM NAY ! "
Hiểu chưa ?
Ngoc Nhi Nguyen 

What the F... !

Ông bà ta có câu: "ngang vườn đào không sửa nón, ngang ruộng dưa không cột giày", ấy muốn nói đến sự chính trực liêm khiết. Nhìn thấy hình bác Phúc tôi như thế này mà nghẹn ngào rưng rưng nước mắt các bạn ạ. xót quá cơ, bác bỏ iPhone của bọn giãy chết, bác dùng con smartphone android phun óp sần cấu hình cao. Đi chơi còn có quà mang về, mình phải thế nào người ta mới như thế chứ.
Bác Phúc vượt mặt bác wang, đi công du nước bạn trước, bác qua nhận được 19 phát đại bác, xin vay nợ thêm 250 triệu USD làm cái đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang há mỏm đội vốn. Bác làm được nhiều chuyện lớn thế thì nhận con điện thoại mang về có sao đâu, bác nhỉ!
Thông thường, nguyên thủ chỉ quảng cáo khi mang đến lợi ích cho quốc gia, còn không thì bất hợp pháp. Hồi tháng 1 năm 2010, Nhà Trắng đã đề nghị Hãng Weatherproof gỡ bỏ khỏi Quảng trường Thời đại ở New York tấm biển quảng cáo có hình Tổng thống Obama mặc chiếc áo bludon của hãng này.
Có lẽ VP CP cũng nên yêu cầu hãng gỡ bỏ hình ảnh này, nó không dùng quảng cáo cho nhãn hàng được đâu.
Bui An

CHỌN VỢ

Tôi đang ngắm nghía và có mấy mối để chọn vợ mà phân vân quá:
Một cô thì có bố làm bộ trưởng, mẹ làm đại biểu quốc hội có quốc tịch Châu Âu. Cô này thì học hơi dốt, đang bảo bố mẹ chạy cho bằng thạc sỹ bên Philippines rồi lo cho một chỗ trong Bộ mình.
Một cô khác thì có chị gái của mẹ làm bí thư tỉnh uỷ, em trai của chị (tức cậu cô này) thì làm giám đốc sở tài nguyên môi trường. Cô này thì cũng không hẳn xinh, được cái thì học lại rất tệ nhưng khá sính bằng cấp và cả ham quyền lực. Cô này có tính khá tắt mắt (tức ăn cắp vặt).
Một cô thì có ông nội là cựu bí thư thành uỷ, uỷ viên ban chấp hành trung ương đảng, mẹ thì làm phó chủ tịch một tỉnh. Cô này thì không cao mà lại vô văn hoá, tuy có đi học ở Trung Quốc về nhưng gần như chẳng biết gì.
Một cô thì có bố làm thứ trưởng, mẹ làm cục phó cục hải quan, anh trai làm chủ tịch quận 12. Cô này thì khá cao, trắng, ăn nói bỗ bã, học cũng tàm tạm, nhưng được cái ngỗ ngược, tự cao, đang làm nghiên cứu sinh ở Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với đề tài "bàn về chữ nịnh trong tiếng Việt". Chắc là tháng 10 này sẽ lấy bằng. Nghe đâu hết bảy trăm triệu.
Một cô thì có cậu làm bí thư thành uỷ miền Trung, cô ruột làm đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh kế bên. Cô này đã từng học ở nước Nga về, trông hình thức tạm ổn, tuy có năng động nhưng hơi vô duyên. Sau mấy lần trao đổi, hỏi gì cô ta cũng không biết, nhưng lại rất sành về đồ thời trang, hàng hiệu, rất thích đi bar, ăn uống, tụ tập.
Một cô thì bố chỉ làm nông dân, mẹ làm đồng áng, anh trai làm kỹ sư cần mẫn, cô này hình thức xinh xắn, học giỏi, chăm ngoan, ra trường loại xuất sắc, được đi Hoa Kỳ và đã bảo vệ tiến sỹ với đề tài "làm sao để trọng dụng nhân tài ở Việt Nam". Cô này ăn nói nhỏ nhẹ, dễ nghe và chừng mực, có vẻ điêu điêu, không trung thực lắm, nói gì cũng nhìn trước ngó sau, nhiều khi bố mẹ cho nói mới được nói, dù vậy cũng đã khá ưng, nhưng sau mới vỡ ra là cô này có Bác làm bên tuyên giáo.
Quả thực rất khó để chọn lựa. Nên đang tham khảo ý kiến mọi người, vì các cụ bảo, lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống, nên không lựa chọn kỹ, ham giàu, ham chức danh của bố mẹ, cô cậu, chú dì nhà vợ rồi có khi trả giá cả đời mình, rồi cả đời con cái mình cũng nên.
Xin mọi người cho lời khuyên chân thành (nhanh nhanh để tôi còn ra đánh con lô không hết giờ).
Luân Lê

Nghiệt ngã

Chúng ta đang ở thiên đường rồi, chết đâu cần quan tài, chết là hoá xác giữa trần ai.
Nếu ai đã đọc "Đèn Cù" của Trần Đĩnh sẽ thấy được bà Năm Cát Hanh Long những năm 1950s chết cũng còn khổ nhục thế nào, dù là một đại địa chủ giàu có nổi tiếng cả nước, cống hiến tất cả cho cách mạng, nhưng rồi khi chết chỉ được mua một cái quan tài nhỏ hơn cả người, bị ném và nhét vào trong bằng cách một số kẻ đạp xuống cho vừa chiếc hòm đó.

Chúng ta đều hiểu, ai rồi cũng chết, nhưng có những cái chết sao cùng cực và bi thảm quá. Như chuyện vì nhà nghèo quá nên cha thiêu sống ba con rồi cũng tự tử. Ba chị em đói quá chết trên đường đi học về. Chuyện bố vợ chém chết con rể rồi chở xác bằng xe máy đến công an đầu thú chỉ vì để bảo vệ đứa con gái khổ hạnh trước người chồng rượu chè mà lại vũ phũ suốt bao năm. Nay thì chùng lòng cám cảnh hình ảnh người chồng cũng vì nghèo quá mà không cả có tiền thuê xe ô tô chở xác vợ từ bệnh viện phổi Sơn La về, nên đành bó xác trong chiếc chiếu manh mà đi rong khắp đường quê heo hút.
Khổ thật. Và xót xa nữa.
Bao trẻ em thì thất học vì thảm hoạ miền Trung biển chết, vùng Tây Nguyên hạn hán, phía miền Tây Nam Bộ ngập mặn. Những đứa được đi học thì còng lưng lên đóng các loại phí, rồi phải học thêm, phụ đạo đủ loại, thi cử liên miên, đến nỗi ở Tây Nguyên các em học sinh cấp 3 đã phải đến tận cổng trường "biểu tình" phản đối nhà trường về vấn đề ép học sinh học thêm (phụ đạo). Người nghèo khổ bán vé số "trái tuyến" (tức khác tỉnh) bị đè ngửa ra xử phạt 10.000.000 đồng và tịch thu toàn bộ số vé của người ta. Viện phí, học phí, lộ phí đều tăng trong năm 2016, thuế ô tô tăng vọt, giá xăng vẫn cao nhất thế giới, giá nông sản rẻ nhất, thu nhập thấp nhất, môi trường sống bất ổn và ô nhiễm nhất. Quỹ Bảo hiểm xã hội thì dần cạn kiệt, nền kinh tế đã không còn nguồn lực tái sinh. Tham nhũng vẫn đầy ra đấy. Chính phủ liên tiếp đi vay nước ngoài để chi trả thường xuyên và đầu tư công, rồi trả nợ quốc gia.
Bên cạnh những cái chết khốc liệt và ai oán, phía bên kia cuộc sống vẫn còn những cảnh bầu bán chức tước rất rôm rả và đầy hứa hẹn.
Cứ thế này, dân tình sẽ sống sao?
-----------------

Luân Lê

Get paid to share your links!