Chiến tranh bảo vệ biên giới phía bắc, 1979 hay Cuộc chiến chống bè lũ bành trướng phương bắc , đã có 7000 người đã ngã xuống trong cuộc chiến chống Trung cộng này
. ( Trích ... Tham khảo ) Mờ sáng 17/2/1979, 60 vạn quân Trung Quốc đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, đi sâu vào đất liền tàn sát cư dân, đốt phá và cướp bóc các thành phố, thị xã, làng mạc. Với hành động xâm phạm lãnh thổ một nước có chủ quyền bởi những lý do ngụy tạo thì không có tên gọi nào đúng hơn rằng đó là cuộc chiến tranh xâm lược. Và để chống trả hành động xâm lược, quân và dân Việt Nam, trước hết là các tỉnh biên giới, đã anh dũng chiến đấu, đẩy lùi quân xâm lược, bảo vệ biên cương lãnh thổ. Rõ ràng đó là một cuộc Chiến tranh Biên giới chống xâm lược hoặc chiến tranh Biên giới bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, lịch sử đã qua đi nhưng giá trị lịch sử vẫn còn nguyên vẹn . Điều đó nhắc nhở chúng ta không được để sự kiện 17/2/1979 rơi vào quên lãng, chìm trong im lặng mà nhiệm vụ của chúng ta là truyền bá lịch sử hào hùng của cha ông đã ngã xuống để bảo vệ biên cương , chống quân Trung Quốc xâm lược , không được phép để sau này con cháu không hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Đó không chỉ là là sai lầm mà là tội lỗi với các thế hệ mai sau.
Lịch sử thế giới đã chứng minh rằng tất cả các chế độ chính trị độc tài ỷ mình có súng đi ngược lòng dân đều kết thúc trong bi thảm:
Vinh quang tột đỉnh như Saddam Husein ở Iraq, rồi cũng phải chạy trốn dưới hố, bị lôi từ dưới hố lên, bị treo cổ.
Quyền lực tột đỉnh như Muammar al-Gaddafi ở Lybia, cũng phải chạy trốn xuống cống, và bị đám loạn quân bắn chết.
Vĩ đại tuyệt đỉnh như Nicolae Ceaușescu ở Rumani, rồi cũng phải bỏ chạy, bị bắn chết cả hai vợ chồng.
Hosni Mubarak làm Tổng thống Ai Cập suốt 30 năm, đến khi bị nhân dân lật đổ phải nằm cáng để dự phiên tòa xét xử mình.
Chỉ có các thể chế chính trị dân chủ thật sự quyền lực thuộc về nhân dân mới tồn tại vĩnh hằng. Chẳng hạn chính quyền nước Mỹ do dân bầu 4 năm một lần tồn tại hơn hai trăm năm nhưng chẳng ai thèm lật đổ.Bởi lật đổ thể chế này phải đối diện với 270 triệu khẩu súng của dân.
Tuy nhiên những kẻ độc tài thường ngụy biện rằng những người xuống đường biểu tình không đại diện cho đa số nhân dân. Ngược lại chúng sẽ lấy những cuộc biểu tình của những người nhập cư để cho rằng chính quyền của Donald Trump không được lòng dân và sớm muộn vị tổng thống này cũng sẽ bị quốc hội luận tội và truất phế.
Nhưng chúng lại quên mất rằng sở dĩ có nhiều người Mỹ biểu tình chống Trump là vì họ được phép biểu tình trong khi đó chỉ có khoảng 1 ngàn giáo dân Song Ngọc ,Quỳnh Lưu xuống đường không phải vì thể chế độc tài của cộng sản tốt đẹp mà vì họ đang e sợ an nguy của bản thân mình.
Nếu như ở nước Mỹ có một cuộc khủng bố như 11/9 xảy ra thì lòng dân sẽ được cân đo ngay ở về phía nào một khi tính mạng của họ bị đe dọa. Lúc ấy sẽ có những cuộc biểu tình để ủng hộ vị tổng thống dân cử này gấp nhiều lần hơn những cuộc biểu tình phản đối. Tương tự một khi dân cảm thấy lâm vào bước đường cùng vì chính sách cai trị hà khắc ,bán nước ,vì những nỗi uất ức bị đè nén tích tụ hàng ngày thì lòng dân sẽ thể hiện không phải chỉ một vài ngàn người.
Chính vì vậy các triều đại phong kiến xưa thường lấy lòng dân làm thước đo. Câu nói " giữ thuyền cũng là dân,lật thuyền cũng là dân" thường được tiền nhân lấy để răn dạy các đấng quân vương.Không phải cứ quyền uy trong tay thì mặc sức đam mê tửu sắc,ăn chơi sa đọa,gần bọn xu nịnh,hãm hại người hiền tài. Các vua chúa trị nước cũng phải ngày đêm trau dồi,đọc sách thánh hiền để am hiểu đạo trị nước,an dân . Có 4 câu thơ xưa nói rất rõ về điều này :
Văn hiến ngàn năm dựng
Núi sông vạn dặm xa
Hồng Bàng thuở lập quốc
Nghiêu Thuấn vững sơn hà.
Ngày hôm nay chế độ cộng sản chẳng còn xem dân ra thể thống gì . Một phần có lẻ chúng biết đã sắp sửa đến thời điểm giao nước, phần khác chúng biết đang bước vào thời mạt vận của một triều đại nên tranh thủ vơ vét cho đầy túi để chọn cách hạ cánh an toàn. Một thể chế chính trị phi nhân,không chính danh thì sớm muộn cũng có kết cuộc là bị đào thải khỏi dòng chảy lịch sử. Thế nhưng để có được điều này người dân cũng phải trả bằng một cái giá khá đắt. Tùy vào sự khôn ngoan của mình dân tộc đó có thể tránh được đổ máu hay không từ một cơn cuồng sát của bè lũ giãy chết. Khi giãy chết chúng sẽ không kể gì đến xương máu nhân dân và lợi dụng những kẻ chết thế để đưa đất nước vào một cuộc nội chiến tương tàn.
Tuy nhiên có một câu nói chí lý rằng "Những kẻ sợ chiến tranh lại những kẻ phải gánh chịu thảm họa đau đớn nhất của chiến tranh".Bởi sự nô lệ ,bị tước mất tự do,quyền con người nói như cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì " Sống mà không có tự do coi như là đã chết". Khi con người đã chết rồi thì không nên sợ một cuộc chiến để giải phóng dân tộc ,giải phóng con người.
Lãnh đạo chính quyền Nghệ An đã đến "vận động" người dân đi kiện (bằng dùi cui và hơi cay), nên kết quả người dân đã bất bình (không phải đồng tình) quay về nhà.
Điều kỳ lạ là vì sao người dân muốn thực hiện quyền khởi kiện kẻ gây thiệt hại cho mình mà chính quyền địa phương phải "vận động" họ từ bỏ quyền của mình?
Theo Hiến pháp 2013 hiện hành, chính quyền thuộc ngành hành pháp có thẩm quyền hiến định "vận động" nguyên đơn từ bỏ thủ tục tố tụng khởi kiện bị đơn trước toà án thuộc ngành tư pháp chăng?
Luật nào cho phép chính quyền hành động như thế? Luật rừng chăng?
Kẻ nào ra lệnh xuống tay dã man với dân là vô cùng ngu xuẩn bởi một người đổ máu thì bố mẹ, anh chị em, họ hàng và bạn bè của người ấy sẽ xót xa căm phẫn và sự xung đột sẽ càng căng thẳng hơn. Làm thế chẳng khác nào đổ dầu vào lửa. Đừng ngu đến mức tin rằng làm thế họ sẽ sợ. Con người khi bị áp bức sẽ vượt qua nỗi sợ dễ dàng.
Người dân chưa thấy thoả đáng thì họ có quyền khởi kiện. Từ chối và đàn áp một quyền cơ bản sẽ khiến người dân đặt chính quyền vào thế đối đầu. Đến nhẽ chính quyền phải bảo vệ quyền lợi của họ. Tại sao không ứng xử một cách văn minh, cho họ ra toà, tạo tranh cãi công khai? Bất cứ điều gì cũng có thể tranh cãi ở toà được và hệ thống pháp luật cần điều ấy để vận động, để lớn lên cùng với nhu cầu xã hội.
Người dân đã đổ máu để giúp các ông có được chính quyền, tại sao bây giờ lại coi rẻ máu của họ đến vậy khi mà họ đòi hỏi một quyền không thể chính đáng hơn?
Tôi không rõ những kẻ đã đánh dân có ăn cá không và trong lòng có cảm thấy tự hào khi nhớ lại những dòng máu ấy không?
Hành động này chỉ thể hiện sự hèn hạ, mang bạo lực để trấn áp công lý, không đếm xỉa gì đúng sai.
Trừ vài bài báo địa phương vu khống người dân gây mất trật tự công cộng thì báo chí nói chung lại giả vờ câm điếc trong khi báo chí nước ngoài đưa tin.
Cách các ông điều hành xã hội thật khó tìm được từ để tả. Báo chí đến nhẽ có một vị trí đáng được tôn trọng thì lại tự hạ cấp thành những cái loa phường được bật tắt theo chỉ đạo, không có não và bản lĩnh riêng.
Vẫn là theo quy luật: Yếu Đuối - > Hèn Hạ -> Vô Pháp -> Bạo Lực Trấn Áp.