Tuesday, August 6, 2019

Trump lại đập Tập, Huawei chạm đáy nỗi đau



Sáng qua, ngay sau khi Trump tuyên bố áp thêm thuế 10% lên gói hàng trị giá 300 tỷ USD đối với Trung Quốc, Bitcoin đã tăng vọt lên trên 10,5k USD chỉ sau vài giờ. Nhưng cái đó quan trọng gì, quan trọng là Huawei, ai khóc nỗi đau này.

Tháng trước, khi Trump và Tập gặp nhau bên lề hội nghị G20, nói vu vơ về chuyện "sẽ xem xét vấn đề Huawei vào cuối cuộc đàm phán", tức là "mọi thứ xong xuôi hết, tao mới tính chuyện Huawei", Trump said. Thế nhưng chỉ cần có thế, tất cả lại lên đồng quay tay nhiệt liệt, nhanh lên đỉnh thế nhẽ yếu sinh lý lây lan tập thể qua đường không khí.

Trump tung đòn với Tập trong bối cảnh các nhà lãnh đạo cấp cao nhất của TQ đang tụ tập về Bắc Đới Hà họp kín về tình hình của đất nước và đưa ra những quyết sách quan trọng. Trong đó có việc TQ chỉ đạt tăng trưởng 6,2% trong quý vừa qua, thấp nhất kể từ năm 1992. Có vẻ không phải vô tình mà hữu ý nước chảy hoa trôi.

Vốn là tay kinh doanh lão luyện, trò "vừa đánh vừa đàm" hay "hòa hoãn nín thở qua cầu" của Tập không ăn thua gì với Trump. Khi mà đáng lẽ ra ngày 31/7 vừa rồi, Mỹ - Trung sẽ ký vào các thỏa thuận đàm phán trước đó, thì các bạn Tàu lại lật bàn, bảo đàm phán lại từ đầu đi, he he, khôn thế thì đi bằng 4 chân luôn chứ đi 2 chân chi cho nhọc. Time over, trò cù nhầy đó xưa rồi.

Như đã nói trong cái bài trước, Huawei bỗng nhiên trở thành kẻ đứng giữa hứng mưa bom đạn lạc, "tôi là ai, đây là đâu, chuyện gì đang diễn ra", chắc hẳn vẫn luôn siêng năng thắp nhang mỗi ngày và cầu trời cho chuyện này sớm kết thúc, nếu không thì Huawei sẽ kết thúc. Đón gió Đông, nghĩ rằng thỏa thuận sắp đạt được, mọi chuyện như xưa gương vỡ lại lành, Huawei đang lên kế hoạch rầm rộ cho Mate 30 tại Anh, càn quét châu Âu vào cuối tháng 9 tới. Nhưng một lần nữa, anh Tập lại bóp dái đồng đội ngay phút chót. Thôi giờ lại hóng tiếp đợt đàm phán tiếp theo.

Với việc không thể tiếp tục sử dụng hệ điều hành Android, trong một diễn biến khá liên quan, Huawei cũng sắp giới thiệu Hong Meng, hệ điều hành của họ tự làm. Trong tuần tới có thể sẽ mời rất nhiều các nhà lập trình lớn khắp thế giới về tụ hội ở Trung Quốc, bàn chuyện chống lại Google, he he, xác càng to càng dài thì giẫy càng mạnh.

"Thoáng nghĩ đã đau lòng nhưng trách ai đây...", hy vọng mọi chuyện lại êm xuôi vào tháng 10, khi Huawei Mate 30 ra mắt, chứ không có Android thì bán ai mua bây giờ, fan phong trào thì đa số cổ vũ bằng mồm thôi.

Bùi An

Saturday, August 3, 2019

CHÚC MỪNG GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ.



MINH MẪN ĐÃ VỀ NHÀ VỚI MẸ HÔM NAY 2/8/2019!

Từ nhà FB Phạm Minh Vũ, mình chọn ra tấm hình này đăng lên vì thấy địa chỉ Phường 7 Trà Vinh, phải chăng gia đình em đang sống tại đây ở Phường 7?
=============
Hạnh Phúc Vở Oà❤️

Sau 8 năm xa cách nay gia đình đã đoàn tụ. Một vụ án hiếm hoi, cả gia đình đều bị cộng sản bắt giữ gồm Mẹ và Anh Trai cùng ra toà cùng nhau.

Gia đình yêu nước được đoàn tụ, tôi cũng rơi giọt nước mắt❤️
FB Phạm Minh Vũ
https://www.facebook.com/100025474742676/posts/414443912748097/

==============
Status FB Đinh Hữu Thoại

Cập nhật lúc 18g00: Minh Mẫn đã về tới gia đình bình an. Đi máy bay vào Sài Gòn và áp tải xe về Trà Vinh.

HÔM NAY 2/8/2019 TNLT NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN MÃN HẠN 8 NĂM TÙ VÌ ĐẤU TRANH CHO TỰ DO, DÂN CHỦ TẠI VIỆT NAM.

Trong vụ án 14 thanh niên công giáo ở Nghệ An bị kết án tội âm mưu lật đổ chính quyền có hai người phụ nữ duy nhất và là hai mẹ con đó là bà Đặng Ngọc Minh và con gái Nguyễn Đặng Minh Mẫn (sinh năm 1985) và hai mẹ con họ là người miền Tây ở Trà Vinh.

Chuyện bắt đầu từ cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc và viết biểu ngữ 'Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam" vào năm 2011.

Tuy gia đình Minh Mẫn không ai theo Công giáo, cô đã một mình theo Chúa trước ngày bị bắt 2/8/2011. Cô bị qui chụp án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. 
Bà Đặng Ngọc Minh ra tù ngày 11/6/2014 và năm 2018 đã lãnh nhận các Bí tích khai tâm Kitô giáo tại Quảng Bình. 

CHÚC MỪNG GIA ĐÌNH ĐOÀN TỤ.
https://www.facebook.com/1849592060/posts/10211755590805802/

Friday, August 2, 2019

NỮ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM SẼ MÃN HẠN TÙ VÀO NGÀY 2 THÁNG 8 2019


Gửi Đến Chị

 Vậy là chỉ sáng mai thôi, Chị sẽ trở về với vòng tay yêu thương của gia đình, người thân và bạn bè khắp nơi yêu mến chị.

 Từ nhà tù nhỏ trở về nhà tù lớn, làm sao em có thể vui để chúc mừng chị được “tự do”? Chính ngay cái “tự do” của chị em cũng phải để trong kép thì nói gì đến chủ quyền của quốc gia mà chị đã dám liều mình, sống hết mình, sống một cuộc đời của Người Có Nhân Cách, lên tiếng đòi chủ quyền để rồi đổi lại sống 8 năm trong nhà tù.

 Ngay trong thời khắc sắp bước ra khỏi nhà tù nhỏ, VN cùng TQ lại đóng kịch trên biển đông, lần trước chị đòi Hoàng Sa- Trường Sa cho VN, nhưng nhà cầm quyền CSVN đã thừa nhận chủ quyền đó thuộc TQ lâu lắm rồi, cái thời 1958 ấy chị. Bây giờ, không biết TQ sẽ ngã giá ra sao, liệu nhà cầm quyền VN, có một lần nữa thừa nhận Bãi Tư Chính thuộc TQ hay không chuyện đó không ai biết được!

 Nhưng, em phải thừa nhận rằng, 8 năm tù của chị, tuy mất cả thanh xuân, nhưng đó là một hành động vô cùng ý nghĩa với bản thân em, thế hệ sau, khi còn bị nhà cầm quyền mê hoặc bằng những từ ngữ có cánh, em cứ tưởng HS-TS là của VN thật. Em cứ tưởng chúng ta đang cai quản tốt các quần đảo đó, nhưng không. 

Nhưng nhờ có chị, dám đòi hỏi chủ quyền, mà em biết đâu là sự thật. Nhà cầm quyền dối trá, đã không cho thế hệ sau biết là đã bị TQ thôn tính, cướp mất rồi, chắc họ sợ nung nấu lòng hận thù TQ của thế hệ chúng em. Một lần nữa, em xin gửi lời cám ơn và biết ơn sâu sắc đến chị, một thế hệ ươm mầm tương lai cho đất nước. Chúc chị sức khỏe, và nhân danh Kito Hữu, Nguyện Xin Thiên Chúa Ban Bình An, Tuôn Đổ Hồng Ân Của Ngài Lên Chị Và Gia Đình.

Phạm Minh Vũ

 Saigon 01-08-2019

Thursday, August 1, 2019

Thương tên tội phạm!


Trước ngày xử Hà Văn Nam, tòa Quế Võ "rao" đầy trên báo chí là xử lưu động, công khai khiến người dân lầm tưởng "công khai" là dân được xem.
Không ngờ, các lối vào điểm xét xử đều bị phong tỏa, cấm ô tô. Trừ xe của cán bộ, người dân muốn tới chỗ tòa xử thì phải đi bộ xuyên qua những cánh đồng rất xa mới tới.
Vậy mà có gần chục cụ bà ở Thủ Thiêm, người nào cũng trên dưới 70, cũng lội bộ vào tận nơi.
Anh Hùng Nguyễn ở Khánh Hòa, bữa trước bác sĩ kêu nhập viện trị cái bao tử "gấp", vậy mà cũng trốn viện, mò ra tận nơi xử rồi ôm bụng toát mồ hôi vì đau.
Chị Huệ Như chống BOT bẩn ở Bắc Thăng Long, bị bọn s.ú-t vật đá đến xảy thai, cũng có mặt để dự.
Hàng trăm con người, khắp mọi vùng miền, đều lội bộ rất xa để vào phiên tòa, nhìn Hà Văn Nam.
Nhưng nhân dân đã lầm khi tin các anh Quế Võ. Các anh chẳng những chặn xe, mà còn dùng hàng rào người với dùi cui, hơi cay, có cả xe cứu hỏa (chắc để phun vòi rồng) để làm lá chắn sống bịt mắt nhân dân.
Tôi khẽ gật đầu chào một anh giao thông, và tôi thấy anh gật nhẹ để chào lại. Tôi thử chào một anh cơ động bằng mắt, và cảm nhận anh ta chào lại, không thân thiện nhưng rõ ràng có sự đồng cảm.
Các anh chị xâm trổ cũng rất đông, nhưng tôi không thấy ánh mắt nào thù hằn, dù một số anh em cảnh báo BOT có "nhờ" dân xã hội đến "bảo vệ phiên tòa".
Dân và công an chia làm 2 "phe", nhưng không có to tiếng. Chỉ là công an làm theo lệnh, và lá chắn sống ngăn cản dân vào nơi xét xử.
Cả dân và công an đều phải đứng ngoài đường, giữa trời nắng. Tất cả đều im lặng. Bên trong diễn ra cái gì, không ai được biết.
Xử được nửa phiên, có lẽ chủ tọa thấy nhục, hoặc cũng có thể phần người thức tỉnh, chủ tọa cho kéo cái loa ra đường để dân nghe xử qua loa.
Mấy lần sút dây loa, thấy anh cơ động lại loa để lấy băng keo dán lại.
Tôi biết, những người bảo vệ phiên tòa hôm qua có lẽ họ sẽ cảm nhận được họ đang bảo vệ cho cái gì.
Thỉnh thoảng dân chen ra đường quá đông, mấy anh CSGT đi dẹp đường, lời nói nhỏ nhẹ...
Hơn 13h tòa vẫn tuyên Hà Văn Nam 30 tháng tù, dù Nam vô tội. Đất Bắc nóng như chảo lửa, tiếng bà già Thủ Thiêm nói giọng miền Nam vang lên khó nhọc "Hà Văn Nam dô tội". Bà hô môt lần, hai lần, rồi người dân hô theo. Tôi nghe câu "Hà Dăn Nam vô tội" bằng đủ chất giọng vùng miền, giọng Nghệ An Thanh Hóa, giọng Thạch Thất, giọng Nam Định Thái Bình. Rồi giọng như khản đi của bà già Thủ Thiêm "Hà Dăn Nam dô tội".
Tiếng còi hụ của xe mở đường, dòng người dãn ra cho chiếc xe tù đi ra. Cánh tay bị còng giơ lên từ cái cửa bé xíu của xe tù.
Những cánh tay giơ lên...
Ngó qua gương mặt sạm đen của Long Già, tôi thấy mắt hắn đỏ hoe... 
Tôi nghe bà già Thủ Thiêm vừa hô vừa khóc.
Suốt hôm qua đến giờ, trong đầu tôi chỉ vang lên câu "Hà Dăn Nam dô tội" của bà già miền Nam..
-----------
Fb Trương Châu Hữu Danh

CHÁN MỚ ĐỜI...




Nếu muốn làm quan, tôi đã có hơn 30 năm tuổi Đảng, thêm chút xu nịnh và chạy chọt nữa, tôi đã có thể đã ngồi trên ghế thật cao. Nhưng từ khi còn trẻ và cho đến bây giờ, càng sống và càng học nhiều, tôi càng khinh bỉ quyền lực. Nhiều lần tôi đã tuyên bố không tranh chấp làm quan với ai, nhưng cứ mỗi lần bầu bán là người ta săm soi vào tôi và cố tìm cách bôi nhọ, xuyên tạc, vu khống cho bằng được.
May mà đời tôi quang minh chính đại, chẳng có gì để moi móc ngoài hành vi đê tiện là nhặt rác bẩn ném bừa bãi vào tôi. Mà toàn chơi lén lút một cách đê tiện chứ không dám ra mặt công khai.
Năm năm trước, khi bỏ phiếu giới thiệu và tín nhiệm Trưởng khoa, giữa Hội trường, tôi tuyên bố rút thẳng thừng, tưởng thế là an thân. Nhưng rồi sau đó có người giới thiệu tôi làm Phó khoa và bỏ phiếu cho tôi đạt đa số. Với kết quả đó, tôi không vui và cũng tuyên bố dứt khoát không làm rồi về thẳng. Nhưng hình như những người chống tôi không an tâm. Nửa đêm hôm đó, chúng cho một thằng giảng viên côn đồ say rượu nửa đêm phá cổng chui vào nhà tôi gây sự, chửi bới, mạ lỵ để tôi phản kháng và nhân cơ hội đó lu loa tôi đánh người để không được bổ nhiệm chính thức.
Năm nay lại chuẩn bị bổ nhiệm Trưởng khoa. Tôi không quan tâm và hững hờ chuyện đó để lo chuyện khác, mặc dù một số anh em tích cực động viên tôi làm. Tưởng thế là yên thân. Không ngờ nay mới biết suốt kỳ hè rồi, chúng lu loa khắp nơi về tôi với luận điệu vu khống, xuyên tạc, chụp mũ về chính trị, tư tưởng. Bắt đầu từ vụ Lý Hiển Long. Bài viết của tôi nói rõ, tôi không hề ủng hộ Lý Hiển Long khi nói quân đội Việt Nam xâm lược Campuchia, vì không lý do gì tôi là một cựu chiến binh mà chấp nhận chính mình mang bộ mặt xâm lược. Bài viết cũng nói rõ, điều Lý Hiển Long nói là một quán tính của nhận thức từ thời điểm Liên Hiệp quốc cấm vận Việt Nam, và vì thế, tôi kêu gọi mọi người hãy vì quan hệ ngoại giao hòa bình, không nên làm to chuyện, gây hấn, thù địch với Singapore và các nước xung quanh. Điều này hoàn toàn đúng tinh thần của Bộ Ngoại giao khi người phát ngôn nhẹ nhàng "lấy làm tiếc" về phát ngôn của Lý Hiển Long.
Một số kẻ còn bịa chuyện tôi bị an ninh trát giấy về trường để trừng phạt. Tôi hỏi thẳng Hiệu trưởng xem có hay không chuyện đó để ba mặt một lời cho rõ ràng, tại sao hôm cafe với tôi không cho tôi biết? Hiệu trưởng nói tuyệt đối không có. Ông nói chỉ nghe dư luận ồn ào, sau khi trò chuyện với tôi mới bảo Trưởng khoa đương nhiệm nhắc tôi nên im lặng trước các vấn đề nhạy cảm, tốt nhất là không để kẻ xấu lợi dụng đục nước thả câu. Không ngờ chúng đục nước thả câu thật!
Mà cũng lạ. Cái chức Trưởng Ban thanh tra nhân dân thì ép tôi làm đến 5 nhiệm kỳ mà không xảy ra chuyện gì. Đến khi có người giới thiệu tôi làm Trưởng khoa thì sinh ra đủ thứ chuyện. Sợ hãi tôi đến vậy chăng? Sợ cái gì? Sợ bị chấn chỉnh về chuyên môn, về nề nếp học đường, về ăn chặn, ăn cướp của sinh viên, học viên ư???
Ôi chán mới đời...
Nhưng cũng vui, vì mọi người có hài kịch để xem!

Nhắc lại, tôi đã quyết không làm quan trong cái thời buổi này. Đừng gây sự với tôi nữa. Ai muốn ôm bao nhiêu giờ dạy, muốn dạy cái gì thì cứ dạy, muốn bỏ giờ cứ bỏ, muốn ăn chặn, ăn cướp, hiếp dâm sinh viên, học viên thì cứ tự do. Tôi chỉ ghi chép lại và viết tiểu thuyết thôi. Yên tâm chưa?
Tôi là con người phi chính trị trong nghĩa không tham gia chính trị, đúng hơn là đứng trên tầm chính trị vì tôi hiểu rõ chính trị là gì. Tôi chỉ lên tiếng những gì có lợi cho dân cho nước. Các phe phái chính trị đánh nhau thì tôi viết kịch hài cho công chúng xem để giảm căng thẳng. Ai ham vui thì vào xem miễn phí. Khỏi mất công theo dõi, soi mói, chụp mũ, vu khống một cách lén lút, đê tiện!
Chu Mộng Long

Friday, July 19, 2019

LOẠI MẤT DẠY!


Xem ra lãnh đạo tphcm toàn là lũ ngu dốt! Chỉ cần 3-4 triệu cái lu là chống ngập tốt, vậy mà chúng nó nghĩ không ra!

 Từ chi bộ đảng ủy đến ủy ban nhân dân, hội đồng nhân dân, sở tài nguyên môi trường, công ty cấp thoát nước.... Đã hàng trăm lần họp,  đưa ra hàng chục dự án chống ngập, mỗi dự án tiêu tốn hàng ngàn tỷ đến hàng chục ngàn tỷ mà cũng không thể nào giải quyết được nạn, hễ mưa là ngập. 

 Thậm chí con đường Nguyễn Hữu Cảnh phải bỏ ra hàng chục tỷ hằng năm để thuê máy bơm hút nước mỗi khi mưa. Thậm chí,nhiều lãnh đạo đảng, nhà nước than trời vì không biết phải chống ngập cho sân bay TSN như thế nào vì hàng chục dự án đưa ra nhưng cái nào cũng nan giải.... Trong khi đó,  4 triệu cái lu giá khoảng 2000 tỷ (tạm tính 500.000đ/lu) thì chống ngập tốt cho toàn thành phố (như khẳng định của ông ts Nguyễn văn Dũng) mà không ai nghĩ ra được! 

 Chuyện lu/lon của các người tôi không muốn đề cập đến. Nhưng, ông Dũng chửi cộng đồng mạng thiếu lành mạnh nên buộc tôi phải lên tiếng. Nói đến cộng đồng là nói đến nhiều tầng lớp nhân dân. Trong đó có nhà giáo, nhà báo, nhà khoa học, luật gia, chuyên gia, sĩ quan, hưu trí....và tôi (phó thường dân). 

 Đành rằng, cũng có một số bloger, facebooker viết bài phản biện ý kiến của bà Xuân, nhưng đâu phải tất cả mà ông dám chửi cộng đồng mạng không lành mạnh? Nếu ông khẳng định phương án dùng lu chống ngập là hiệu quả, là khả thi thì ông phải chửi cái bọn lãnh đạo tphcm kìa. Ông phải chửi bọn đó ngu dốt không biết chống ngập chứ sao lại chửi cộng đồng mạng? Dòng họ, tộc nhơn nhà ông không có ai sử dụng mạng xã hội sao? Nếu có,  thì dòng họ gia phả nhà ông cũng thiếu lành mạnh à? 

 Chẳng biết cái lu có chống ngập được không, nhưng ông cố bảo vệ cái lu mà đi chửi cả dân mạng, trong đó có dòng họ nội ngoại nhà mình, thì thật là:

 Quá mất dạy!

Ngô Trường An

Wednesday, July 17, 2019

KHI CHƯA LÀ QUAN BÁO, ANH HOÀNG HẢI VÂN LÀ MỘT NGƯỜI HOÀN TOÀN VÔ DANH, CHƯA HỀ CÓ BÀI BÁO NÀO RA HỒN


Nhiều người sở dĩ ngưỡng mộ nhà báo Hoàng Hải Vân vì nghĩ rằng anh ấy là một nhà báo xuất sắc, viết được những bài kinh thiên động địa như anh ấy từng khoe khoang trên facebook. Thực ra những bài báo ấy đến là do quyền lực của một quan báo chứ không phải do tài năng. Ai từng làm báo thì sẽ biết, một tổng thư ký thì thích viết bài nào thích đăng bài nào của mình mà chẳng được, thích “múa gậy vườn hoang” chuyện gì mà chẳng được. Tài năng hay không là khi anh chỉ là một phóng viên “binh nhì”, anh không có một quyền lực nào hết, mà anh viết được đăng được những bài báo kinh thiên động địa. Còn khi anh là quan báo thì chẳng có gì quan trọng. Nên sự khoe mẽ của anh là những sự lòe thiên hạ. 

Năm 1995, khi tôi là phóng viên chính thức của báo Thanh Niên rồi thì anh Hoàng Hải Vân ở tận đẩu tận đâu, có lẽ chưa mon men tới cổng tòa soạn báo Thanh Niên. Khi đó chúng tôi đã điều tra vụ án Năm Cam rồi. Những cây bút mảng nội chính như Hữu Phú của báo Thanh Niên, Hoàng Linh của báo Tuổi Trẻ, cùng nhiều cây bút lẫy lừng khác ở nhiều tờ báo khác về mảng nội chính của các báo Lao Động, Tiền Phong… mới là vấn đề. Còn anh Hoàng Hải Vân, anh là ai, chẳng ai biết đến. 
Nhiều năm sau đó người ta mới đọc vài bài  báo nhạt nhẽo mang tên Hoàng Hải Vân gửi từ văn phòng Hà Nội của báo Thanh Niên vào TP.HCM. Những bài báo không gây ra một ấn tượng gì. 

Rồi không biết thế lực nào đẩy một phát anh leo tuốt lên Tổng thư ký báo Thanh Niên. Góc độ này có lẽ không khác tiến sĩ Lu. 

Nên nhớ rằng nhà báo Hoàng Hải Vân chưa có bằng đại học và việc cấp thẻ nhà báo yêu cầu phải có bằng đại học. Nếu là một nhà báo giỏi thì có thể thông cảm, còn là một người viết làng nhàng thì quả là tệ hơn tiến sĩ Lu ở mặt này. 

Bây giờ tôi nói qua về chức vụ tổng thư ký. Nếu là tổng thư ký, cái giỏi phải nằm ở chỗ tổ chức bài vở chứ không phải là viết bài. Vì như đã nói, là quan báo thì viết cái gì chẳng đăng được. 

Trong vụ án Năm Cam, với vị trí cao cấp nhất trong nhiệm vụ làm nội dung, nắm trong tay toàn bộ nguồn tin từ khắp nơi gửi về, thì việc không cử phóng viên đi tác nghiệp mà chọn những chỗ ngon đi phỏng vấn ông này bà kia thì chẳng có gì đáng nói. Một người bình thường làm cũng được. Chẳng có gì đáng khoe khoang chỗ này. 

Còn nói về năng lực báo, sau này khi bị kỷ luật trong vụ hậu PMU 18, không được làm tổng thư ký tòa soạn nữa, thì ban biên tập giao cho anh phụ trách tờ Thanh Niên thể thao và giải trí, toàn quyền quyết  định từ bài vở lẫn nhân sự, như là một tổng biên tập một tờ báo con của báo Thanh Niên, thì trong vòng khoảng 1 năm, anh làm lỗ nhiều tỷ đồng nên cuối cùng Ban biên tập phải ngừng phát hành tờ báo này. 

Như vậy phải chăng nhà báo Hoàng Hải Vân là một đại nhà báo như nhiều người nghĩ? 

Lẽ ra tôi không moi móc những chuyện quá khứ này nếu anh không thường xuyên trưng ra để đánh lừa người đọc nhằm thu hút nhiều fan hâm mộ để dẫn dắt dư luận đi ngược lại sự thật, đi ngược lại với chính nghĩa.
FB Trần Đình Thu

Tuesday, July 16, 2019

ĐẠI TÁ NGUYỄN HỮU CẦU GIÁM ĐỐC CÔNG AN NGHỆ AN


- Anh ủng hộ đặc khu!
- Anh ủng hộ an ninh mạng!
- Anh trấn áp ĐBQH tại Nghị Trường!
- Anh bảo vệ Formosa!
- Anh đàn áp, bỏ tù người biểu tình, khiếu kiện Formosa!
- Anh cho giật mìn nhà nguyện Con Cuông!
- Anh chở hàng xe súng đạn đàn áp giáo dân Mỹ Yên!
- Anh cho xe bọc thép và quân bao vây Toà Giám Mục Giáo Phận Vinh!
- Anh lập Hội Cờ Đỏ!
- Anh tổ chức đấu tố các Linh mục!
- Anh tổ chức phá xứ Song Ngọc!
- Anh tổ chức gây hấn xứ Đông Kiều!
- Anh đàn áp giáo dân giáo xứ Kẻ Gai!
- Anh bắt cóc, đánh đập người lên tiếng, phản đối bất công!
- Anh tổ chức theo dõi người dân!
- Anh chỉ đạo đeo bám, gây hấn các Linh mục!
- Anh trả thù tù nhân lương tâm bằng cách phơi nắng 50 độ mà không cho quạt!
- Anh cho lính giả dạng côn đồ cướp giật điện thoại, tiền bạc, tư trang, đánh đập ông già, bà lão, trẻ em khi họ đi thăm nuôi tù nhân lương tâm!
... 
BẢNG THÀNH TÍCH CỦA ANH NHIỀU VÔ SỐ KỂ!

Nguồn: Linh Mục Anthony Đặng Hữu Nam

Monday, July 15, 2019

TRUY NÃ TÔI NÓ KHÔNG BAO GIỜ LÀM CHO TÔI SỢ HÃI !!



Nỗi sợ hãi chung của tất cả người dân Việt Nam là ngục tù khi lên tiếng cho bất công xã hội hiên nay, Các bạn à tôi cũng như các bạn cũng có một gia đình và cũng phải lo cơm, áo, gạo, tiền... như các bạn mà thôi, Và tôi không giấu gì các bạn lúc trước tôi cũng như các bạn cũng sợ gia đình đánh đập- sang nhà hàng xóm chơi thì sợ bị đuổi- ra đường thì sợ bạn bè gét bỏ- và tôi sợ một ngày nào đó tôi phải ngồi tù, nói thật là tôi sợ với nỗi sợ giống các bạn..

Nhưng các bạn có biết nỗi sợ trước mắt của các bạn nó sẽ hủy diệt gia đình tương lai của bạn, và nó sẽ đẩy đất nước Việt Nam xuống địa ngục không?

Tất cả chúng ta có biết Việt Nam sẽ trở thành 1 tỉnh của Trung Quốc, chắc các bạn biết Trung Quốc là lò cung cấp nội tạng người cho thế giới nó vô cùng tàn ác vậy các bạn nghĩ dân tộc Việt Nam sẽ còn tồn tại khi sáp nhập vào Trung Quốc à ???
Chúng ta đều biết TQ muôn đời là kẻ thù của VN và TQ luôn tìm mọi cách để con dân ta bị diệt vong mất nước, Và Việt Nam sẽ là nơi cung cấp nội tạng cho TQ, các bạn có nghĩ tới cảnh chính mắt bạn thấy con các bạn, người thân các bạn bị mổ sống lấy nội tạng và chính các bạn cũng không thoát khỏi...

Chị em phụ nữ có muốn làm nô lệ tình dục cho đàn ông TQ không? Các chị em à, chắc chị em cũng hiểu làm nô lệ khổ như thế nào phải không???? Vâng ạ nó còn khổ gấp trăm ngàn lần cái chết.

Còn đàn ông Việt Nam à các bạn cũng phải chịu cảnh làm nô lệ lao động hay chính các bạn cũng bị mổ lấy nội tạng , Vậy đến lúc đó chị em phụ nữ có còn thảnh thơi để đi mua sắm, chơi game lướt facebook,đi làm đẹp hay đi tán gẫu cùng bạn bè được nữa ko????

Còn đàn ông có còn tụ tập trong các bữa ăn nhậu tiệc tùng thâu đêm? Và gái gú nữa không? Còn được ở trong ngôi nhà đẹp chạy xe sang bên vợ con đẹp không? Còn được làm những gì mình muốn nữa không?

Tất cả là không thưa các bạn ạ, chúng ta sẽ bị diệt vong,con các bạn sẽ sống trong địa ngục còn thua cái chết. Và trong đó có tôi và gia đình tôi.

Vậy tại sao không cùng tôi lên tiếng cho bất công của xã hội này? Chúng ta im lặng để ngày mai con, cháu chúng ta sống trong địa ngục à?

Hãy vượt qua nỗi sợ hãi, không có nhà tù chứa hết tất cả chúng ta. Đoàn kết là sức mạnh, trên Thế Giới không có nước Tư Bản nào mà cộng sản tự sụp cả, họ cũng vượt qua sợ hãi nên giờ họ được hưởng sự tự do, giàu đẹp, văn minh.

Họ cũng hi sinh xương máu họ làm được chúng ta cũng sẽ làm được. Thời gian của chúng ta không còn nhiều nữa năm 2020 sắp đến, chúng ta hãy làm gì cho xứng đáng với con Rồng cháu Tiên, xứng đáng với xương máu ông cha ta ngày trước đã hi sinh để giữ gìn non sông này cho chúng ta. Đến chúng ta không lẽ lại bị hủy diệt thế này sao ạ?

Hãy cùng tôi bước qua nỗi sợ hãi !!!!!

Phan Công Hải

CHUYỆN THẰNG TÂY



Một thằng sinh viên Việt Nam du học ở châu Âu dẫn bạn là một thằng Tây về nhà chơi. Hai thằng đi bằng xe máy, thằng Việt Nam đưa cho thằng Tây cái mũ bằng nhựa mỏng dính nói thằng Tây đội vào, thằng Tây nói :

- Tao có mũ vải rồi.
- Không được, cái này gọi là mũ bảo hiểm, theo luật giao thông, nếu không đội mũ này mày sẽ bị phạt.
- Nhưng cái mũ này làm sao có tác dụng bảo hiểm ?
- Mày đúng là thằng Tây, tao có nói để bảo hiểm đâu, chỉ để khỏi bị phạt thôi.

Đi một đoạn, thấy mấy tay công an đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, thằng Tây hỏi :

- Luật giao thông Việt Nam không áp dụng cho công an à ?
- Có áp dụng.
- Vậy sao họ không đội, họ không lo bị phạt sao ?
- Vì đó là công an, không đội cũng không bị phạt, vì công an không ai lại đi phạt công an.

Đi tiếp, thấy mấy thanh niên không đội mũ bảo hiểm đi ngang qua cảnh sát giao thông cũng không bị phạt, thằng Tây hỏi :

- Đó cũng là công an à ?
- Mày lại hỏi đểu à, đó là bọn trẻ trâu, nó không bị phạt vì nó nhuộm tóc vàng và khoe hình xăm ở cánh tay, nó sẵn sàng bỏ chạy khi bị thổi còi, lâu dần nó không cần bỏ chạy cũng không bị phạt.
- Tại sao tóc tao cũng vàng, tay tao cũng có hình xăm mà mày bắt tao đội mũ bảo hiểm ?

Thằng Việt Nam bí quá nói đại :

- Tại tóc mày chỉ có một màu vàng, bọn kia tóc nó nhuộm hai màu. Mắt mày lại xanh, mũi lõ nên không giống mấy đứa đó được.

Đến ngã tư, có đèn đỏ thằng Việt Nam vẫn đi tiếp, thằng Tây kinh ngạc hỏi :

- Mày không nhìn thấy đèn đỏ à ?
- Có.
- Vậy sao mày không dừng ?
- Mày không hiểu cái gì hết, cần phải xem xe container đằng sau nó có dừng không, nếu nó vẫn lao nhanh thì phải chạy tiếp không nó húc chết.

Thằng Tây ngoái lại thấy một xe container lù lù chạy đằng sau, mặt xanh lét, vừa sợ vừa khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Đến ngã tư khác, gặp đèn xanh, thằng Việt Nam dừng lại không đi, thằng Tây hỏi:

- Sao đèn xanh mày lại dừng ?
- Tại phải chờ cho các anh em nhân dân ở đường vuông góc với đường này nó vượt đèn đỏ xong đã rồi mới đi được, không nó húc chết.

Vừa nói xong thì một người nhân dân thiếu kinh nghiệm bị xe của làn vuông góc húc ngã vì liều lĩnh vượt đèn xanh. Thằng Tây lại càng khâm phục kiến thức giao thông của thằng Việt Nam. Xe vượt đèn đỏ gây tai nạn bỏ chạy, thằng Tây gọi thằng Việt Nam đến hỗ trợ người bị nạn, đỡ người, vẫy xe ô tô để chở nạn nhân đi viện nhưng không ai hỗ trợ, cũng không ai cùng vào giúp, thằng Tây hỏi :

- Tại sao không ai cùng giúp nạn nhân như chúng ta ?
- Tại người Việt Nam ai cũng bận.
- Người châu Âu không bận sao ?
- Nhưng người Việt Nam bận hơn người châu Âu, và cứu người cũng có thể gặp phiền phức, mà thôi không hỏi nữa, mày với tao chở nạn nhân vào viện bằng xe máy.

Hai thằng đến quá nửa đêm mới về đến nhà. Sáu giờ sáng hôm sau, đang ngủ, bị đánh thức bởi tiếng loa phường, thằng Tây hỏi:

- Tại sao loa không thông báo muộn hơn ?
- Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.
- Vậy phát thanh sớm thì có người nghe không ?
- Cũng không có.
- Vậy tại sao phải phát thanh sớm ?
- Tại muộn hơn thì mọi người đi làm, không có ai nghe.

*****

Chuyện thằng Tây 2

Sáng hôm sau, chỉ có thằng Tây và thằng Việt Nam ở nhà, hai thằng tổ chức nấu ăn. Thằng Việt Nam nấu, nhờ thằng Tây đi…đổ rác :
- Mày ra cổng, rẽ trái, đi 40 mét gặp một cái biển ghi chữ “Cấm đổ rác” thì đổ ở đó.
- Lạy Chúa, sao lại đổ rác ở chỗ cấm đổ rác ?
- Vì đó là chỗ duy nhất có thể đổ rác, cả tổ dân phố này đều ngầm quy ước đó là chỗ đổ rác.

Nấu ăn một lúc, thằng Việt Nam phát hiện ra không còn thực phẩm, nói thằng Tây trông nhà để đi chợ, thằng Tây nói :

- Mày ở nhà, để tao thử đi chợ, tao thử đi một mình xem sao, tao muốn trải nghiệm. Mà chợ chỗ nào ?
- Mày đi ra cổng, rẽ phải 300 mét, thấy một cái biển ghi…
- Ghi “Cấm họp chợ” phải không ?
- Đúng, mày thành người Việt Nam mất rồi. Đó, chợ ở ngay sau cái biển đó.

Ăn xong, thằng Tây muốn đi ra trạm ATM rút tiền. Thằng Việt Nam nói :

- Chắc mày chuẩn bị muốn đi đến vùng không có máy rút tiền hả.
- Đúng, hôm trước tao rút mấy lần, có lần thì bị “nuốt thẻ”, có lần thì phải chờ gần nửa giờ chờ xong thì máy…hết tiền, nên tao muốn rút nhiều một chút đỡ phải đi rút.
- Để tao gọi taxi đi !
- Tao muốn đi xe máy, tao bắt đầu thích xe máy.
- Vậy mày cầm cái túi không quai này, ngồi sau tao chở đi rút tiền.
- Cái túi để làm gì vậy ? Đựng tiền hả ?
- Không, cái túi này không có gì, mày cứ cầm ngồi sau, cầm lỏng thôi để cho cướp giật nó giật.
- Không có quai để khi nó giật thì không bị ngã xe phải không ?
- Mày đoán như thần vậy.
- Còn tiền rút xong để đâu ?
- Mày để trong túi áo, túi quần chứ còn để đâu.

Trên đường về thì thấy một thằng ô tô biển xanh vượt qua các xe khác với tốc độ khoảng trên 100km/h ở làn đường chỉ cho ô tô chạy không quá 70km/h. Thằng Tây hỏi :

- Nó là xe ưu tiên à ?
- Không, như xe biển trắng thôi.
- Nhưng sao nó phóng vậy mà không bị “bắn” tốc độ, hay lái xe biển xanh nhuộm tóc vàng và xăm hình ở cánh tay ?
- Không phải, lái xe không nhuộm tóc xăm hình. Đó là xe của cơ quan nhà nước, tay sếp của cơ quan đó kiểu gì cũng quen biết bên cảnh sát giao thông, không quen trực tiếp thì quen gián tiếp. Cảnh sát giao thông có bắt thì lại phải nghe điện thoại “giải mã” rồi lại phải thả nên thà không bắt nữa cho khỏi mất thời gian.

Trên đường đi, thấy nhiều nơi ghi “Tất cả vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Thằng Tây hỏi :

- Ghi vậy làm gì mày?
- Khi mày đang rất đói thì mày muốn bàn chuyện đi đâu ?
- Tất nhiên là đi ăn.
- Đó, thiếu cái gì thì nói nhiều về cái đó.

Nguồn: Tiến Sĩ Phổ Cập

NGƯỜI BẮC NGHĨ GÌ VỀ NGƯỜI NAM?


Tôi sinh ra , lớn lên và học tập dưới mái trường XHCN nơi đất  Bắc . Nói như vậy để mọi người hiểu rõ về bản thân tôi là người Bắc kỳ “ xịn “ 75. 

 Trưởng thành rồi , qua vài mối quan hệ khiến tôi hiểu rõ người Nam hơn . Nhất là hàng ngày nhờ phương tiện Facebook , biết bao nhiêu tin tức & hình ảnh đã giúp mình có sự so sánh những khác biệt giữa người Nam và người Bắc . Tôi tôn trọng cũng như khâm phục người miền Nam nhất là ở sự Tử Tế . 

 Thật vậy , sự Tử Tế của người miền Nam theo mình nghĩ nó không phải tự nhiên mà có . Hoặc đó là “ tập quán địa phương , vùng miền tính “ . Mà chính xác hơn nó thừa hưởng từ sự giáo dục còn xót lại thời chế độ cũ VNCH . Điều này được thể hiện qua cách sống , cách xưng hô , nói chuyện , giao tiếp ứng xử & lòng nhân đạo . Những ví dụ cũng như những bằng chứng cho chúng ta thấy sự Tử Tế của người miền Nam là những hình ảnh những quán cơm , nước giải khát từ thiện cho người nghèo . Những nơi tập kết quần áo cũ rồi phát miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn . Hay trân trọng hơn nữa là những hội đoàn từ thiện y tế nhân đạo do các Việt kiều người Nam ở  Úc , Mỹ , Canada góp quỹ , tổ chức theo đoàn về Việt Nam chữa bệnh cứu giúp người nghèo khó ... 

 Còn riêng ngoài Bắc nói chung  , mà điển hình là ở Hà Nội thì những sự Tử Tế thì càng trở nên quá hiếm hoi . Rất khó để thấy những hình ảnh có tình người như người miền Nam . Nơi đây vắng hẳn những quán cơm , thùng nước giải khát từ thiện . Thiếu hẳn những nơi giúp đỡ người nghèo về vật chất cũng như tinh thần . Thiếu hẳn những hội đoàn của những đám “ Vịt kiều “ gốc Bắc về giúp đỡ bà con . Thay vào đó là sự lạnh nhạt , kiêu hãnh của đám nhà giàu quan chức . Những tiếng Địt Mẹ , Đéo .v.v. phun ra khắp nơi cửa miệng . Những ánh mắt lột tiền của con người đối với con người . Những sự hỡm hĩnh , huyênh hoang đến khốn nạn của đám “ Vịt kiều “ Bắc 75 từ Canada , Pháp , Úc ,Nga , Đức .v.v. mang tiền về Vn tiêu xả láng rồi cụp đuôi cút thẳng .
   
    Có người biện minh rằng lý do là người Bắc tính lạnh lùng , tẻ nhạt . Riêng tôi thì nghĩ khác . Tôi cho rằng yếu tố gây nên cái bản chất khốn nạn ích kỷ của số đông người Bắc là do bị tiêm nhiễm quá nhiều sự giáo dục của chế độ Cộng Sản . Nơi sự lừa dối , hận thù , chém giết làm chủ nghĩa ...

 * cảm nghĩ vài dòng , về người Nam & người Bắc . Nếu ai đó nói tôi  “ Phân Biệt Vùng Miền & Gây Chia Rẽ “ thì tôi chịu vậy  . Điều tôi muốn là chúng ta nên phân biệt TRẮNG - ĐEN rõ ràng . Tôi muốn rằng sự tử tế cần được nhân rộng . Cái ích kỷ , vô tâm , tàn ác , khốn nạn phải bị lên án và đẩy lui.

Fb Từ Đức Minh

Thursday, July 11, 2019

Đề xuất đổi tên gọi công an xã thành “trị an viên”: Lại bình mới rượu cũ


Hòa Ái/RFA
Bộ Công an vừa đưa ra đề xuất thay đổi tên gọi công an xã thành “trị an viên” để phân biệt với công an xã chính quy được điều về địa phương. 

“Trị an viên”
Tại Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong Dự thảo Luật Lực lượng trị an cơ sở, diễn ra vào ngày 9 tháng 7, Bộ Công an đề xuất công an xã bán chuyên trách sau khi kết thúc nhiệm vụ được tiếp tục bố trí tham gia bảo đảm an ninh, trật tự trong xã và những người này được đổi tên gọi thành “trị an viên”. 

Lý do đổi tên gọi công an xã bán chuyên trách thành “trị an viên” được Bộ Công an viện dẫn nhằm để phân biệt với các công an xã chính quy do sỹ quan, hạ sỹ quan công an đảm nhiệm và lực lượng “trị an viên” có trách nhiệm phối hợp tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự theo lệnh của lực lượng công an xã chính quy. 

Hồi trung tuần tháng 5 năm 2019, truyền thông trong nước phổ biến thông tin về lộ trình Việt Nam sẽ chính quy hóa toàn bộ lực lượng công an xã tại các địa phương trên cả nước. 

Theo dự thảo Nghị định về xây dựng công an xã, thị trấn chính quy thì một lực lượng công an chính quy được điều động về các xã để thay thế cho những trưởng công an, phó trưởng công an và công an viên hiện tại và lộ trình này được đề xuất hoàn thành muộn nhất trước ngày 31 tháng 12 năm 2021. 

Dự thảo Nghị định nêu rõ lực lượng công an xã bán chuyên trách vẫn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và được hưởng các chế độ chính sách theo quy định của pháp luật. 

Một người dân ở Nghệ An, không muốn nêu tên, nói với RFA quan điểm của mình trước đề xuất vừa nêu của Bộ Công an:
“Dù rằng họ có đổi tên ‘công an xã’ thành ‘trị an viên’ nhưng họ thừa nhận là họ vẫn giữ nguyên lực lượng này. Chính vì thế, dù rằng tên gọi có thay đổi nhưng bản chất cũng như chức năng và vai trò của những người này không hề thay đổi, dù muốn người dân phân biệt được người nào là ‘trị an viên’ và người nào là công an chính quy.”

Đài RFA ghi nhận một số ý kiến của các độc giả quan tâm chia sẻ trên trang fanpage báo chính thống thì hầu như cho rằng không cần thiết phải đổi tên gọi mà quan trọng là “bản chất”, với lý giải rằng nếu trách nhiệm, nhiệm vụ vẫn như cũ thì dù có phân biệt chính quy hay không cũng không có gì là khác biệt và vì người dân đã quen với tên gọi “công an xã” thì nên giữ nguyên. Chúng tôi trích dẫn một ý kiến của độc giả tên Văn Minh, bày tỏ trên trang fanpage của Báo mạng VnExpress rằng “Không nên đổi tên làm gì, rồi lại thêm nhiều chức danh gây phức tạp. Nếu thế thì sẽ có thêm đội trưởng trị an viên, đội phó,…không hay”.

Anh Trung, một người dân ở địa phận tỉnh Tiền Giang chia sẻ với RFA về những người công an xã nơi địa phương anh từng sinh sống:

“Ở quê thì tôi tiếp xúc rất thường, rất nhiều. Tại vì là hàng xóm với nhau nên cũng không có khác biệt gì. Người ta cũng nói thẳng là mức lương không đủ sống. Những người làm trong đó, kể cả trưởng công an tại xã của tôi thì người này vẫn vừa đi làm trưởng công an xã và vẫn làm ruộng ở nhà để kiếm kế sinh nhai thêm. Ở thôn quê, họ làm như kiểu một công việc để kiếm thêm thu nhập. Bởi vì trưởng công an, phó công an và công an viên thì gần gũi giống như dân vậy thôi, cho nên thay đổi danh xưng ‘công an xã’ hay ‘trị an viên’ thì tôi thấy không có thay đổi gì lớn cả.”

Vẫn là “bình mới rượu cũ”
Trả lời câu hỏi của Đài Á Châu Tự Do liệu rằng với lực lượng công an chính quy cấp tỉnh, cấp huyện được điều về kết hợp với lực lượng công an bán chuyên trách cấp xã như thế thì người dân sẽ yên tâm hơn qua công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho xóm làng hay không, anh Trung cho biết rằng anh tiên đoán có lẽ tình hình không có gì thay đổi nếu như đồng lương của họ không được cải thiện. 

Vào ngày 10 tháng 7, Báo mạng VnExpress dẫn nguồn từ Bộ Công an cho biết việc bố trí lực lượng “trị an viên”, tức lực lượng công an xã bán chuyên trách cơ bản không tăng thêm kinh phí từ ngân sách địa phương bởi chi trả vẫn như cũ. 

Theo số liệu của Bộ Công an, Việt Nam hiện có 14 ngàn ngàn trưởng và phó công an xã, thị trấn cùng 113 ngàn công an viên không chính quy. Trong trường hợp đề xuất của Bộ Công an được thông qua thì chi phí, phụ cấp cho lực lượng “trị an viên” được ước tính khoảng 2.256 tỷ đồng/năm. 

Trong khi đó, người dân không muốn nêu tên ở Nghệ An lưu ý về số lượng 3000 công an chính quy được điều về các địa phương để đảm nhiệm chức danh công an xã, tính đến đầu năm 2019 thì mức độ quản lý, kiểm soát người dân địa phương sẽ chặt chẽ hơn:

“Bây giờ họ điều động công an (chính quy) ở huyện về để trực tiếp điều hành lãnh đạo tổ chức của ‘trị an viên’ này thì điều đó đồng nghĩa với việc chính quyền đang gia tăng quyền kiểm soát cũng như quyền lãnh đạo của họ để họ muốn đảm bảo trật tự, trị an của người dân. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ đó chưa hẳn là mục đích của họ mà họ nhận thấy rằng người dân hiện tại có nhiều nỗi băn khoăn và bất cập và người dân vùng lên, đấu tranh nên chính vì thế có lẽ đây là một chính sách mới để họ biết những thông tin tình báo ngay ở các cơ sở và từ đó họ có những hướng đàn áp, xử lý người dân một cách triệt để ngay từ lúc ban đầu.”

Một số người dân ở các địa phương, gọi là “điểm nóng” như Nghệ An, nơi mà hàng trăm người dân từng tuần hành yêu cầu chính quyền bồi thường thỏa đáng trong biến cố thảm họa môi trường biển Formosa còn tỏ ra lo ngại có thể xảy ra tình trạng các công an xã bán chuyên nghiệp sẽ cậy quyền cậy thế, hống hách, sách nhiễu người dân khi họ muốn lập công trạng để thăng tiến trở thành công an xã chính quy. 

Còn không ít người trong giới đấu tranh dân chủ ở trong nước nhận xét với RFA rằng đề xuất đổi tên gọi “trị an viên” của Bộ Công an chỉ là một hình thức nhằm né tránh từ ngữ “công an”, trước cáo buộc của các tổ chức nhân quyền thế giới và Chính phủ Hoa Kỳ hồi năm 2018 rằng Hà Nội duy trì chế độ công an trị để cai trị dân chúng tại Việt Nam.

Thursday, May 30, 2019

CHUYẾN BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES BỊ DELAY HƠN 1 GIỜ VÌ ĐỢI ...1 VỊ KHÁCH?


Tối 28/5, chuyến bay VN 031 từ TP.HCM (Việt Nam) đến Frankfurt (Đức) của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) dự kiến cất cánh lúc 22h10 phút đã phải lùi đến 23h22 phút.

Nguyên nhân chuyến bay bị trễ đến 72 phút là do tổ bay được yêu cầu chờ 1 vị khách nối tuyến từ chuyến bay VN 279, vị khách này là Đỗ Trường Minh (TGĐ Tập đoàn Bảo Việt) 

Việc delay theo yêu cầu này đã được tổ bay lập biên bản ghi nhận dưới sự chứng kiến của cơ trưởng Trần Anh Đức và các nhân viên.

Đại diện truyền thông của Vietnam Airlines thông tin, trong tối 28/5/2019, do ảnh hưởng của mưa dông tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, nhiều chuyến bay nội địa, quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất phải thay đổi thời gian khai thác hoặc bay vòng để chờ điều kiện thời tiết tốt hơn, đảm bảo an toàn hạ cánh.?!!

Tuy nhiên nguồn tin cho hay thời tiết tối 28/5 khá tốt và không ảnh hưởng đến lịch bay. Trên chuyến bay có 216 vị khách, trong đó có cả quan chức Việt Nam và du khách quốc tế. Chính vì vậy, sau khi bị yêu cầu delay, tổ bay đã phải tăng tốc độ nhằm bù lại thời gian trễ 72 phút. Dù đã cố gắng hết sức so với giờ dự kiến hạ cánh là 6h30 nhưng đến 7h02, chuyến bay mới đến Đức”.

Sự việc nói trên đã gây bức xúc cho đại đa số hành khách trên chuyến bay VN31 tới Đức của Vietnam Airlines.
(Tin tổng hợp)

Tuesday, May 28, 2019

Báo động đỏ: Trung Quốc lừa mua con gái Việt Nam rồi mổ lấy nội tạng

                                           
Tôi vừa được người bạn tù chuyển cho tôi một clip nguồn “Phục Hưng Việt” về các cô gái Việt khoe thân cho bọn Chệt Hoa Lục về làm vợ tại một địa điểm kín đáo năm 2019. 


Tội ác này đã không còn giới hạn trong phạm vi Hoa Lục, có những đường dây buôn bán nội tạng bất hợp pháp xuyên biên giới, đưa người Tàu Hoa Lục xoay sở kiếm nội tạng ở nước ngoài, cung cấp cho các bác sỹ và bệnh viện cấy ghép nội tạng ở Hoa Lục. Chỉ biết rằng, một số quốc gia là nguồn cấp nội tạng vô tận cho Hoa Lục với giá rẻ mạt, đó là Việt Nam, Campuchia. Do đó, một số người Tàu Hoa Lục sang nước ta, thu mua nội tạng thiếu nữ Việt Nam qua hình thức “hôn nhân”. Nhiều thiếu nữ nhẹ dạ bị rơi vào đường dây buôn bán người để mổ cướp nội tạng.

Vì thế, tôi tiếp tục viết bài này để cảnh báo những phụ nữ Việt Nam có cái nhìn đúng đắn để thức tỉnh về tội ác cướp nội tạng bán ra thị trường chợ đen tại Hoa Lục đang thực hiện trên đất nước của họ. Đây là một nghề kinh doanh đẫm máu thu về bạc tỷ USD với vốn 1 lời gấp 10 lần. Tổng chi phí cho một đám cưới năm 2018 là bao nhiêu? Tổng chi phí trọn gói cho một đám cưới thông thường với giá giao động từ 9.500 – 10.000 USD (tương đương trên 200 triệu VND).

Thử làm một cuộc so sánh, trong vai làm người con muốn thay “GAN” cho người cha bị bệnh, phóng viên BBC tên Rupert Wingfield-Hayes tìm đến Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân và được cho biết trong 3 tuần lễ sẽ có ngay một lá gan thích hợp với chi phí 94.000 USD, nguồn gốc lá gan được chính bác sỹ giải phẫu trưởng xác nhận là từ một tử tù? Theo BBC năm 2014, Bệnh viện Trung Ương 1 Thiên Tân đã thực hiện: 600 ca ghép gan, 5.000 ca ghép thận và 1500 ca ghép tim.

Chỉ cần lên mạng tìm kiếm là thấy ngay nhiều trung tâm ghép nội tạng tại Hoa Lục đua nhau đáp ứng nhu cầu: Chỉ chờ từ 1 đến 4 tuần với chi phí ghép thận khoảng 62.000 USD, ghép tim 140.000 USD. Việc số lượng bệnh nhân cần cấy ghép nội tạng ở Hoa Lục vượt quá nguồn cung đã tạo ra thị trường chợ đen bùng nổ.

Các bác sỹ Hoa Lục ước tính có hơn 12.000 ca cấy ghép nội tạng đã được thực hiện trong năm 2015. Tuy nhiên, số người cần thay bộ phận cơ thể mới lại lên đến khoảng trên 300.000 người. Khoảng cách cung – cầu chênh lệch đáng kể, tạo cơ hội cho thị trường chợ đen bùng nổ. Do đó, có một số thanh niên Chệt hợp tác với các bệnh viện cấy ghép nội tạng, sang Việt Nam đi săn lùng nội tạng các cô gái Việt qua hình thức hôn nhân, rồi đưa họ về Hoa Lục một cách hợp pháp.

Một trong những tên cầm đầu đường dây là Zheng Wei, 46 tuổi. Từ năm 2010 đến năm 2012, nhóm này sang Việt Nam tìm kiếm kết hôn với một số phụ nữ Việt Nam, rồi đưa về các bệnh viện tại Hoa Lục “vỗ béo”, sau đó bán lại cho người mua có nhu cầu cấy ghép nội tạng. Chi phí một đám cưới với phụ nữ VN vào thời giá lúc bấy giờ với giá từ 21.000 đến 25.000 NDT (khoảng 3.200 đến 4.000 USD). Nếu bán được dần dần các bộ phận trong cơ thể những phụ nữ này cho người mua, họ sẽ kiếm được từ 50.000 tới 80.000 USD.

Một bộ phim về thu hoạch nội tạng cưỡng bức được trình chiếu tại Anh Quốc do nữ diễn viên gốc Hoa Anastasia Lin, có tên trong danh sách truy nã gắt gao của chính quyền Bắc Kinh. Sau khi nhận được danh hiệu Hoa Hậu Thế giới Canada năm 2015, thay vì theo đuổi cuộc sống xa hoa của một nữ hoàng sắc đẹp, cô lại quyết định chọn con đường đấu tranh cho nhân quyền tại quê hương của mình.

Ngày 6/9/2016, Anastasia Lin được mời đến Westminster tham dự buổi ra mắt phim mới “Lưỡi dao đẫm máu” (The Bleeding Edge) do cô đóng vai chính, một bộ phim kinh dị kể về ngành thu hoạch nội tạng cưỡng bức béo bở tại Hoa Lục. Tuy nhiên, những câu chuyện bi thảm có thật 100% được mô tả trong “Lưỡi dao đẫm máu” về việc thu hoạch nội tạng người…

Làm thế nào triệt phá các đường dây của Hoa Lục thu mua nội tạng của các cô gái Việt Nam nhẹ dạ qua hình thức hôn nhân? Hãy phát tán rộng rãi bài viết này đến với mọi tầng lớp đồng bào, đặc biệt đồng bào ở vùng nông thôn miền nam và vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh miền Bắc Việt Nam. Hãy đề cao cảnh giác, đừng để bọn Chệt buôn người lừa đảo qua hình thức “hôn nhân” là “TỰ SÁT!”.
Trân trọng cảm ơn quí vị.

Tổng hợp & Nhận định
Nguyễn Vĩnh Long Hồ
18/5/2019

RA NƯỚC NGOÀI MÀ CHỤP HÌNH VỚI CỜ VÀNG 3 SỌC ĐỎ LÀ TOI ĐỜI ĐẤY


Đức Cha Hoàng Đức Oanh, Giám Mục địa phận Kontum, có việc đi nước ngoài.
Khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu.
Một cán bộ cộng sản nói với ông:
- Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông đấy!.

Nghe thế ngài đáp lại ngay:
- Vậy thì tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa!.

Họ ngạc nhiên hỏi lại ông:
- Sao vậy? Sao không đi?

Đức Cha cười nói:
- Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì chứ?”.

Rồi ngài nói với các ông ấy:
- Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ Chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai mà làm thế bao giờ. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem cờ đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?.

Ngài nói tiếp, với lý luận sắc bén:
- Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy mà các ông đâu có ghét Tàu và Tây? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung Quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến như thế?.

- Còn nữa, hàng năm Việt Nam chúng ta đón bao nhiêu là Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền do họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét lá cờ vàng của họ?

Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động:
- Năm 1954 gia đình tôi từ Bắc di cư vào Nam.
Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, được ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông có di cư vào Nam năm ấy thì các ông cũng như tôi thế thôi!.

Nghe những lời vô cùng hợp lý như thế, chắc họ bất ngờ và ngượng ngùng lắm nên cuối cùng họ bảo:
- Thôi được rồi, ông cứ đi đi...

(Trích từ bài viết “Chuyện kể của một Đức Giám Mục” của Gioan Lê Quang Vinh)

Friday, May 24, 2019

NHỤC QUỐC THỂ!

Ngọc Trinh mặc trang phục hở hang đi trình diễn ở nước ngoài làm nhiều người phẫn nộ. Họ cho rằng đây là hành động làm nhục quốc thể của cô ta? 
 Buồn cười thật! Cô ta có đại diện cho dân tộc, đất nước này đâu mà nói cô làm nhục quốc thể hè? Đây chỉ là cá nhân của cô hoặc 1 tổ chức văn nghệ sĩ nhỏ nhoi nào đó hành động, chứ nhà nước VN có cử cô ấy đại diện cho quốc gia đi dự giải gì đó đâu mà nhục quốc thể ta? 
 Thế nào là nhục quốc thể? Hành động làm nhục quốc thể, cụ thể như thế nào? Nó đây:
- Trao công hàm, công nhận chủ quyền quốc gia của mình là của nước khác. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Ra lệnh cho binh sĩ đứng im không được chống lại quân xâm lược, để cho chúng tự do giết quân, cướp đảo. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Quân thù tàn sát ngư dân từ năm này đến năm khác, mà cái tên của quân giết người này,  lãnh đạo không dám nêu tên. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Lãnh đạo ra nước ngoài phát biểu mà cầm tờ giấy cắm cúi ê a đọc, đến nỗi những từ viết tắt cũng không hiểu đó là chữ gì, buộc phải đọc nguyên ký tự. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Nguyên thủ quốc gia mà trước mặt đối tác chê sản phẩm quốc nội, ca ngợi sản phẩm đối tác. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Lãnh đạo quốc gia mà không tạo được công ăn việc làm cho nhân dân, đẩy công dân của mình đi lao dịch xứ người để lấy ngoại tệ. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Kêu gọi nước ngoài đầu tư dự án mà không trả tiền cho họ, đến nỗi đại sứ quán của họ trao công hàm đòi nợ nhiều lần mà vẫn chây ì không trả. Đó mới là nhục quốc thể. 
- Lừa, ăn cướp tài sản của doanh nghiệp nước ngoài, đến nỗi tòa án quốc tế phải  mở phiên tòa xử tội ăn cướp, buộc phải bồi hoàn. Đó mới là nhục quốc thể.... 
.
 Nói về những hành động, phát ngôn làm nhục quốc thể ở xứ vịt này thì không hơi đâu mà kể cho hết. Ngọc Trinh là tuổi gì mà quý bạn phải phẫn nộ cho mau già!! 

P/s: Ê, mấy mụ kia sao lướt qua mà không thèm nhìn An tui seo phì hử? Móa! Cảm thấy nhục cuốc thể thật chớ!
Fb Ngô Trường An

Wednesday, May 22, 2019

NHẮN CẬU TRẦN TUẤN ANH


Cậu là con trai ông Trần Đức Lương, nguyên chủ tịch nước CHXHCNVN. Một công tử con chủ tịch nước ăn chơi khét tiếng bên trời Âu mà tai tiếng và bằng chứng không thể nào xóa nổi, hiện vẫn còn đầy đủ. Nay gặp chính phủ kiến tạo, cậu nhờ “hồng phúc” của ông cụ mà leo lên tới chức bộ trưởng bộ Công Thương. Cậu quen cái thói ăn chơi ngày trước của một công tử, nên đã dùng xe công ra đón vợ tận chân cầu thang máy bay, ngang với nguyên thủ quốc gia, tưởng mình là công tử có tiền, có thế, có quyền… tưởng mình là bố thiên hạ, mục hạ vô nhân… nên mới làm chuyện đó. Việc ấy đã bị dư luận cả nước lên án và khinh bỉ. Cậu đã không còn đường thanh minh, chối cãi… Những tưởng vì chuyện đó, cậu đã ăn năn sám hối, đã tự sửa mình. Nên dư luận đã tạm yên, đã tha thứ để xem cậu xử sự tiếp theo như thế nào trên cương vị 1 chính khách.

Nhưng không. Cậu vẫn tiếp tục xử sự như một gã du côn, coi mình là trên cả thiên hạ. Cái bộ Công thương là của nước lập ra, để coi việc Công nghiệp (sản xuất) và Thương nghiệp (lưu thông) cho dân cho nước, cậu lại coi như là của riêng nhà cậu. Giá điện, giá xăng… nằm trong tính toán của cái bộ ấy, là việc của dân, của nước, giao cho các cậu tính toán sao cho hợp lý, đúng quy luật, vừa thúc đẩy sự phát triển của đất nước, vừa hợp lòng dân… Nếu đúng thì cậu giải thích, nếu sai thì cậu phải chịu lỗi, xin lỗi dân.  Đằng này cậu tự cho mình là đúng, đòi xử lý người thắc mắc, tức là những người tiêu dùng, trồng ghế cho cậu, đóng thuế nuôi cậu, làm nên cái oai của cậu… thì bản chất du côn của một gã công tử của cậu vẫn còn nguyên vẹn, sao có thể làm chính khách được?

Chính khách và công tử là hai bản chất khác nhau một trời một vực. Cậu hãy ghi nhớ điều đó
FB Phạm Lưu Vũ

Tuesday, May 21, 2019

R.I.P Huawei. Tổ quốc ghi công???



Từ trang Chất lượng sống
HUAWEI

Trong ván bài của khoa học kỹ thuật  & công nghệ thế giới, người Mỹ luôn nắm trong tay các lá bài chủ. Đánh với họ, tuyệt đối chưa khi nào là điều dễ dàng kể cả nhiều cường quốc mạnh. 

Huawei vì đại lục xả thân làm gián điệp, quá anh dũng. Nếu như Google và các ứng dụng hữu ích của ông lớn này rút hẳn khỏi các thiết bị cầm tay, Huawei coi như chết hẳn trên thị trường quốc tế. 

Xây dựng lại một hệ sinh thái mới là hoàn toàn bất khả thi. Ngay cả Microsoft, một ông lớn về hệ điều hành còn chật vật với Windowphone, cuối cùng cũng phải tìm đến Android. Liệu Huawei với cả Trung Hoa Đại Lục đứng sau có thể làm?

Mà có làm được thì giá máy sẽ là bao nhiêu? Liệu cộng đồng công nghệ có nhanh chóng xây dựng cho Huawei một hệ sinh thái giống như CHplay hay AppStore? Hoàn toàn quá khó. 

Và nếu không dùng được Gmail, Gmaps, Youtube,... liệu bạn có mua không? trên thế giới có ai mua không? Chắc không, có lẽ chỉ bán tại Trung Quốc mà thôi. 

Kỷ nguyên của công nghệ, kẻ nào nắm được Bigdata, hệ điều hành hay các ứng dụng người dùng yêu thích như Youtube, Facebook,... sẽ là bá chủ thế giới. Không phải Huawei không biết vị trí đứng của mình. Họ luôn ý thức được điều đó. Vậy tại sao?

Ta chỉ có thể giải thích được một cách hài hước rằng, hàng triệu điện thoại đang lưu kho, hàng chục ngàn nhân viên đang méo mặt của Huawei, đã hy sinh khi đang làm... “nhiệm vụ chính trị”. Theo đúng như cách nói của ai đó ở Việt Nam vậy. 

R.I.P Huawei. Tổ quốc ghi công.

Thursday, May 9, 2019

KHI TIẾN SĨ TRONG HŨ CHUI RA


Có một gã tiến sĩ suốt đời nằm trong hũ, người ta cho ăn sung mặc sướng trong hũ. Một hôm người ta mở nút hũ cho hắn chui ra. Hắn đau ỉa và trật quần ỉa bậy giữa đường.

Hắn cắm cúi ỉa mà không dám ngẩng mặt lên. Một người đi qua đường thấy lạ nên đứng lại nhìn. Rồi một người nữa. Và thêm một người nữa. Hắn nghe xì xào gì đó và ngẩng mặt lên nhìn. Xong hắn lại cúi xuống và rặn tiếp. Rặn xong một cục, hắn lại ngước lên nhìn. Trước mặt hắn lại thêm nhiều người. Sự chỉ chỏ và lời bàn tán càng thêm râm ran. Hắn không hiểu gì, nên cứ tiếp tục rặn và ỉa. Người đi qua đường thấy lạ càng tụ tập đông hơn. Trông hắn vận veston caravat nên không ai nỡ đạp lên người hắn. Nhiều người chửi, nhưng tiếng ồn ào và do rặn đến ù tai nên hắn không rõ người ta phản ứng như thế nào. Hắn tự nhủ, mình phải như thế nào mới được nhiều người quan tâm và ủng hộ như vậy!

Đám đông nghĩ, tên tiến sĩ này không có liêm sỉ, đáng bị phỉ nhổ. Không ngờ ỉa xong hắn đứng dậy quên chùi đít, miệng lu loa: "Việc ỉa ngoài đường của tôi rất được nhiều người ủng hộ. Mong lần sau mọi người tiếp tục ủng hộ cho tôi nhé".

Chuyện trên không liên quan đến hình ảnh cái ông này trên báo. Thưa ông, cá nhân tôi và cả mấy ngàn người kết bạn với tôi, không ai ủng hộ tăng giá điện gây ảnh hưởng đến cuộc sống chung của cộng đồng. Mong ông đừng vơ vào trong cái giấc mơ hoang tưởng của ông.

Chu Mộng Long

Tuesday, April 30, 2019

Ngày Cuối Cùng Của Chồng Tôi (Thiếu tướng LÊ VĂN HƯNG)



Phạm Thị Kim Hoàng (Bà quả phụ LVH)

Ngày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói: “Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.

Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.

Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

Đài VOA và BBC tuyên bố những tin thất bại nặng nề về phía QLVNCH khiến lòng dân càng thêm khiếp đảm. Những đoàn quân thất trận, không người chỉ huy, cuống quýt chạy như đàn vịt bị săn đuổi. Tinh thần binh sĩ rối loạn hoang mang tột độ. Họ thì thào bảo nhau:

- “Tổng Thống Thiệu, Thủ Tướng Khiêm, Đại Tướng Viên đã cao bay xa chạy, còn đánh đấm gì nữa. Ông Tướng này, ông Tỉnh nọ, đã trốn đi ngoại quốc, chúng ta còn đánh làm gì”. Họ còn hỏi nhau:

- “Bao nhiêu năm chúng ta chiến đấu cho tổ quốc, hay chiến đấu cho tập đoàn tham nhũng? Hay cho cá nhân của ai đây?”

Mất người chỉ huy, những quân nhân như rắn không đầu, rối rít, tan rã. Lại có những câu hỏi:

- “Quân không Tướng chỉ huy thì sao?” Có những kẻ chủ tâm dè bỉu, thường chỉ trích chê bai:
- “Có những ông Tướng mà biết đánh giặc cái gì! Chỉ có lính đánh để các ông Tướng hưởng”.

Lời phê bình của những kẻ bất mãn hay những kẻ có tâm địa hạn hẹp, thật chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Cho dù có những vị Tướng bê bối, làm cho quân đội bị nhục, thì cũng có những vị Tướng trong sạch đức độ, lỗi lạc, tài ba, đáng cho dân quân khâm phục. Những phần tử bất mãn ấy đã vô tình hay cố ý không thấy việc tối quan hệ của sự hỗ tương, hỗ trợ, giữa các Tướng Lãnh, Sĩ Quan, và Binh Sĩ thật cần thiết cho quân đội và quốc gia như thế nào. Đối với những vị cao minh, hiểu biết giá trị hy sinh của những người tuẫn tiết, tôi trang trọng cúi đầu cảm tạ, tri ân. Có nhiều người đã nêu lên câu hỏi với tôi:

- “Tại sao Tướng Nam, Tướng Hưng chết làm chi cho uổng? Tại sao các ông Tướng ấy không tiếp tục chiến đấu? Tại sao các ông không trốn sang ngoại quốc?”

Lại có người nghiêm khắc trách tôi:

- “Bà thật dở. Nếu là tôi, tôi quyết liệt can ngăn không để cho các ông ấy chết. Vợ con như thế này, ông Hưng chết đành bỏ vợ con lại sao?”

Ngay cả vài vị phu nhân của các Tướng Lãnh, hoặc còn ở trong tù, hoặc đã an nhàn nơi xứ người, cũng thốt ra những lời chỉ trích tôi. Nghe những lời phê bình ấy, tim tôi đau nhói. Tôi tôn trọng sự nhận xét “theo tầm hiểu biết của họ”. Tôi ngán ngẩm không trả lời, chỉ mỉm cười lắc đầu. Nhưng hôm nay tôi phải lên tiếng. Lên tiếng để tạ ân những người đang âm thầm chiến đấu ở Việt Nam, để tạ ân những người hùng can đảm đã, đang, và sẽ tiếp tục đánh đuổi Cộng Sản cứu quê hương, để trả lời những người đã nêu lên nhiều câu hỏi đó. Tôi trân trọng xin những vị nào đã có những lời chỉ trích nên bình tâm suy nghĩ lại, trước khi phán đoán vì… những vị Tướng Lãnh bách chiến bách thắng lại lẽ nào chịu xuôi tay nhục nhã trước nghịch cảnh, trước kẻ thù? Những vị Tướng đã từng xông pha trong mưa đạn, bao lần thử thách với tử thần, với nhiều chiến công từ cấp bậc nhỏ lên tới hàng Tướng Lãnh, đã từng khắc phục gian nguy, xoay ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trên khắp mặt trận, lẽ nào những vị Tướng ấy chỉ nghe hai tiếng “buông súng” rồi giản dị xuôi tay tự sát hay sao?

Viết đến đây tôi mạn phép nêu lên câu hỏi: Thưa toàn thể quý vị sĩ quan QLVNCH. Ngày quý vị nhận lãnh chiếc mũ sĩ quan của trường Võ Bị, quý vị còn nhớ sáu chữ gì trên chiếc mũ ấy không? Sáu chữ mà quý vị trịnh trọng đội lên đầu là: “Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm”. Ngày mãn khóa sĩ quan với những lời tuyên thệ, quý vị hẳn nhớ? Cũng như những điều tâm niệm ai lại chẳng thuộc lòng? Những vị bỏ nước ra đi trước binh biến, những vị ở lại bị sắp hàng vào trại tù Cộng Sản, tôi xin tạ lỗi, vì thật tình tôi không dám có lời phê phán nào. Tôi chỉ muốn nói lên tất cả sự thật về cái chết của hai vị Tướng Nguyễn Khoa Nam và Lê Văn Hưng . Hai vị Tướng này đã ba lần từ chối lời mời di tản sang ngoại quốc của viên cố vấn Mỹ, cương quyết ở lại tử chiến, bảo vệ mảnh đất Vùng 4. Viên cố vấn Mỹ hối thúc, đợi chờ không được, sau cùng chán nản và buồn bã bỏ đi.

Trước đó, vào ngày 29/4/1975, lời tuyên bố của Vũ Văn Mẫu và Dương Văn Minh trên đài phát thanh Sàigòn ra lệnh tất cả người Mỹ phải rời Việt Nam trong vòng 24 tiếng đồng hồ, thì chính là lúc “kế hoạch hành quân mật của hai Tướng Nam Hưng đã hoàn tất.”

Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người thay thế Tướng Vĩnh Lộc vào những ngày giờ cuối tới tấp điện thoại về Cần Thơ. Ông Hạnh đã dùng tình cảm chiến hữu, dùng nghĩa đàn anh thân thuộc, khẩn khoản yêu cầu Tướng Hưng về hợp tác với Dương Văn Minh và Nguyễn Hữu Hạnh. Thâm tâm có lẽ ông Hạnh lúc đó muốn dò xét thái độ của hai Tướng Vùng 4 như thế nào. Nhiều lần, qua cuộc điện đàm với Tướng Nguyễn Hữu Hạnh, Tướng Hưng đã luôn khẳng định:

- “Không hợp tác với Dương Văn Minh. Không đầu hàng Cộng Sản. Tử chiến đến cùng”.

Khi Tổng Thống Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, và rồi vì hoàn cảnh đắm chìm của vận mệnh đất nước, trước nhiều áp lực nên cụ Hương đã trao quyền lại cho Dương Văn Minh, để rồi “ông Tướng hai lần làm đổ nát quê hương, ố hoen lịch sử này, hạ mình ký tên dâng nước Việt Nam cho Cộng Sản.” Vị Tướng Lãnh trấn thủ một vùng, tùy hoàn cảnh đất nước, và tình hình chiến sự địa phương, trọn quyền quyết định, xoay chuyển thế cờ, không cần phải tuân lệnh một cách máy móc theo cấp chỉ huy đầu não đã trốn hết, thì còn chờ lịnh ai? Phải tuân lịnh ai? Tóm lại, lúc đó lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh và lời kêu gọi của Nguyễn Hữu Hạnh đã không được Tướng Nam và Tướng Hưng đáp ứng.

Viết đến đây, tôi xúc động lạ thường. Tôi nghẹn ngào rơi lệ nhớ đến một số sĩ quan binh sĩ đã bật khóc khi nghe lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh. Anh em đã ôm lá cờ tổ quốc, ôm khẩu súng vào lòng nức nở. Có những chi khu trưởng và những đồn trưởng nhất định không chịu đầu hàng. Họ đã tử thủ đến viên đạn chót. Và viên đạn chót dành để kết liễu đời mình. Cấp bậc của những anh em ấy không cao, chỉ chỉ huy khu nhỏ, hay một đồn lẻ loi, nhưng tinh thần tranh đấu của anh em cao cả và oai hùng thế đấy.

Trong khi Sàigòn bỏ ngỏ đầu hàng thì Cần Thơ vẫn an ninh tuyệt đối. Kế hoạch hành quân đã thảo xong. Vũ khí lương thực đạn dược sẵn sàng. Tất cả đều chuẩn bị cho các cánh quân di chuyển, sẽ đưa về các tuyến chiến đấu. Kế hoạch di quân, phản công, và bắt tay nằm trong lịnh mật quân hành đó. Vùng 4 có nhiều địa thế chiến lược, có thể kéo dài cuộc chiến thêm một thời gian. Bởi lúc đó, cho đến ngày 29 tháng 4 năm 1975, chưa có một đồn nào, dù ở quận lỵ xa xôi hẻo lánh ở Vùng 4 đã lọt vào tay giặc Cộng.

Nhưng, Cần Thơ, sáng ngày 30/4/1975, dân chúng nhốn nháo hoang mang. Đã có một số binh sĩ bỏ ngũ. Tại thị xã, cảnh náo loạn đáng buồn chưa từng có đã xảy ra. Từng nhóm đông đảo bọn ác ôn và thừa nước đục thả câu đã ra tay cướp giật tài sản ở các cơ sở Mỹ, và ở những nhà tư nhân đã bỏ trống, bất chấp tiếng súng nổ can thiệp của cảnh sát duy trì an ninh trật tự công cộng. Chúng cướp giật, đập phá, hò hét như lũ điên. Chắc chắn trong số này có bọn Cộng Sản nằm vùng có ý đồ gây rối loạn áp đảo tinh thần binh sĩ.

Lúc ấy Tướng Nam và Tướng Hưng vẫn còn liên lạc với các cánh quân chạm địch. Nhiều cánh quân nồng cốt được đưa về thị xã Cần Thơ để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Quân Đoàn, nằm chung quanh vòng đai Alpha. Từ 2 giờ đến 4 giờ chiều ngày 30 tháng 4, giờ đã điểm. Đúng theo kế hoạch lệnh hành quân bắt đầu. Nhưng hỡi ôi, khi liên lạc đến các cấp chỉ huy của các đơn vị thì mới hay họ chưa biết tý gì về kế hoạch, chưa rục rịch chi hết, ngoài việc thay đổi các cuộc bố trí từ sáng đến giờ phút này.

Tìm kiếm Đại Tá an ninh, người đã lãnh nhiệm vụ phân phối phóng đồ và lệnh hành quân mật đến các đơn vị, thì mới vỡ lẽ ra vị sĩ quan này đã đưa vợ con tìm đường tẩu thoát sau khi ném tất cả mật lệnh vào tay vị Đại Úy dưới quyền. Ông này cũng đã cuốn gói trốn theo ông Đại Tá đàn anh, cho có thầy, có trò. Các phóng đồ và lệnh hành quân mật cũng đã biến mất. Thiếu Tướng Nam và Thiếu Tướng Hưng tức uất không sao tả nổi. Tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào khi hồi tưởng lại vẻ bối rối của Thiếu Tướng Nam và sự đau khổ thất vọng của Hưng. Những đường gân trán nổi vòng lên, răng cắn chặt, biểu lộ sự đau đớn và chịu đựng kinh hồn. Người đập tay đánh ầm xuống bàn khi thấy kế hoạch sắp xếp thật tinh vi bị kẻ phản bội hèn nhát làm gãy đổ bất ngờ. Hưng ngước mắt nhìn tôi như muốn hỏi:

- “Có đồng ý đem con lánh nạn không?”

Tôi cương quyết từ chối. Tôi không cầu an ích kỷ, tìm sống riêng, bỏ mặc người trong cảnh dầu sôi lửa đỏ. Tôi nhất định ở lại, cùng chịu hoạn nạn, cùng liều chết. Hưng hỏi tôi:

- “Thành công là điều chúng ta mong ước, nhưng rủi thất bại, em định liệu lẽ nào?” Tôi đáp:
- “Thì cùng chết! Các con cũng sẽ thế. Em không muốn một ai trong chúng ta lọt vào tay Cộng Sản”.

Và để khỏi phải sa vào tay giặc Cộng, tôi bình tĩnh thu xếp cái chết sắp tới cho mẹ con tôi, đường giải thóat cuối cùng của chúng tôi. 4g45 chiều ngày 30/4/75, Tướng Hưng rời bỏ văn phòng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 4, về bộ chỉ huy phụ, nơi chúng tôi tạm trú. Hưng không muốn chứng kiến cảnh bàn giao ô nhục sắp tới giữa Thiếu Tướng Nam và tên Thiếu Tá Việt Cộng Hoàng Văn Thạch. Năm giờ rưỡi chiều khi Hoàng Văn Thạch tiến vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn là lúc Hưng gọi máy liên lạc với Tướng Mạch Văn Trường, ra lệnh đưa hai chi đội thiết giáp tới án ngữ ở dinh Tỉnh Trưởng để bảo vệ Bộ Chỉ Huy Sư Đoàn 21 mới về đóng nơi đây. Sau đó Hưng tiếp tục liên lạc với các đơn vị đang tiếp tục chạm súng ở các tiểu khu. Đồng thời Hưng mời Tướng Mạch Văn Trường cùng các đơn vị trưởng ở chung quanh vòng đai thị xã Cần Thơ về họp. 6g30 chiều, khi các vị sĩ quan vừa ra đến cổng, có một toán thân hào nhân sĩ quen biết tại Cần Thơ đang chực sẵn, gồm khoảng 10 người. Họ xin gặp Tướng Hưng, với tư cách đại diện dân chúng thị xã, yêu cầu:

- “Chúng tôi biết Thiếu Tướng không bao giờ chịu khuất phục. Nhưng xin Thiếu Tướng đừng phản công. Chỉ một tiếng lệnh của Thiếu Tướng phản công, Việt Cộng sẽ pháo kích mạnh mẽ vào thị xã. Cần Thơ sẽ nát tan, thành bình địa như An Lộc. Dù sao, vận nước đã như thế này rồi, xin Thiếu Tướng hãy vì dân chúng, bảo toàn mạng sống của dân, dẹp bỏ tánh khí khái, can cường…”.

Nghe họ nói, tôi cảm thấy đau lòng lẫn khó chịu. Tôi cũng không ngạc nhiên về lời yêu cầu đó. Bởi mới tuần lễ trước, Việt Cộng đã pháo kích nặng nề vào khu Cầu Đôi, cách Bộ Tư Lệnh không xa, gây thiệt hại cao về nhân mạng và tài sản của đồng bào. Dân chúng Cần Thơ còn khiếp đảm. Hưng như đứng chết lặng trước lời yêu cầu ấy. Một lát sau, Hưng cố gượng nở nụ cười trả lời:

- “Xin các ông yên lòng. Tôi sẽ cố gắng hết sức để tránh gây thiệt hại cho dân chúng”.

Toán người ấy ra về. Hưng quay sang hỏi tôi:

- “Em còn nhớ tấm gương cụ Phan Thanh Giản? Bị mất ba tỉnh miền đông, rồi cũng vì dân chúng mà cụ Phan đã nhún mình nhường thêm ba tỉnh miền tây cho quân Pháp. Cụ Phan không nỡ thấy dân chúng điêu linh và cũng không để mất tiết tháo, không thể bó tay làm nhục quốc sĩ. Cụ Phan Thanh Giản đành nhịn ăn rồi uống thuốc độc quyên sinh”.

Trầm ngâm vài giây, Hưng tiếp:

- “Thà chết chứ đâu thể bó tay trơ mắt nhìn Việt Cộng tràn vào”.

6g45 chiều ngày 30 tháng 4, Tướng Nam điện thoại cho Hưng, hỏi tình hình các nơi. Hưng báo với Tướng Nam về việc đại diện dân chúng thị xã đến yêu cầu thẳng với Hưng. Hưng cũng cho Tướng Nam biết đặc lệnh truyền tin mới nhất sẽ giao cho người tín cẩn phân phối. Tướng Nam cho Hưng hay là ông đã cho thu băng lời kêu gọi dân chúng và lời yêu cầu này sẽ cho đài Cần thơ phát thanh. Nhưng mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Thêm một lần nữa, sự gây đổ đau lòng. Đài Cần Thơ bị nội ứng trước đó, khoảng một giờ, viên giám đốc đài bị uy hiếp, thay vì phát thanh cuốn băng của Thiếu Tướng Nam trước, chúng thay cuốn băng có lời kêu gọi của Thiếu Tá Cộng Sản Hoàng Văn Thạch. Khoảng mười phút sau, đài mới phát thanh cuốn băng của Tướng Nam. Muộn màng rồi. Không còn níu kéo được sự tin tưởng nơi dân chúng và binh sĩ được nữa. Hàng ngũ các đơn vị đã thưa thớt lại càng thêm thưa thớt.

7g30 tối ngày 30 tháng 4, Hưng gọi tôi lên văn phòng làm việc. Đây là giờ phút nghiêm trọng nhất, không có ai hiện diện hết. Sau khi kể cho tôi nghe hết sự đổ vỡ từ trưa đến giờ phút đó, Hưng nhấn mạnh:

- “Hoàng, em đã hiểu sự thất bại do các nguyên nhân sau đây: Vị Đại Tá không tuân lệnh, nên giờ chót không điều động quân về các vị trí chiến lược, trù liệu theo kế hoạch. Việc níu kéo sự tin tưởng của dân chúng và binh sĩ không thành. Lời kêu gọi trễ tràng của Tướng Nam không có tiếng vang. Cũng như lời yêu cầu của dân chúng thị xã Cần Thơ”.

Quắc đôi mắt sáng, Hưng nhìn tôi dằn giọng:

- “Em phải sống ở lại nuôi con”.

Tôi hoảng hốt:

- “Kìa mình, sao mình đổi ý?”
- “Con chúng ta vô tội, anh không nỡ giết con.”- “Nhưng không thể để con sống với Cộng Sản. Em sẽ thay mình làm chuyện đó. Chỉ cần chích thuốc ngủ cực mạnh cho con. Chờ em một chút, chúng ta cùng chết một lúc”.
- “Không thể được. Cha mẹ không thể giết con. Anh van mình. Chịu nhục, cố sống. Ở lại thay anh, nuôi con trở thành người công chính. Phú quý vinh hoa địa vị hãy đề phòng, những thứ đó dễ làm mờ ám lương tri. Nhớ, giang san tổ quốc là trọng đại hơn hết. Gắng chịu cúi lòn, nhục nhã để nuôi con và cũng nuôi luôn ý chí để có ngày còn phục hận cho đất nước chúng ta”.

- “Nếu vì con, mình thương con, sao mình không đi ngoại quốc?”

Hưng đanh mặt lại, nghiêm khắc nhìn tôi trách móc:
- “Em là vợ anh. Em có thể nói được câu ấy sao?”

Biết mình vụng về, lỡ lời xúc phạm đến người, tôi vội vàng tạ lỗi:
- “Xin mình tha thứ. Chẳng qua vì quá thương mình nên em mới nói thế”.

Giọng Hưng thật nghiêm trang mà cũng thật trầm tĩnh:
- “Nghe anh nói đây. Người ta trốn chạy được. Chớ anh không bao giờ trốn chạy. Mấy ngàn binh sĩ dưới tay, hồi nào sinh tử có nhau, giờ bỏ mặc họ tìm sống riêng mình sao? Anh cũng không đầu hàng. Bây giờ thì rút cũng không kịp nữa, vì vào mật khu mà không có nguồn tiếp liệu vũ khí, đạn dược, lương thực thì không cầm cự được lâu. Đã muộn rồi. Việt Cộng đang kéo vào đừng để anh không dằn được nổ súng vào đầu chúng, thì gây thiệt hại cho dân chúng và anh em binh sĩ. Anh không muốn thấy bóng dáng một tên Việt Cộng nào”.

Tôi phát run lên hỏi:
- “Nhưng mình ơi, còn em? em phải làm gì trong lúc này?”

Nắm chặt tay tôi, Hưng nói:
- “Vợ chồng tình nghĩa bao nhiêu lâu, anh hiểu em và em hiểu anh. Em tuy chỉ là con cá nhỏ nhưng biết mang ý chí kình ngư. Gắng chịu nhục. Dù phải chịu trăm ngàn sự nhục nhã để nuôi con, để phục hận cho quê hương. Cải trang, cải dạng, len lỏi mà sống. Anh tin em. Vì anh, vì con, vì nợ nước, tình nhà, em có thể chịu đựng nổi! Nghe lời anh đi. Anh van mình, anh van mình”.

Tôi không sao từ chối được trước ánh mắt van nài, trước những lời tha thiết ấy:
- “Vâng, em xin nghe lời mình”.

Hưng sợ tôi đổi ý, tiếp lời thúc giục:

- “Em hứa với anh đi. Hứa một lời đi”.
- “Em xin hứa. Em xin hứa mình ơi. Nhưng xin cho em hai điều kiện. Nếu Cộng Sản bắt em phải sống xa con, nếu giặc Cộng làm nhục em, lúc ấy em có quyền tự sát theo mình chứ?”

Hưng suy nghĩ giây lâu, gật đầu đồng ý, và ra lệnh cho tôi:

- “Em mời má và đem các con lên lầu gặp anh”.

Tôi quay đi. Ánh mắt bỗng chợt đập vào lá cờ vẫn dựng ở góc phòng. Tôi vội vàng đem cờ đến bên người. Tôi nói:

- “Bao nhiêu năm chiến đấu để bảo vệ tổ quốc. Bây giờ mình hãy giữ nó”.

Chúng tôi nhìn nhau cảm thông. Hưng ôm lá cờ, áp vào mặt, đôi mắt Hưng chợt ướt. Sau cùng Hưng cũng rán đứng lên hối tôi:

- “Mau mời má và mấy đứa nhỏ lên”.

Khi mẹ tôi và các con lên văn phòng, Hưng nói rõ cho mẹ tôi hiểu vì sao người phải chết và tôi phải sống.

Vâng lệnh Hưng, tôi mời tất cả sĩ quan binh sĩ còn tụ họp dưới nhà lên văn phòng. Mọi người đứng xếp hàng nghiêm trang và vô cùng cảm động. Giờ phút từ biệt sanh ly giữa những người từng bao ngày sống chết bên nhau. Hưng dõng dạc nói:

- “Tôi không bỏ các anh và đưa vợ con trốn sang ngoại quốc. Như các anh đã biết, cuộc hành quân chưa chi đã bị gẫy đổ nửa chừng. Tôi không phản công vào phút chót là vì dân chúng. Tôi không muốn Việt Cộng pháo kích bừa bãi, biến Cần Thơ thành An Lộc thứ hai. Tôi cũng không chịu nhục đầu hàng. Các anh đã từng cộng tác với tôi, những lúc các anh lầm lỗi, tôi rầy la. Rầy la không có nghĩa là ghét bỏ. Rầy la để mến thương nhau, để xây dựng nhau.

Mặc dầu đất nước ta bị bán đứng, bị dâng cho Cộng Sản, nhưng các anh không trực tiếp chịu tội với quốc dân. Chính những người trực tiếp nắm vận mệnh các anh, mới chính là những kẻ trọng tội. Xin các anh tha thứ cho tôi những lỗi lầm, nếu có. Tôi bằng lòng chọn cái chết. Tướng mà không giữ được nước, không bảo vệ được thành, thì phải chết theo thành, theo nước, chớ không thể bỏ dân, bỏ nước, trốn chạy, cầu an. Tôi chết rồi, các anh hãy về với gia đình, vợ con. Nhớ rõ lời tôi căn dặn: Đừng bao giờ để bị Cộng Sản tập trung các anh, dù tập trung dưới bất cứ hình thức nào. Tôi có lời chào vĩnh biệt các anh”.

Tướng Hưng đưa tay chào và bắt tay từng người một. Mọi người đều khóc. Đến bên Thiếu Tá Phương, Trung Úy Nghĩa, Hưng gởi gấm:

- “Xin giúp đỡ giùm vợ con tôi. Vĩnh biệt tất cả”.

Mọi người đều đứng yên không ai nói lên được lời nào. Mẹ tôi nhào lại ôm chầm lấy người, xin được chết theo. Hưng an ủi mẹ tôi, yêu cầu mẹ tôi cố gắng chăm lo cho cháu ngoại. Hưng ra lệnh cho tất cả mọi người phải ra ngoài. Không ai chịu đi. Hưng phải xô từng người ra cửa. Tôi van xin:

- “Mình cho em ở lại chứng kiến mình chết”.

Người từ chối. Nghĩa hoảng sợ bỏ chạy. Hưng quay vào văn phòng đóng chật cửa lại. Tôi gọi giật Nghĩa:

- “Nghĩa trở lại với tôi”.

Tôi bảo Giêng tìm dao nạy cửa. Giêng bỏ chạy như bay. Nghĩa trở lên, đứng trước cửa chờ đợi. Có tiếng súng nổ nghe chát chúa. Tôi đưa tay xem đồng hồ: 8g45 tối ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngày kết liễu cuộc đời của chúng tôi. Lê Văn Hưng, anh đã chết.

Giêng run run lấy dao nạy cửa. Cửa bật ra. Nghĩa lách mình nhường tôi chạy vào phòng trước. Hưng ngả người nằm trên, nửa người nằm dưới, hai cánh tay dang ra, cong lên và giật mạnh, toàn thân run rẩy từng cơn. Đôi mắt Hưng mở to căm hờn. Miệng Hưng há ra, đôi môi mấp máy. Tôi ôm chầm lấy Hưng hỏi:

- “Mình, mình ơi! Mình còn lời gì dặn dò em nữa không?”

Hưng không còn trả lời được tiếng nào. Nghĩa gào lên nức nở:

- “Thiếu Tướng! Trời ơi, Thiếu Tướng!”

Giêng chạy vào phụ Nghĩa đỡ lưng và chân, tôi đỡ đầu Hưng, đặt nằm ngay ngắn trên giường. Máu tim nhuộm thắm áo trận, ướt đỏ cả tấm drap trắng. Tôi đưa tay vuốt mắt cho người. Nghĩa vẫn gào khóc:

- “Thiếu Tướng! Thiếu Tướng ơi!”

Tôi bảo Giêng:

- “Nói Hòa đưa Hải, Hà, Quốc lên nhìn xác ba lần cuối. Dặn Phương cho Khiết, Hoàng giữ ở cầu thang, bất cứ giá nào chũng phải ngăn chận Việt Cộng”.

Tôi đi tìm đầu đạn và đuôi đạn. Còn khẩu súng, lạ lùng thay không biết ở đâu. Đến lúc tắm rửa người, thay drap dấy máu, tôi mới hiểu. Trước khi hồn lià xác, với ý chí cuối cùng, người còn bình tĩnh nhét khẩu súng, dấu dưới nệm. Có lẽ người sợ tôi quá xúc động, quên lời hứa, tự sát theo. Bé Hải lúc ấy năm tuổi, ôm hai chân ba, khóc than, kể lể thảm thiết. Bé Hà hai tuổi, thơ ngây ôm chai sữa, lên nằm trên bụng ba, bé mở tròn đôi mắt to, ngạc nhiên không thấy ba đưa tay bế bé như mọi khi.

Nghĩa điện thoại khắp nơi tìm Thiếu Tướng Nam, không thấy trả lời. Tôi vội vã mở đặc lịnh truyền tin, lên máy gọi liên lạc với Thiếu Tướng. Lúc ra máy, chỉnh tần số, tôi chỉ nghe những giọng nói rặc mùi Cộng Sản trên các tần số thuộc đơn vị của chúng ta. Lũ Việt cộng, ngày 30 tháng 4, tràn vào nhà. Phương cương quyết chận chúng ở cầu thang. Chín giờ rưỡi, 30 tháng 4, chuông điện thoại reo vang:

- “Alô, Alô, ai đây?”
- “Dạ thưa chị đó à? Hồ Ngọc Cẩn đây”. Tôi bàng hoàng:

- “Anh Cẩn! Có chuyện chi cần không?”

Tôi cố gắng giữ giọng nói cho bình thường, để Cẩn không nhận biết sự việc xảy ra. Trong điện thoại, về phía Cẩn, tôi có nghe tiếng súng lớn nhỏ thi nhau nổ ầm ầm. Cẩn hỏi:

- “Thiếu Tướng đâu chị? Cho tôi gặp ông một chút”. Tôi lúng túng vài giây:
- “Ông đang điều động quân ngoài kia”.

- “Chị chạy ra trình Thiếu Tướng, tôi cần gặp. Trung Úy Nghĩa đâu chị?”
- “Nghĩa đang ở bên cạnh Thiếu Tướng. Cẩn chờ một chút nhé”.

Tôi áp chặt ống điện thoại vào ngực. Mím môi, nhìn xác Hưng rồi nhìn sang Nghĩa tôi hỏi:

- “Đại Tá Cẩn đòi gặp Thiếu Tướng, làm sao bây giờ Nghĩa?” Nghĩa lúng túng:
- “Cô nói Thiếu Tướng chết rồi”.

- “Không thể nói như vậy được. Đại Tá Cẩn đang cự chiến với Việt Cộng”.

Trí óc tôi chợt lóe sáng phi thường. Tôi muốn Cẩn chiến đấu anh hùng. Sống anh hùng. Chết anh hùng. Tôi đưa máy lên giọng quyết liệt:

- “Thiếu Tướng không thể vào được. Cẩn cần gì cứ nói. Tình hình ở Chương Thiện ra sao? Anh còn đủ sức chiến đấu không? Tinh thần binh sĩ thế nào? Địch ra sao?”
- “Tụi nó dần tụi tui quá. Tinh thần anh em vẫn cao. Chị hỏi Thiếu Tướng còn giữ y lịnh không?”

- “Cẩn vui lòng chờ chút”.

Tôi lại áp chặt ống điện thoại vào ngực. Cắn chặt môi suy nghĩ. Tôi hiểu lời Cẩn hỏi. Trong tích tắc tôi biết khó cứu vãn tình thế. Nhưng tôi muốn Hồ Ngọc Cẩn phải luôn hiên ngang hào hùng. Tôi quyết định:

- “Alô. Cẩn nghe đây: Lịnh Thiếu Tướng. Ông hỏi Cẩn có sẵn sàng tử chiến?”

Cẩn đáp thật nhanh:

- “Lúc nào cũng sẵn sàng, chớ chị!”
- “Tốt lắm, vậy thì y lịnh”.

- “Dạ, cám ơn chị”.

Tôi buông máy gục xuống bên xác Hưng. Nước mắt trào ra, tôi kêu nho nhỏ:
- “Vĩnh biệt Cẩn. Vĩnh biệt Cẩn!”

“Anh Cẩn ơi, hồn linh anh có phảng phất đâu đay, khi tôi ngồi viết lại những dòng này, nước mắt rơi trên giấy, Anh có biết cho rằng trả lời điện thoại với anh rồi, tôi đau khổ tột cùng không? Tha thứ cho tôi!” Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, anh đã hiên ngang hào hùng đến giờ phút chót của cuộc đời. Hiểu rõ Hưng, hiểu rõ tôi, bên kia thế giới không thù hận, chắc anh hiểu rõ tâm trạng của tôi lúc bấy giờ, hẳn anh tha thứ cho tôi?

Kính thưa toàn thể quý vị thuộc thân bằng quyến thuộc của Đại Tá Cẩn. Kính thưa quý vị đã đọc những giòng chữ này. Xin quý vị chớ trách tôi sao dám quyết định. Ngộ biến tùng quyền. Tướng Hưng đã chết. Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam chưa liên lạc được. Vợ người lính nghĩa quân trưởng đồn, khi Việt Cộng tấn công, chồng chị bị tử thương, chị đã thay chồng phản công ác liệt. Tôi không thể để một người như Hồ Ngọc Cẩn đưa tay đầu hàng, hạ mình trước Việt Cộng vào dinh tỉnh trưởng Chương Thiện.

11 giờ đêm ngày 30 tháng 4, 1975. Điện thoại lại reo. Lần này, chính giọng của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam:
- “Alô, chị Hưng!”

Tôi vừa khóc, vừa đáp lời Thiếu Tướng:
- “Thưa Thiếu Tướng…”

Giọng Tướng Nam buồn bã u uất:
- “Tôi biết rồi, chị Hưng, tôi chia buồn với chị, nghe chị Hưng”.

Tôi vẫn nức nở:
- “Thiếu Tướng nghĩ sao về kế hoạch đã gãy đổ?”

- “Hưng đã nói với chị hết rồi hả? Đành vậy thôi. Không phải lỗi chúng ta hèn nhát hay bỏ cuộc. Sự sụp đổ không cứu vãn được vì lệnh hành quân không được Đại Tá… thi hành, phóng đồ và lệnh không tới tay các đơn vị trưởng, lời yêu cầu của dân chúng, lời kêu gọi của tôi quá muộn màng, không hiệu quả, khó cứu vãn nổi tình hình”.

Nói đến đây, Thiếu Tướng Nam hỏi tôi:
- “Chị biết vụ đài phát thanh bị nội ứng chứ?”

- “Thưa biết. Hưng cũng bảo tôi như Thiếu Tướng vậy. Bây giờ Thiếu Tướng định liệu lẽ nào, có định phản công không?”
- “Chị quên còn dân chúng sao? Cộng Sản coi rẻ mạng dân, còn mình thì… Đàng chị thế nào?”

- “Thưa Thiếu Tướng, chúng nó đã tràn đầy dưới nhà. Có vài tên định nhào lên, nhưng bị Giêng cương quyết đuổi xuống. Hiện chúng đang thu dọn tài sản”.
- “Còn mấy chú đâu hết?”

- “Chỉ có Nghĩa và vài ba người lính ở lại. Còn tất cả đã bỏ đi hết. Hưng đã chết rồi, tôi không màng đến tài sản. Miễn là chúng đừng đụng đến xác Hưng”
- “Chị tẩm liệm Hưng chưa?”

- “Thưa chưa. Vừa tắm rửa, thay quần áo xong thì Thiếu Tướng gọi tới”.
- “Chị nên tẩm liệm Hưng ngay đi. Tôi sợ không còn kịp. chúng nó sẽ không để yên”.

- “Thiếu Tướng còn dạy thêm điều gì không? Chẳng lẽ Thiếu Tướng chịu đầu hàng thật sao?”
Người thở dài trong máy. Người nói những lời mà đến chết tôi cũng sẽ không quên:
- “Số phận Việt Nam khốn nạn thế đó, chị Hưng ơi! Tôi và Hưng đã sắp đặt tỉ mỉ, hoàn tất kế hoạch xong xuôi, còn bị phản bội giờ chót”.

Người chép miệng thở dài:
- “Thôi chị Hưng ơi”.

Bỗng giọng người trầm xuống, ngậm ngùi:
- “Hưng chết rồi, chắc tôi cũng chết! Chúng tôi làm Tướng mà không giữ được nước thì phải chết theo nước”.

Giọng người bình tĩnh và rắn rỏi:
- “Cố gắng can đảm lên nhé chị Hưng. Chị phải sống vì mấy đứa nhỏ. Đêm nay có gì nguy cấp, nhớ gọi tôi. Nếu gọi không được, dặn Nghĩa gọi Thụy, lấy mật mã mới”.

- “Dạ, cám ơn Thiếu Tướng”.

Nói chuyện với Thiếu Tướng xong, tôi bước ra lan can nhìn xuống. Dưới sân, sĩ quan và lính tráng đã đi hết. Trừ có Nghĩa còn ở lại. Cổng rào bỏ ngỏ. Gió thổi đong đưa cánh cửa rít lên những tiếng kẽo kẹt bi ai. Mảnh trăng cuối tuần 19 tháng 3 âm lịch chênh chếch soi, vẻ ảm đạm thê lương như xót thương cho số phận Việt Nam Cộng Hòa, cho trò đời bể dâu hưng phế.

Viết đến đây, tôi nhớ lại từng lời của Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, của Đại Tá Tỉnh Trưởng tỉnh Chương thiện Hồ Ngọc Cẩn. Trọn đời tôi, làm sao tôi có thể quên giọng nói gấp rút của anh Cẩn, giọng trầm buồn của Tướng Nam.

7 giờ sáng ngày 1 tháng 5, năm 1975. Vừa tụng dứt đoạn kinh Sám Tỉnh Thế trong nghi thức cầu siêu cho Hưng, tôi nghe có tiếng nấc sau lưng. Quay lại, chính là Trung Tá Tùng, bác sĩ trưởng Quân Y Viện Phan Thanh Giản, Cần Thơ. Ông đến thăm Hưng lần cuối. Ông cho biết phải trở lại Quân Y Viện ngay vì Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam đã tự sát, xác còn nằm tại Quân Y Viện. Tướng Nam đã bắn vào thái dương, lúc 6 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975. Cho đến chết, mắt Tướng Nam vẫn mở trừng trừng, uất hận, miệng người há hốc, đớn đau. Sau cuộc điện đàm với người, tôi đã linh cảm, biết trước chuyện gì sẽ xảy ra. Nhưng khi nghe bác sĩ Tùng báo tin, tôi xúc động vô cùng, tôi quỳ xuống, hướng về Quân Y Viện, nơi Tướng Nam còn nằm đó, cầu nguyện:

- Xin Thiếu Tướng tha thứ. Tôi không dám bỏ xác Hưng để đến vuốt mắt Thiếu Tướng và lo việc tẩm liệm cho Thiếu Tướng. Bây giờ linh hồn của Thiếu Tướng đã gặp Hưng, xin linh thiêng phò hộ cho mẹ con tôi thoát khỏi tay Cộng Sản. Xin thương xót cho quê hương, cho dân tộc chúng ta. Xin thương xót cho toàn thể anh em binh sĩ.

Trung Úy Nghĩa thay tôi đến viếng xác người. Trung Úy Thành, vị ân nhân can đảm đặc biệt, đến với tôi trong giờ phút nguy nan đó. Thành đã mời được Trung Tá Bia đến tẩm liệm cho Hưng. Những vị ân nhân trong cơn biến loạn ấy, trọn đời tôi xin ghi khắc ơn sâu. 8 giờ sáng ngày 1 tháng 5, 1975, các sĩ quan quân đoàn, mặc thường phục, đến viếng xác Hưng. Mầu nhiệm thay, khi gặp lại những cộng sự viên cũ, trong thoáng chốc, mắt Hưng hé mở, nhìn lên. Và từ trong đôi mắt người chết, có hai giòng lệ chảy. Mặt người chợt đỏ bừng lên.

Người khóc cho quê hương đất nước bắt đầu đắm chìm trong điêu linh. Người khóc cho đám tàn quân khốn khổ. Cho đến lúc chết, hai Tướng Nam và Hưng chỉ phân tách nguyên nhân thất bại, làm hỏng kế hoạch của hai người chớ không ai lên tiếng nặng lời trách móc vị Đại Tá kia.

Xin quý vị hiểu rõ giùm tôi. Tôi tôn trọng danh dự của hai ông, vợ con và gia đình hai ông. Trong hoàn cảnh căng thẳng của đất nước, khi lòng người mất niềm tin, hai ông cũng như nhiều người khác, thật sự đáng thương hơn đáng trách. Không hiểu hai ông có đi thoát, hay bị bắt ở lại.

Vận nước ngàn cân treo sợi tóc, một vài người dù đánh đổi cả vận mệnh cũng không nâng đỡ nổi tòa nhà Việt Nam đang sụp đổ tang thương. Nhưng, một ngày chúng ta còn mang trong người dòng máu của dân tộc Lạc Hồng, còn hít thở được khí trời, là một ngày chúng ta còn nợ nần quê hương. Đó là món nợ thiêng liêng và cao quý mà ngôn từ loài người chưa thể diễn tả được sát nghĩa, và thật đúng ý. Sao chúng ta không noi gương oanh liệt của tổ tiên, của cha ông, nối tiếp ý chí bất khuất của tiền nhân, để trang trải món nợ ân tình đó? Sao chúng ta cứ lo chê bai, công kích, hãm hại, đạp chà nhau, để rồi vô tình làm lợi cho bọn cướp nước Cộng Sản?

Đọc những gì tôi kể ở đoạn trên, những vị từng hỏi hay mỉa mai tôi, đã hiểu tất cả sự thật vì sao Tướng Nam và Tướng Hưng đã phải tự sát để bảo tồn tiết tháo. Không ai đem việc thành bại luận anh hùng. Cũng chớ bao giờ lấy tâm địa tiểu nhân để đo lòng người quân tử. Chúng ta, những người còn sống, những người Việt Nam ở trong nước hay lưu vong khắp bốn phương trời, chúng ta phải tự nêu lên câu hỏi: Chúng ta đã làm được gì cho đừng hổ thẹn với những người đã nằm xuống?.

Họ đã nằm xuống không phải là vì họ hèn nhát! Họ đã nằm xuống là vì muốn bảo toàn Sáu Chữ mà họ từng mang trên đầu: Tổ Quốc, Danh Dự, Trách Nhiệm.

Nếu chưa làm được gì cho quê hương, xin hãy thận trọng lời phê phán vô ý thức. Đừng vô tình, thành tàn nhẫn sỉ nhục những người dám chết cho Tổ Quốc.

(EM PHẢI SỐNG)

Get paid to share your links!