Friday, August 31, 2018

BỘ GIÁO DỤC KHÔNG CÓ QUYỀN “GIỠN MẶT” VỚI CHỮ QUỐC NGỮ!


Tính từ năm đầu tiên chữ Quốc ngữ được đăng trên Gia Định Báo (1867) đến nay, chữ Quốc ngữ đã có tuổi đời 151 năm, được bao thế hệ nhà giáo, nhà báo, nhà văn hoàn thiện dần nên những quy tắc văn phạm, cú pháp và phiên âm như hiện tại. Giáo trình dạy chữ Quốc ngữ bậc phổ thông đã hoàn thiện và thống nhất ở cả 2 miền Nam – Bắc trước năm 1954, có một chút khác biệt từ 1954-1975 (vì chương trình phổ thông miền Bắc hệ 10 năm). Sau ngày thống nhất đất nước, chương trình giáo dục phổ thông vẫn không chịu thống nhất ở 2 miền cho đến năm 1988.
Lúc đó, một số nhà giáo dục được đào tạo từ khối XHCN còn ngạo mạn muốn điều chỉnh chương trình phổ thông hệ 12 năm của miền Nam xuống còn hệ 10 năm như miền Bắc. Riêng môn Quốc ngữ, tự dưng, bà bộ trưởng Nguyễn Thị Bình đơn giản hóa nét chữ, bỏ nét bụng, nét đá bay bướm nhất trong số chữ viết của các nước dùng mẫu tự Latin . Lúc đó, phụ huynh ở miền Nam rất khinh thường Bộ Giáo dục đã bẻ con chữ thành những cọng mì gãy vụn được phân phối từ  HTX lương thực. Rồi, Bộ Giáo dục ngu xuẩn, khi không cho gọi tên mẫu tự (a, á, ớ, bê, xê, dê, đê, e, ê, giê, hát…) mà bắt phải gọi bằng phiên âm của mẫu tự (a, bờ, cờ, dờ, đờ….). Đài truyền hình gọi nhóm kinh tế G7 là “Gờ bảy” (thay vì “giê 7”), nhưng không dám gọi bút danh “N.V.L” của TBT Nguyễn Văn Linh là “đồng chí Nờ Vờ Lờ”, mà phải gọi tên mẫu tự “đồng chí En nờ Vê En lờ”. Đài VTV không dám xưng mình là “đài Vờ Tờ Vờ” mà gọi đúng tên mẫu tự “Vê Tê Vê”. Láo khoét!
Bây giờ, sách Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục” sáng chế thêm một ngu ngốc nữa, khi phiên âm 3 phụ âm “c, k, q” đều là “cờ”. Người soạn sách này cực dốt về mẫu tự tiếng Việt. Vì 3 phụ âm đơn này tuy cùng phiên âm là cờ, nhưng chúng không luôn luôn đi kèm với các nguyên âm đơn (a,e,i/y, o, u..), trái lại chúng có thể đi với nguyên âm kép như “ua”, nên phải đọc trẹo quai hàm, khi “c” đi với “ua” sẽ thành con “cua” và “q” đi với “ua” sẽ thành danh xưng ngôi thứ nhất của Đặng Lê Nguyên Vũ: “qua”. Bộ mẫu tự của VN rắc rối hơn tiếng Anh và Pháp nhiều. Trong 29 chữ cái, có 11 nguyên âm đơn và 17 phụ âm đơn. Bên cạnh 11 nguyên âm đơn, có 26 nguyên âm đôi (trùng nhị âm): ai, ao, au, âu, ay, ây, eo, êu, ia/iê (ya/yê), iu, oa, oă, oe, oi, ôi, ơi, oo, ôô, ua/uô, uâ, ưa/ươ uê, ui, ưi, ươ, ưu, uy. Đặc biệt, nguyên âm kép có i ngắn và nguyên âm kép có y dài, có thể đồng âm (như ia/iê và ya/yê) nhưng không đồng nghĩa. Riêng “úi/úy” ghép với phụ âm kép “th” thì khác âm và khác nghĩa (thúi và thúy). Đó là chưa kể có đến 12 nguyên âm kép ba (iêu/yêu, oai, oao, oay, oeo,uao, uây, uôi, ươi, ươu, uya/uyê,uyu). 
Bên cạnh 17 phụ âm đơn, có 10 phụ âm kép và 1 phụ âm kép ba (ch, gh, gi, kh, ng, nh, ph, qu, th, tr, ngh). Tiếng Việt tuy đơn âm nhưng hoàn toàn không đơn giản, mà các ông Hồ Ngọc Đại, Bùi Hiền muốn viết gọn và phiên âm gọn được. Nhờ công lao của rất nhiều tiền nhân, chữ Quốc ngữ bây giờ đã rất hoàn thiện rồi, các cha làm ơn đừng có “tối chế” làm khổ cho phụ huynh và học sinh.
Giờ này, giáo sư các ông còn ngồi nghiên cứu cách thay thế rút gọn mẫu tự, thay đổi phiên âm thì tôi coi các ông là một lũ vừa điên vừa ngu . 
 Một phút “khi dễ” bắt đầu!
FB Ba Kiem Mai

VIỆT NAM VÔ ĐỊCH NHIỀU THỨ, CỨ GÌ PHẢI BÓNG ĐÁ!


Đừng vật vã, than khóc nữa. Đó chỉ là một trận đá banh dưới huyện, ngoài VN, chẳng ai để ý.

Mất một cơ hội để hãnh diện, đáng buồn thật, nhưng còn hàng trăm lý do để kiêu hãnh là người VN. Về nước Việt, không phải chỉ ''top'' Á Châu, mà cả thế giới:

- một trong 5 nước đàn áp báo chí hữu hiệu nhất thế giới
- một trong hai nhà tù chính trị lớn nhất thế giới, chỉ thua Trung Cộng
- số một thế giới về tỷ lệ ung thư
- vô địch thế giới về xuất cảng nô lệ
- đứng hàng đầu thế giới về tai nạn xe cộ
- một trong những nước đàn áp tôn giáo oanh liệt nhất hoàn cầu

- đứng đầu sổ các hội nhân quyền quốc tế
- trung tâm thế giới về đàn bà trẻ, đẹp và rẻ
- trung tâm thế giới về thực phẩm hoá học
- trung tâm thế giới về lò ấp tiến sĩ, giáo sư dở hơi
- trung tâm thế giới về lường gạt, bạo hành
- number one về kỹ thuật cầm nhầm trong các siêu thị ngoại quốc
- kỷ lục thế giới về tô phở, nồi cá kho lớn nhất thế giới
- trung tâm thế giới về tham nhũng, về lý thuyết chống tham nhũng
- trung tâm giáo dục nhồi sọ, cả thế giới ngưỡng mộ, mơ ước.

Khỏi cần đá banh mệt xác, muốn hãnh diện, khi gặp người ngoại quốc, chỉ cần khoe hộ chiếu VNDCCH.
FB: Từ Thức

VẠCH TRẦN SÂN TRƯỚC SÂN SAU CỦA NHÓM LỢI ÍCH TRONG GIÁO DỤC


Việc nào ra việc ấy. Tôi không xổ toẹt chương trình công nghệ giáo dục, cũng không xổ toẹt VNEN.
Nhiều vấn đề khoa học cần thảo luận trên tinh thần khoa học chứ không thể hồ đồ.
Nhưng riêng chuyện các nhóm lợi ích nhân danh cải cách giáo dục để tạo cơ hội làm tiền bằng cách vay nợ, moi ngân sách quốc gia thì phải lên án mạnh mẽ. Bởi nó làm cho nợ nần chồng chất, ngân sách cạn kiệt, giáo dục rối loạn.
Trong nhiều cuộc hội thảo và tập huấn, tôi từng nói thẳng: cải cách giáo dục là cần thiết, nhưng cải cách chồng lên cải cách với dự án chồng lên dự án làm cho giáo dục rối loạn đến mức cả xã hội hoang mang không biết đúng sai, thật giả thế nào là một tội ác!
Cần thiết phải có một đánh giá chân thật nhất về thành công và thất bại của những lần cải cách trước khi có cải cách mới. Điều này tôi cũng từng nói nhiều, nhưng chỉ được trả lời là lần nào cũng thành công với những thành tích mà người nghe tưởng chừng siêu việt.
Lần nào cũng thành công thì sao có chuyện cái này chồng lên cái kia và đá nhau tứ hướng?
Phải chăng thành công đó chỉ là công cuộc nhân danh cải cách để làm tiền theo con đường của chủ nghĩa tư bản độc quyền, không phục vụ cho phát triển mà cho lợi ích của tập đoàn lợi ích đang nắm quyền lực?
Chu Mộng Long


Source: Money of many countries are produced from here by Smallworld

Tại sao người SàiGòn lại coi Bắc 54 là một phần của họ ?

ĐỂ TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI
Có lần mình đã gặp một anh người Bắc , nói năng nho nhả cũng thuộc dạng trí thức, anh đã hỏi mình một câu như vầy:
“Em người miền nam sống ở Saigon từ nhỏ , anh hỏi thật em trả lời đúng sự thật với suy nghĩ của người Saigon nhé. Tại sao cũng là người Bắc, nhưng Bắc 54 di cư vô miền Nam , tới giải phóng là 21 năm. Anh vô miền nam năm 75 đến giờ là 42 năm gấp đôi dân 54.
Thế nhưng tại sao người SàiGòn. Lại coi Bắc 54 là một phần của họ gặp nhau tay bắt mặt mừng như ruột thịt, anh để ý riêng bản thân anh thôi nha. Có thân lắm có vui lắm dân SàiGòn vẫn luôn mang một khoảng cách khi tiếp xúc với anh, nếu họ biết anh đến với Sài Gòn năm 75”.
Trời một câu hỏi khó cho thí sinh à nha.
Em trả lời thật anh đừng giận em nói. Tách riêng 2 phần chính trị và văn hoá nghệ thuật ra đi ha.

Phần chính trị, thật ra khi giải phóng vô em mới có gần 15 tuổi thôi về quan điểm thắng, thua em chưa đủ trình độ nhận xét.
Nhưng nếu nói về cuộc sống của thời trước, và thời sau 75 khác nhau nhiều lắm sướng khổ rỏ rệt. Má em chỉ là công chức nhỏ của tổng nha kiều lộ, bây giờ mấy anh gọi là cầu đường đó, nhưng hồi nhỏ em rất sướng đi học toàn trường dòng, em không biết ngoài Bắc, anh có không chứ thời đó mà học nội trú là mắc lắm đó, nhà em không giàu, cậu đi lính ngụy, dì và ông ngoại đều dân Kiều lộ, nhưng sống rất thanh thản, mặc dầu lúc đó chiến tranh tràn lan, khắp nơi.
Thời đó người Bắc di cư vô Nam, thường sống từng vùng do chánh phủ chỉ định, rồi từ từ lan ra, người miền Nam học được người Hà Nội nhiều điều: Cần kiệm, lễ giáo, nếp sống thanh lịch quý phái và tri thức.
Người miền Bắc vô Nam học được của người Sài Gòn nói riêng và người miền Nam nói chung: Sự giản dị, chân thật, tốt bụng, phóng khoáng. Không câu nệ bắt bẻ, hay khó khăn.
Và cả hai miền học được của miền Trung cái chịu thương chịu khó. Cái đùm bọc tình đồng hương.
Cả ba miền hoà nhập với nhau, ảnh hưởng nhau lúc nào không hay… Hồi đó em đi học gặp mấy đứa bạn Bắc Kỳ rốn vẫn hay chọc tụi nó là bắc kỳ con bỏ vô lớn kêu chít chít mà tụi nó cũng không giận, chọc lại em mày nam kỳ ga guộng bắt con cá gô bỏ dô gổ kêu gột gột, rồi lại khoác tay nhau chơi bình thường, trẻ con thì như vậy người lớn gặp nhau ba miền chung bàn nhậu là dô đi anh hai mình, là tay bắt mặt mừng. Em nói dài dòng để cho anh hiểu rõ hơn vì sao Bắc 54 trở thành người miền Nam.
Chưa kể đến cái tình nha anh. Tình đồng đội khi chiến đấu chung. Ngoài anh chắc gọi đồng chí, trong đây em nói quen tiếng dân Sai gòn xưa, lúc chiến tranh mà đi lính thì cũng phải đi chung cả ba miền gặp nhau giữa lúc thập tử nhất sinh thân nhau là chuyện bình thường, đó là lính, còn người dân giữa cái tang tác đau thương chạy loạn lạc chết chóc hầu như từ mũi Cà Mau đến sông Bến Hải nơi nào không có. Từ đó người ta thương yêu nhau và không ai nghĩ miền nào là miền nào. Người ta gọi đó là tình đồng bào, tình quân dân cá nước nói theo kiểu miền Nam của em.
Đó là nói hơi thiên về chính chị chính em đó nha.
Bây giờ bàn hơi sâu văn hoá nghệ thuật thời đó nha.
Em nói với anh ngay từ đầu rồi nhé. Lúc đó em chỉ mới 15 tuổi làm sau đủ tư cách phê bình văn học. Em chỉ kể cho anh nghe theo cái hiểu biết nhỏ bé của em thôi.
Người miền Bắc 54 vô miền Nam đem theo được gì nhỉ? Người thì chắc cũng không có của cải gì nhiều rồi, đi giống như đi vượt biên mà có gì ! Sao anh cười ? Em nói thiệt mà, nhưng có một di sản khổng lồ. Mà người miền Bắc 54 đã đem cho miền Nam, đó là văn hoá, nghệ thuật. Nếu xét kỷ nhà văn thời đó của người Nam bộ vẫn ít hơn người Trung và Bắc.
Những tác phẩm giá trị, từ dịch thuật đến thơ văn hầu như tác giả người Hà Nội, người Huế, Đà Nẵng, Saigon, v...v… toàn những tác phẩm để đời...

Em xin lỗi giải phóng 42 năm rồi, nhưng nếu ai có hỏi em đã đọc được cuốn sách nào để lại ấn tượng trong em chưa.... Xin chào thua giận em, em chịu, vì có đọc đâu mà nhớ. Chả có gì cho em ấn tượng, chắc một phần do em dốt anh ạ nên không hiểu nổi văn học thời này thôi.
Nói đến nghệ thuật. Cái này thì em thích ca thích hát nên hơi rành một chút. Chắc anh không ít thì nhiều cũng phải có nghe Khánh Ly, hay Sĩ Phú, Duy Trác, Tuấn Ngọc… những người con Hà Nội, hát trước 75. Nói về văn học có thể anh không biết chứ hát hò anh phải biết sơ thôi.
Vâng Hà Nội 36 phố phường để lại cho người miền Nam nhiều ca khúc để đời của Phạm Duy, chắc anh không biết bài Việt Nam, Việt Nam, bài Tình ca, Con đường cái quan của bác ấy ? Em nói nhiều về Pham Duy vì đúng là dân Hà Nội 45 đó anh.
Oh, anh biết nhiều về Phạm Duy, như vậy chắc anh cũng biết rõ những nghệ sĩ nổi tiếng trước 75, đến bây giờ vẫn ăn khách, những người ca sĩ mà anh biết không, cái thời ngăn sông cấm chợ, muốn được nghe phải thức canh đài BBC hay đài Voa vừa nghe vừa khóc vì quá xúc động. Đó là lý do tại sao ca sĩ Hải ngoại khi về nước người ta đi đón rân trời, một cái vé có khi nữa tháng lương người ta vẫn cắn răng để nghe cho bằng được thần tượng của mình hát.
Đó là ca sĩ Hà Nội còn trong Nam hay ngoài Huế cũng rất nhiều ca sĩ nổi tiếng kiểu Chế Linh, Nhật Trường, Duy Khánh v..v..
Em xin lỗi anh nhé. Có thể ca sĩ ngày xưa người ta hát không cần phải là học trường lớp thanh nhạc như cái cô Thanh Lam gì ngoài Bắc của anh bây giờ đâu, nhưng vẫn đi vào lòng người nghe mãi không quên, còn cô ấy học cao quá diva đi viếc gì đó, nói thiệt anh đừng cười em lạc hậu với thời cuộc quá anh ạ. Nhờ cái chuyện cổ chửi ca sĩ miền nam thất học dư luận ồn ào quá em mới để ý chứ thiệt tình bình thường em mà biết cô này…. em chết liền đó anh, chưa từng nghe giọng hát này bao giờ.

Thì đó nhờ những tác phẩm giá trị của văn học nghệ thuật, những nhạc sĩ, ca sĩ, kịch sĩ đều có sự đóng góp của Huế, Saigon, Hà Nội … đã đưa ba miền Nam Trung Bắc, gần nhau hơn hoà quyện lại với nhau thành một.
Cám ơn anh chịu khó nghe em phân tích một cách dài dòng xoay quanh câu hỏi của anh. Vì đây là lần đầu tiên em được nghe một câu hỏi rất thật của một người Bắc vào trong Nam .... năm 1975.
Thế cho nên em cũng trả lời rất thật lý do vì sao Bắc 54 lại là dân miền Nam dầu chỉ mới sống với nhau có 21 năm.
Và dân Bắc 75 dầu sống trong Nam đến 42 năm vẫn mãi mãi là.... người Bắc chứ không thể nào là người Hà Nội của dân miền Nam xưa…
Với một ít kiến thức nhỏ nhoi, một ít kinh nghiệm sống từng trải qua những thăng trầm của đất nước. Em xin các cô bác, anh chị đã, đang và sắp đọc những giòng tự sự này một lời xin lỗi nếu như em có viết sai một ít chi tiết nào đó các bậc cao nhân, tiền bối làm ơn bỏ qua cho kẻ hậu bối này.
Câu trả lời mơ hồ của em chắc chưa đủ sức thuyết phục cho anh bạn miền Bắc của chúng ta hiểu rõ hơn, nhưng sức người có hạn, em nói với tầm hiểu biết của em hạn hẹp bao nhiêu đấy thôi.
Xin chỉ giáo thêm ạ.
VÔ DANH 
nguồn FB Dương Bá Đương


Get paid to share your links!