Tuesday, October 18, 2016

Lời tố cáo hệ thống taxi Mai Linh




Sáng nay18/10, khi hàng trăm người dân ở huyện Quỳnh Lưu đi trên xe Mai Linh để nộp đơn kiện Formosa về tội làm ô nhiễm biển, phía ban lãnh đạo của hãng Mai Linh phát lệnh, đuổi khách ra khỏi xe.
Lệnh này còn đe doạ rằng nếu tài xế nào không tuân, sẽ bị đuổi việc.
Tôi tố cáo hành động hèn hạ và đê tiện của ban lãnh đạo hãng taxi Mai Linh. Sự việc này khiến thương hiệu Mai Linh trở thành đáng khinh bỉ trên toàn cõi Việt Nam.
Tôi từ chối tham gia hệ thống dịch vụ taxi Mai Linh từ nay trở đi, vì quyết đứng về phía nhân dân, công lý và sự tử tế cần phải có trong dịch vụ xã hội.
Tôi cũng tha thiết mời quý anh chị, các bạn cùng tham gia việc từ chối dịch vụ taxi của Mai Linh từ đây trở đi.
Xin hãy chia sẻ, nếu bạn chọn đứng về phía người người dân trong hoạn nạn, để mọi người cũng biết và cùng hành động.
Xin cám ơn vì đã đọc qua lời ngỏ này.

Phan Kiên

Khốn Nạn : VIETCONGBANK CHẶN TIỀN CỨU TRỢ TỪ MỸ VỀ.


Một số anh chị em xã hội dân sự như No-U Ha Noi đã bị VietCongBank chặn tiền cứu trợ, không cho nhận tiền từ Mỹ về vì họ đã bị nhà nước đưa vào danh sách ....khủng bố!
Ngân hàng này cho rằng, họ có quy định "chống tài trợ khủng bố"!
Tổ mẹ nó, lại là thằng Việt Tân!

Thuỳ Trang Nguyễn

*** Tại sao vẫn phải chống ? Tại sao vẫn phải kiện ?


Một bạn trên FB theo dõi các bài viết của Nhi , đã vào inbox nhắn tin nói thế này :
"Bạn nói không sai nhưng bạn toàn chửi đảng , toàn hô hào chống chính quyền thôi . Sao bạn không làm như MC Phan Anh , quyên nhiều tiền giúp dân mới là thực tế . Tại sao cứ phải chống ? Tại sao cứ phải kiện ?"
Nhi trả lời :
"MC Phan Anh vừa bỏ ra 500 triệu và quyên được gần 8 tỷ cứu giúp người dân miền Trung bị lũ lụt . Đó là việc làm đúng và rất đáng hoan nghênh , ủng hộ . Mình cũng có gửi tiền về góp vào cứu trợ cho đồng bào chứ không chỉ nói suông .
Nhưng MC Phan Anh làm được như vậy bao nhiêu lần ? Chế độ này không thay đổi , chính quyền này không thay đổi , năm sau lại xả lũ đúng quy trình , lại ngập lụt chết người thì sao ? MC Phan Anh có sức bỏ ra 500 triệu và người dân có sức quyên 8 tỷ đều đều như vậy mỗi năm để cứu đồng bào không ? Chắc chắn là không !
Việc Phan Anh làm là cấp cứu tạm thời trên ngọn . Chống và kiện , cũng như kêu gọi thay đổi chế độ , thay thế chính quyền là việc làm cần thiết giải quyết tận gốc . Không có 1 nhà nước thật sự vì dân do dân , lo sửa chữa cơ sở hạ tầng chống lũ , lo đào tạo cán bộ làm việc đúng lương tâm và trách nhiệm thì 1000 Phan Anh có đủ sức ngăn ngừa thảm cảnh trẻ em chết trôi , nhà cửa ngập tới nóc như vậy không ?
Việc làm thực tế nhất là tạm thời cứu giúp đồng bào qua cơn bĩ cực , nhưng cần phải tập trung vào sửa đổi tận gốc thì mới cứu được đất nước này , cứu được dân tộc này !"
Bạn này đọc trả lời của Nhi xong , im lặng không nói gì nữa , hy vọng là đã hiểu .
Đó là lý do vì sao làm từ thiện là tốt , nhưng đấu tranh thay đổi chế độ , thay đổi chính quyền , thay đổi xã hội .. còn quan trọng hơn gấp 1000 lần .
Tiếp tục chống , tiếp tục kiện đi nhé các bạn ! Các bạn không sai đâu !!

Ngoc Nhi Nguyen

LS Lê Công Định :"Nhìn vào hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương mà không khỏi ngao ngán, có thể nói dòi bọ lúc nhúc!"

Đứng đầu cơ quan lập pháp mà quan niệm về việc ban hành và sửa đổi luật pháp như thế này, thì thật không biết nói sao!
Đó là chưa nói đến việc sử dụng ngôn từ "cháy nhà, chết người" một cách bình dân giữa nơi nghị trường nghiêm túc, không ra làm sao!
Những người này, từ kiến thức đến hành vi ứng xử, quả thật đều không xứng với chức vụ mà họ đảm nhiệm. Nhìn vào hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương mà không khỏi ngao ngán, có thể nói dòi bọ lúc nhúc!
Nguyên nhân là từ chính thể chế độc tài này. Do hệ thống cử tuyển chính trị gia và công chức của nó hoàn toàn không có sự cạnh tranh và giám sát một cách dân chủ và minh bạch, nên mới ra nông nỗi này!

Lê Công Định

CẬP NHẬT: BẤT CHẤP CHÍNH QUYỀN TÌM CÁCH NGĂN CẢN, GIÁO DÂN SẼ ĐI BỘ 200KM NẾU KHÔNG CÓ XE CHỞ.


CSGT đã ngăn 40 chiếc xe buýt, cấm không được đón giáo dân đi khiếu kiện Formosa. Một số xe Taxi đã đến đón đồng bào Quỳnh Lưu, Nghệ An đi khiếu kiện Formosa. Nếu không đủ xe, Giáo Dân sẽ đi bộ trong cuộc hành trình dài nhất 200km đi tìm công lý. Linh Mục Đặng Hữu Nam cho biết.
"Gandhi along with many other Indian freedom fighters, walked 241 miles from Sabarmati Ashram to Dandi. Popularly known as the Salt March."
(*) Xin các bạn cùng đồng hành cầu nguyện cho đồng bào Miền Trung thân yêu.

Thuỳ Trang Nguyễn

HÀNH TRÌNH ĐI TÌM CÔNG LÝ - KIỆN FORMOSA - 18.10.2016



Nguyên xin Thiên Chúa ban bình an cho cha Antôn Đặng Hữu Nam và anh chị em Lương Giáo vùng Phú Yên, Quỳnh Lưu chuẩn bị lên đường vào Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh để nộp đơn khiếu nại trả hồ sơ kiện, và tiếp tụcnộp đơn kiện mới.
Chúng ta thấy rất nhiều xe taxi đã tập trung trong khuôn viên nhà thờ. Lý do của sự việc này là do công an từ cấp xã đến bộ đã đến "rờ gáy" và đe dọa các nhà xe đã nhận lời chở khách đi kiện. Do vậy chi phí tiền xe của lần này sẽ rất lớn. Mong quý anh chị em quan tâm.
Chúng tôi nghĩ, nếu công an, ngày hôm nay, tiếp tục gây cản trở cho Hành trình tìm công lý, kiện Formosa hôm nay bằng cách cấm các xe taxi đưa khách đi, thì cha Antôn Đặng Hữu Nam và con dân vùng Phú Yên sẽ đi bộ 200km đến Kỳ Anh. Lúc đó sẽ có mộtHành Trình Muối mới phiên bản Việt Nam.
Xin được kể tóm tắt lại Hành Trình Muối:
Cả thế giới đã dõi theo bước chân của Mahatma Gandhi trong cuộc đi bộ 240 dặm lấy muối về cho Ấn Độ. Hình ảnh con người gày gò nhỏ bé dẫn đầu hàng triệu người đã trở thành biểu tượng cho tinh thần chống lại đế quốc Anh thời kỳ “mặt trời không bao giờ tắt”.
Cuộc diễn hành đi lấy muối - Salt Satyagrah - là cuộc hành trình kéo dài 240 dặm từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi thuộc vùng biển Ảrập. Cuộc diễu hành kéo dài 23 ngày bắt đầu từ ngày 12.03.1930. Gandhi dẫn đầu đoàn diễu hành gồm 79 người đàn ông tin tưởng vào công lý. Qua mỗi ngôi làng, Gandhi dừng lại diễn thuyết, ngày càng nhiều người dân tham ra vào cuộc diễu hành muối.
Ngày 05.04.1930, Gandhi và đoàn diễu hành đã đông tới hàng triệu người đã đến được bờ biển. Ông cúi xuống nhặt lên một nắm muối, phá bỏ sự độc quyền muối của thực dân Anh. Cho tới thời điểm đó, theo luật của chính quyền thực dân, việc mua bán, sản xuất muối là bất hợp pháp, người Ấn Độ buộc phải dùng muối nhập khẩu từ nước ngoài và đóng thuế trong khi bản thân Ấn Độ có khả năng tự cung cấp muối cho toàn bộ người dân Ấn.
Cuộc “đi ra biển” khiến Gandhi và 2.500 người dân khác bị tống vào tù nhưng bù lại, người dân Ấn Độ nhận ra rằng, họ có thể tự sản xuất muối cho mình, không phải phụ thuộc vào chính quyền thực dân và đóng một khoản thuế vô lý (nguồn: tư liệu Internet).

LM. Le Ngoc Thanh

TIN GIỜ CHÓT: CSGT NGHỆ AN CHẶN 40 XE BUÝT, CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN QUỲNH LƯU ĐỂ CHỞ GIÁO DÂN ĐI KHIẾU KIỆN FORMOSA TẠI KỲ ANH, HÀ TĨNH.


TIN GIỜ CHÓT: CSGT NGHỆ AN CHẶN 40 XE BUÝT, CẤM KHÔNG ĐƯỢC ĐẾN QUỲNH LƯU ĐỂ CHỞ GIÁO DÂN ĐI KHIẾU KIỆN FORMOSA TẠI KỲ ANH, HÀ TĨNH.
(*) Các giáo dân tìm cách thuê Taxi cũng bị ngăn cản bởi chính quyền địa phương.

Thuỳ Trang Nguyễn

*** Lãnh đạo dân chủ vs Lãnh đạo cộng sản .


Tháng 08 năm 2015 , Miến Điện cũng bị 1 trận lụt lịch sử vì mưa lũ , bà Aung San Suu Kyi , vị lãnh đạo dân chủ Miến Điện , đã lập tức cùng đảng viên của bà chèo ghe đi thăm những vùng bị ngập nặng nhất .
Bà ăn mặc giản dị , chỉ bộ áo cổ truyền bằng vải bình thường , không hoa hòe hoa sói , không son phấn lộng lẫy , không làm đầu tóc sang trọng gì , ngồi chiếc ghe cũ kỹ đến thăm từng người dân .
Bà đã lập tức cho đem nước sạch đến cho người dân trước , vì nước uống quan trọng hơn thức ăn . Có nước sạch dùng để bảo đảm vệ sinh , ngăn chận bệnh dịch trước rồi sau đó thức ăn cứu lụt sẽ được đem đến .
Năm nay Miến Điện không bị ngập nữa , vì chính quyền dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã cho sửa chữa , xây thêm đường ống thoát nước hoạt động hiệu quả hơn . Trong khi đó , miền Trung Việt Nam năm nào cũng lũ cũng lụt , còn lãnh đạo và cán bộ thì càng ngày càng giàu , càng có nhiều tiền chuyển trốn ra nước ngoài .
Lãnh đạo Việt Nam không những không sửa chữa , xây dựng hệ thống hạ tầng chống lụt cho dân , mà còn xả lũ bừa bãi cho lụt càng nặng thêm và bất ngờ thêm cho dân khỏi kịp trở tay !
Hãy so sánh với lãnh đạo của đảng cộng sản , ví dụ như chủ tịch quốc hội Kim Ngân , trong lúc dân đang chết , thì chỉ lo ăn diện , khoe áo dài dạ hội kiêu sa sang trọng , còn dân chết mặc kệ dân .
Các bạn hãy so sánh và suy nghĩ nhé , tại sao chế độ dân chủ tốt đẹp hơn chế độ độc tài cộng sản ? Nếu là bạn , bạn chọn cái nào ?
Ngoc Nhi Nguyen

THUA XA LOẠI CHÓ!


Chẳng biết con Chó nhà ông hàng xóm bị bịnh gì mà nó kêu ăng ẳng từng cơn ra vẻ đau đớn lắm. Mỗi lần nó lên cơn đau là nó tru lên làm cho tất cả các con Chó trong xóm xúm lại thay nhau sủa inh ỏi!
Hai con Chó nhà tôi từ sáng đến giờ đứng sát tường rào chõ mõm qua nhà ông hàng xóm sủa hậm hực. Tôi kêu gì nó cũng không chịu về, đến bữa ăn nó cũng không về ăn. Bực mình, tôi lấy xích ra kéo cả 2 con về cột trước hiên nhà, nhưng nó vẫn không chịu ăn, mà cứ nhìn qua nhà ông hàng xóm. Thỉnh thoảng lại sủa vống lên!

Chợt nhớ lại câu mà ông bà ta thường nói: "Một con Ngựa đau, cả Tàu bỏ cỏ". Câu tục ngữ này xuất xứ từ giai đoạn lịch sử nào đó, chuyện rằng: "Có một bầy Ngựa sống chung một chuồng. Một hôm, trong bầy ngựa có một con bị đau không ăn được, thế là cả bầy Ngựa đó buồn rầu cũng bỏ (cỏ) không ăn"
Ông bà ta truyền lại câu tục ngữ này có ý nhắc nhở chúng ta phải biết tương thân, tương ái. Phải biết chia sẻ hoạn nạn giữa con người và con người với nhau.

Thời tiểu học, chúng tôi được dạy những câu ca dao, thành ngữ.. nói về tình nhân loại.Ví dụ: "Bầu ơi thương lấy Bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn". Câu này nhắc nhở ta phải thương yêu, đùm bọc Dân Tộc của mình. Cho dù: người Kinh, người Nùng, người Mán...không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ (khác giống) nhưng cùng chung một Tổ Quốc (Một giàn). Hoặc câu: "Chị ngã, Em nâng" Câu này nói lên sự giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Con Chó của tôi nó không có học hành, nó không biết thế nào là ca dao, là thành ngữ, là tục ngữ.... Nó không được ai rao giảng đạo đức cái con mẹ gì! Nhưng. Nó biết thương yêu đồng loại của nó! Đồng loại nó bị ốm đau, nó lo lắng, nó không ăn, nó luôn nhìn về hướng đồng loại của nó đang nằm rên ư ử để dõi theo từng giờ.
Những sinh vật của 2 tấm hình bên dưới này chẳng biết có phải cùng loại với nhau hay không? Nếu, đúng đây là đồng loại với nhau thì loại này nó còn tệ hơn loại Chó. Cụ thể là thua xa cả 2 con Chó nhà tôi, Thật!

Ngô Trường An

Nhục!

ảnh minh hoạ
nguồn internet
Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng viên Phó Tổng thống Mỹ gần đây, khi nói về Vladimir Putin, Thượng Nghị sĩ Tim Kaine (trong cặp tranh cử của bà Hillary Clinton) đã nhận xét như sau: "Đó là nhà độc tài, chứ không phải nhà lãnh đạo."
Thật vậy, nhà lãnh đạo đúng nghĩa phải do dân bầu lên, còn kẻ độc tài nắm quyền và giữ quyền bằng những trò lừa đảo, trong đó người dân vừa bị lợi dụng, vừa bị gạt ra khỏi mọi vấn đề quốc kế dân sinh của chính mình.
Nhìn vào quốc nạn tham nhũng ở Việt Nam có thể thấy nhận định trên rất đúng. Nếu là nhà lãnh đạo thực thụ, một cơ chế luật pháp minh bạch sẽ được xây dựng để toàn dân có thể can dự vào chính sách chống tham nhũng hiệu quả. Khi thất bại, nhà lãnh đạo phải ra đi vì bị người dân bất tín nhiệm thông qua lá phiếu dân chủ.
Còn gã độc tài, tuy miệng thừa nhận thất bại của chính mình và đảng cầm quyền bằng câu nói "chống tham nhũng khó khăn hơn chống ngoại xâm, vì ta đánh ta," nhưng vẫn muốn tại vị cùng đảng độc tài của mình muôn đời.
Gã thừa hiểu chỉ có cách bám lấy quyền lực độc tôn nhờ lừa đảo và bạo lực mới có thể tiếp tục duy trì tình trạng tham nhũng hiện tại, để gã và đồng bọn vẫn ung dung vơ vét nguồn tài nguyên quốc gia vào túi riêng.
Nói "ta đánh ta", gã cũng mặc nhiên tự nhận rằng chỉ gã và đồng bọn mới chính là bọn tham nhũng duy nhất ở đất nước này. Đánh chính mình quả thật khó hơn đánh ngoại xâm, dù bọn ngoại xâm bây giờ đang bảo kê cho chính quyền tham nhũng của gã. Thế lực ngoại xâm ấy cũng khó đánh nốt. Hay gã không xem đấy là bọn ngoại xâm, vì chúng là đấng bề trên đang ban phát ân huệ bảo kê?
Nhục!
Lê Công Định

Get paid to share your links!