Friday, June 29, 2018

Cuộc họp giữa Messi và đồng đội



Giữa giờ nghỉ giải lao trong trận đấu sinh tử với Nigeria, Messi gọi cả đội lại dặn dò "Anh em cứ đá như trong hiệp 1 là tương đối tốt rồi, có điều.... thằng Mascherano đâu rồi?". Mascherano chạy lại gãi tai nói dạ em đây.

Messi nhăn mặt bảo "Mày lớn tuổi hơn anh, đá bóng cũng gọi là hói đầu rồi mà còn non lắm. Trận trước thằng thủ môn đã bóp dái anh em rồi, giờ đến lượt mày. Anh nói thật là anh không sợ đối thủ giỏi mà chỉ sợ đồng đội ngu như bò!". Mascherano cúi gằm mặt nói, dạ em sẽ rút kinh nghiệm sâu sắc.

"Anh nhắc lại này! Hai trận trước chúng ta đã lấy mất sổ đỏ, xe máy, điện thoại...của rất nhiều đứa ở Việt Nam, chúng nó chửi cho không vuốt được mặt, đi đâu cũng nghe chúng nó rủa tổ sư thằng Si lùn điên hết cả người. Giờ là lúc chúng ta đòi lại tất cả những gì đã mất cho bọn nó. Anh em nhớ chưa?".
Di Maria nghe xong chép miệng bảo "Em có ý kiến là nên đuổi cổ hai thằng BLV trên VTV đi, chúng nó nói nhanh quá làm em chạy đéo kịp anh ạ!". Messi ngao ngán thở dài bảo "Ừ, anh cũng đến lạy bọn nó, thậm chí anh còn nghe chúng nói anh là cầu thủ rất có duyên với mành lưới...Argentina. Đệt mẹ, nói thế khác đéo gì bảo anh là thằng bán độ".
Otamendi bổ sung "Em mặc dù một bên tai hơi điếc nhưng cũng nghe loáng thoáng chúng nó bảo lần gần nhất anh cười là vào năm 2012 nữa cơ. Vớ vẩn chúng nó có thể thống kê được cả số lần anh khạc đờm trên sân cũng nên".
Messi quay sang hỏi Di Maria "Mà thằng này, dạo này mày hay quay tay hả? Sao chạy yếu thế? Mẹ, dốc được đường bóng xuống biên mặt tái xanh như đít nhái. Hiệp hai có chạy nổi nữa không, hay để anh sai thằng Sampaoli thay người khác vào?". Di Maria khóc, bảo "Tại em cứ có bóng là Tạ Biên Cương nó cứ hét loạn lên.... làm em cuống. Anh cho em đá thêm 20 phút nữa rồi em tự động quay tay xin thay người cũng được. Hiệp 2 em xin đề xuất thay BLV Quang Huy vào, ông này nói chậm và đều đều như buồn ngủ nên em nghĩ em theo kịp bóng"
Messi xua tay "Thôi cứ đá đi! Buồn ngủ thì ai chả buồn ngủ. Đến lão Maradona đi xem bóng đá còn ngủ gật trên khán đài nữa kìa. Anh em cố lên nhé! Trọng tài với FIFA anh làm luật hết cả rồi. Ra sân đê và đừng bóp dái đồng đội là được!".

Song Hà


Source: an eating watermelon competition between grandma and grandson. by Smallworld

SÀI GÒN TRONG MẮT NGƯỜI NHẬT

                                   

Trước 1975, Sài Gòn có nếp sống văn minh, trật tự, trừ những lúc bị nổ bom và lựu đạn gây hoảng loạn.
Thời đó cũng có những bọn đua xe như trong phim Mối tình đầu hay Biệt động Sài Gòn.
Cách đây dăm năm, tôi vào Sài Gòn, người Sài Gòn lịch sự. Hỏi đường bất cứ người nào, dù bán hàng rong hay đang đi trên xe, người ta hướng dẫn tận tình. Xích lô, xe ôm không chặt chém hay lừa đảo.

Sài Gòn thời đó khác hẳn Hà Nội. Ra Hà Nội, hỏi đường bất cứ người nào đều được trả lời "Đéo biết", gần đây xuất hiện biển báo "Hỏi đường 10k", có nơi lên 20k, tùy "lộ giá".

Xích lô, xe ôm Hà Nội thì ngọt lịm lúc "hốt" khách lên xe: "Bác cho em bao nhiêu cũng được". Nhưng đi giữa đường thì đòi giá trên trời, nếu không thì bị ném xuống đường vắng, đến nơi thì tha hồ chém!

Nay văn hóa ấy đã đến Sài Gòn. Sài Gòn đã được Hà Nội hóa, Bắc hóa rõ nét. Vậy là mọi tàn dư của chế độ Mỹ ngụy đã được quét sạch!
CHU MỘNG LONG




Source: an eating watermelon competition between grandma and grandson. by Smallworld

Thầy giáo dạy Toán trường Lương Thế Vinh khóc khi làm thử đề thi THPT

’90 phút, tôi ngồi vật vã làm đề thi Toán. Nhưng khi mới được 45 câu thì hết giờ, và vẫn còn 5 câu nữa tôi chưa làm đến. Nhìn số câu còn lại, tôi đã khóc!’, thầy Trần Mạnh Tùng xúc động nói.


Những chia sẻ của thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên dạy Toán trường Trung học phổ thông Lương Thế Vinh, một trong những trường trung học phổ thông nổi tiếng chất lượng nhất Hà Nội, đã khiến nhiều người không khỏi nghẹn ngào.
Trò chuyện với phóng viên VietnamPlus, thầy Tùng nói anh cảm thấy thương học sinh vô cùng khi các em phải làm một đề thi khó đến như vậy.
Không học thêm, không thể làm bài
Thầy Tùng cho biết, ngay khi có đề Toán, mã đề 106, vào chiều buổi thi, ngày 25/6, thầy đã bấm giờ để làm đề thi như thí sinh: ‘Tôi trừ 35 phút cho 35 câu đầu, vì các đề tương tự tôi cũng mất khoảng chừng đó thời gian. 35 câu đầu là những câu hỏi cơ bản. Từ câu 36 đến câu 40, 5 câu này tôi mất 30 phút để làm. Trong đó có những câu phải làm đến 5, 6 phút, có câu 10 phút. Khi làm được hơn 40 câu thì chỉ còn 15 phút nữa, tôi bắt đầu cuống. Làm đến câu 45 thì hết giờ.’
Chia sẻ về cảm xúc của mình lúc đó, thầy Tùng bảo thầy đã rất xúc động, vì nghĩ mình là một người thầy dày dạn kinh nghiệm, lại không hề phải chịu áp lực tâm lý nặng nề trong phòng thi với giám thị trông trước trông sau, không chịu áp lực điểm số để xét tuyển đại học, mà còn không làm được bài thi, thì học trò làm sao nổi.
‘Tôi thương lứa học sinh năm nay đã phải học quần quật cả năm trời, nhưng đề Toán làm khó các em quá. Đề dài, nhiều câu như bài tự luận ngày xưa, làm hùng hục cũng mất 10 phút mới xong.
Đề khó hơn nhiều so với đề minh họa đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố và càng khó hơn đề năm 2017. Tôi thương các lứa học sinh năm sau sẽ phải theo đà khó này mà căng sức ôn luyện. Tôi trách người lớn đã quá vô tâm, vô trách nhiệm, trách Bộ Giáo dục và Đào tạo nói một đằng, làm một nẻo’  – thầy Tùng xúc động nói.
Theo thầy Tùng, với đề thi Toán năm nay, nếu học sinh không căng sức luyện thi, không đi học thêm, thì các em sẽ không thể làm tốt bài.
‘Ở trường Lương Thế Vinh, một trường chất lượng có tiếng của cả nước, việc làm đề khó là rất bình thường mà tôi vẫn còn có cảm nhận đề như vậy. Ở giữa Hà Nội, nơi các em có rất nhiều trung tâm ôn luyện, nhiều giáo viên giỏi, nhiều công cụ hỗ trợ, mà thí sinh vẫn còn khóc khi ra khỏi phòng thi vì không làm được bài.
Điều đó có nghĩa là ở những nơi mà các em không có điều kiện học như Hà Nội, ở môi trường khác, chất lượng đầu vào khác, các em sẽ bị sốc. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ không có sự công bằng giữa các thí sinh,‘ thầy Tùng chia sẻ.
Bộ Giáo dục đã không giữ lời
Nói về việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng đề sẽ nằm trong chương trình giáo dục phổ thông, thầy Tùng khẳng định: ‘Đề nằm ngoài chương trình.’
‘Nếu nằm trong chương trình phổ thông thì phải gồm cả mức độ khó, dễ, cả dạng đề. Với đề thi này, nói nằm trong chương trình có chăng chỉ là khái niệm, các chữ như ‘đạo hàm’, ‘đồ thị’… , còn các dạng bài toán thì hoàn toàn ngoài sách giáo khoa.
Có ít nhất 10 câu, từ câu số 40 trở đi, không câu nào trong chương trình. Không học thêm bên ngoài, học sinh không thể làm được. Như vậy, không thể nói đề thi nằm trong chương trình,’ thầy Tùng nhấn mạnh.
Thầy Tùng cho rằng đề thi đã không xuất phát từ chương trình các em được học, trong khi Bộ Giáo dục khẳng định thí sinh chỉ cần học trong sách giáo khoa.
‘Nhiều người nói đề khó sẽ khó chung, điểm chuẩn xét tuyển đại học theo đó mà hạ xuống. Nhưng vấn đề là với đề thi này, sẽ đẩy việc luyện thi lên mạnh mẽ hơn, học sinh phải căng sức học những kiến thức ngoài chương trình. Chắc chắn năm tới, giáo viên sẽ phải làm thêm nhiều đề.
Các thầy bắt đầu tu luyện cho học sinh dựa trên các đề thi năm nay, vốn đề nào cũng khó. Học sinh cũng phải gồng mình theo mới mong làm được bài thi.
Cứ như thế, trào lưu đề khó đẩy lên, tạo áp lực nặng nề cho cả người dạy và người học, dù ngành giáo dục đang định hướng đến giáo dục toàn diện, tiến bộ, thực tiễn.
Đó mới là vấn đề đáng lo ngại. Với đề thi này, Bộ đã rời xa chính cái mà Bộ đang hướng đến,’ thầy giáo dạy Toán phân tích.
Bày tỏ sự cảm thông với ban ra đề thi, đội ngũ phản biện đề khi phải chịu rất nhiều áp lực, thầy Tùng cho rằng, có thể chính chủ trương phải ra đề khó hơn, với mức độ phân hóa cao đề năm 2017 đã làm cho tính khách quan của ban ra đề không còn. Theo thầy Tùng, giáo viên khi ra đề sẽ đánh giá được ngay học sinh ở từng mức học lực sẽ làm được bài ở mức độ nào, nhưng chính suy nghĩ chủ quan trong chủ trương đó đã khiến họ rất khó đánh giá chính xác mức độ khó, dễ của đề.
‘Tôi hy vọng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ lắng nghe những ý kiến góp ý và có điều chỉnh phù hợp. Bộ cũng nên sớm công bố đề minh họa vào đầu năm học để giáo viên, học sinh kịp điều chỉnh cách dạy và học. Nếu không, năm học tới với học sinh và giáo viên lớp 12 sẽ là một năm đầy áp lực. Cả xã hội đang dồn đám trẻ vào thế khó và khổ. Chúng ta đã đi quá xa rồi!’ – thầy Tùng nói.

Theo: http://doctin24gio.info/ 



Source: an eating watermelon competition between grandma and grandson. by Smallworld

Get paid to share your links!