Saturday, January 14, 2017

Cập nhật: Đông Yên Biểu Tình


Hiện tại người dân Đông Yên vẫn đang dăng lưới trên quốc lộ một A đoạn qua đèo con để phản đối việc chính quyền bồi thường không thỏa đánh cho dân. Theo đó, người dân cho biết, sau sự cố môi trường biển do Formosa gây ra, gần một năm nay người dân nơi đây không làm ăn được gì, nhưng nay đền bù thì ít ỏi và còn phân biệt. Phụ nữ không được đền bù. Người dân bức xúc đã ra chặn quốc lộ 1A. 
Hiện tại công an tập trung rất đông, có sự va chạm nhẹ với dân, một số trẻ em đã được người dân cho về để tránh sự va chạm với công an. 
Chúng tôi tiếp tục cập nhật...

nguồn: Lm. Lê Ngọc Thanh

Mấy thằng điên không hiểu gì về thế giới. Cứ nghĩ muốn gì người ta phải làm theo.

 Thứ nhất nếu đồng ý với bọn mày, thì Facebook và Youtube phải lập một đội để đánh gíá thế nào là thông tin xấu độc, chứ họ không thể cứ theo tờ trình của chúng mày để họ ăn đòn với luật pháp quốc tế.
Tự dưng họ phải bỏ một đống người để đánh giá thông tin xấu độc vì đề nghị mấy thằng Sản nhà chúng mày, để có hệ luỵ phức tạp với nhân quyền quốc tế?

Thanh Hieu Bui

Đông Yên lại biểu tình chống Formosa. Việc đang diễn ra tại Đèo Con.

Đông Yên lại biểu tình chống Formosa. Việc đang diễn ra tại Đèo Con.
(Ảnh do một người quen cho và chụp trên facebook)
nguồn: Anthanh Linhgiang





xem thêm clip Kỳ Anh - Hà Tỉnh tiếp tục biểu tình đòi Fomorsa bồi thường


LỜI CHÚC TỤNG TỪ CHỐN NGỤC TÙ

Vậy là đã hơn 3 tháng các con của chị không được gặp mẹ. Từ ngày chị bị bắt, bà cố ngày nào cũng ngồi trên chiếc xe lăn, ngóng ra đầu ngõ, trông tin về cháu. Có những ngày cố mệt trong người, cố khóc với mẹ chị "tao mà chết con Tý có được về gặp tao lần cuối không?".
Tôi nhớ hình ảnh run run của cố trong những ngày đầu khi chị mới bị bắt. Cố nắm lấy tay tôi "cô ơi, con Tý có phải đi tù không, người ta nói nó phải đi mấy năm?" Rồi cố cám ơn tôi, chân mày giãn ra, hơi thở nhẹ nhõm khi tôi cố che giấu nỗi buồn mà an ủi cố "không sao đâu cố, chị sẽ về sớm thôi". Người ta mà cố nói ở đây là những kẻ ngày hôm đó đã xông vào nhà, lục tung mọi đồ đạc, còng tay chị trước mặt con chị. Những kẻ đó mang danh nghĩa thực thi pháp luật nhưng không hề làm đúng luật. Họ còn hành xử một cách tồi tệ ngay với người già yếu. Trước mắt họ, một cụ già đang run rẩy vì sợ hãi và lo lắng cho đứa cháu gái, thế nhưng thay vì trấn tĩnh cụ thì họ lại nói ra những điều khiến cụ có thể gục xuống ngay thời điểm đó.
Ba tháng qua là ba tháng đầy khó khăn với gia đình chị. Họ phải đối mặt với một sự thật, rằng chị đã bị giam cầm và phải xa họ trong một thời gian dài.
Mỗi lần lên gửi đồ cho Quỳnh là mỗi lần cô Lan, mẹ chị đau đớn. Con cô ở gần cô chỉ cách có vài bức tường nhưng cô lại không thể nhìn thấy con. Đau đớn hơn khi cô nghĩ về hai đứa cháu nhỏ côi cút, nếu cô có sức khỏe cô còn lo được thay chị, nếu một mai cô ốm đau già yếu, ai người thay chị chăm lo các con?
Ruột gan cồn cào mỗi lần cô nhận giấy báo gửi đồ, chữ ký khác nhau quá. Chị ra sao? Chị bị giả mạo chữ ký? Hay chị bị ép phải ký, đánh đến nét chữ còn không tròn? Chữ Quỳnh đầy đặn lắm, nét chữ như nụ cười của chị luôn khiến người khác cảm thấy ấm áp trong lòng. Nhưng bây giờ có lẽ vì sự khắc nghiệt nơi nhà tù mà nét chữ ấy cứng rắn đến khó nhận ra.
Tôi không khác với người thân trong gia đình chị, dù chúng tôi chẳng máu mủ ruột già. Lần này đi gửi đồ cho chị về, nhận được lời chúc Giáng sinh của chị cô vui lắm. Cô nói với tôi, cô cảm thấy hạnh phúc dù gia đình cô vẫn đang phải sống trong đau khổ. Con cô dù trong ngục tù tăm tối vẫn vững tin vào Chúa, luôn an nhiên trong tình thương rộng lớn. Chị viết lời chúc ấy cả nửa tháng trước nhưng giờ cô mới được nhận. Nếu nhận sớm hơn, đêm Chúa giáng sinh cô đã không không khóc nhiều như thế.
Lời chúc rất đỗi bình thường "Giáng sinh an lành" nhưng lại vô cùng ý nghĩa bởi nó xuất phát từ một tù nhân, người đang phải chịu bất công, đơn độc trong trại giam lạnh lẽo. Sự an nhiên không sợ hãi, sự quật cường không khuất phục của người phụ nữ ấy, tôi cảm nhận rõ ràng qua lời chúc tụng chị gửi chốn lao tù.
Trịnh Kim Tiến

VỤ ÁN XÂM HẠI TRẺ EM Ở VŨNG TÀU? LIỆU CÓ THẾ LỰC NÀO ĐỨNG ĐẰNG SAU CẢN TRỞ ?

Đây là diễn biến mới nhất về vụ án xâm hại trẻ em ở Vũng Tàu. Theo thông tin này, Công An TP. Vũng Tàu nhận định đã đủ cơ sở khởi tố bị can ông lão 76 tuổi và chuyển hồ sơ qua Viện Kiểm Sát đề nghị phê chuẩn, đồng quan điểm, VKS tỉnh cho rằng có cơ sở nhưng để chắc chắn, họ đã xin ý kiến của VKS Tối Cao thì VKS Tối Cao nói chứng cứ còn yếu nhưng không đưa ra lý do yếu ở chổ nào ?
Và Thượng tá Nguyễn Đức Trịnh, nguyên Phó Trưởng Công an TP. Vũng Tàu phải thốt lên rằng: "Thế là công an chịu cứng luôn ! Tôi bàn giao lại vụ việc có thủ trưởng. Còn công văn tôi đã làm yêu cầu Viện Kiểm sát yêu cầu làm cái gì thì đề nghị viết rõ là cái gì đó mà người ta chẳng nói cái gì, chẳng cho ý kiến gì. Thế thì công an chỉ có chào thua thôi, Viện Kiểm sát không phê chuẩn thì mình cũng làm gì được ! Mấy tháng rồi cũng chẳng có ý kiến gì...".

Từ những thông tin trên đây, phải chăng đang có thế lực nào đó cản bước hoặc trì hoãn việc khởi tố bị can ? Với tư cách là luật sư của cháu bé trong vụ án này, tôi sẽ có ý kiến chính thức với VKS Tối Cao, VKS tỉnh BR-VT, Công An TP. Vũng Tàu và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác.
P/s: Nếu vụ án này chìm xuồng, mối đe dọa dành cho trẻ em Việt Nam không thể lường được hậu quả.
LS Lê Ngọc Luân

HÀNH XỬ ĐỐI ỨNG

Người xưa luôn có câu, khi vinh quang phải nghĩ đến lúc tủi nhục. Nên khi thực thi công vụ phải biết mình ở vị thế của người phụng sự tổ quốc và nhân dân để mà hành xử chuẩn mực thì mới được dân tôn trọng.
Chính quyền, đất nước và ngân khố quốc gia là của dân. Nên dân có thái độ thế nào hoàn toàn là dựa trên hành xử tương ứng của người cán bộ thực thi công vụ theo chức trách của mình.
Đây không chỉ là tình trạng bây giờ mới có, mà ngay cả người dân với nhau cũng trở nên thờ ơ, vô cảm với đồng loại của mình, chứ không chỉ dành riêng cho người của chính quyền, mặc dù những lực lượng này thì thường bị ác cảm nhiều hơn không như những người dân bình thường đối với nhau.
Đơn giản thôi, nhìn vào cái cách mà người ta dùng luật pháp mà phía đại diện công quyền dùng để hành xử với dân và các cán bộ nhà nước đối đãi với nhau thì sẽ hiểu tường tận nguồn cơn của những mâu thuẫn xã hội đang hiển hiện trên đất nước này ngày hôm nay.
Vì thế mà ông Thủ tướng vừa phải thốt lên mới đây rằng, nếu không đổi mới thì chúng ta sẽ chết!
Bởi vậy, đã đến lúc lắng nghe tiếng kêu của dân, thấu hiểu nỗi đau cũng như sự cùng cực của dân, và cũng đến lúc phải dùng luật pháp văn minh mà hành xử với nhau.
Nếu không, chúng ta sẽ suy vong là điều chắc chắn.

Luân Lê

Những việc này cũng thô thiển như cái loa phường vậy.

Thỉnh thoảng tôi bắt gặp đâu đấy những cổng làng trưng cái biển "Làng Văn Hoá" khi đi vào thì chỉ thấy một sự hoang vắng nghèo nàn. Đấy là ý tưởng của những cán bộ "văn hoá" ở tỉnh. 
Họ nghĩ cứ treo cái biển ấy lên ngôi làng lập tức sẽ có "văn hoá" cứ như thể văn hoá là một danh hiệu, hay một sự phù phép thần kì, cứ gắn vào là có đẳng cấp, là sẽ có sự lấp lánh kì thú, khách du lịch sẽ kéo đến ầm ầm ấy nhỉ.

Nhiều lần, khu phố bảo tôi đăng kí gia đình văn hoá, tôi lắc đầu bảo: Thôi, nhà em chưa có văn hoá, ấy thế mà không hiểu sao họ vẫn đưa cái chứng nhận ấy cho nhà tôi. Tất nhiên là nó được vào sọt rác. Đã bảo rồi, không có văn hoá, lại cứ bắt có văn hoá là sao? Xin đừng phí tiền thuế của dân để làm cái trò ấy có được không?
Những biển quảng cáo nhiều sắc độ tinh tế khác nhau thể hiện thẩm mĩ, sự sáng tạo của hoạ sỹ và của chủ nhà, thể hiện mặt hàng kinh doanh bỗng biến thành 2 mầu xanh đỏ chói mắt, thô thiển, rất Tầu, những bông hoa bỗng rụng cánh thành những chiếc bánh nướng đỏ lòm, quái vật không xác định được tên bỗng thành con rồng... 
Những nhà văn hoá của chúng ta có văn hoá đến đâu? Nếu lấy văn hoá của các vị làm chuẩn mực thì văn hoá đất nước này sẽ thành cái gì?
Những việc này cũng thô thiển như cái loa phường vậy.

Chau Doan

Get paid to share your links!