dailymotion

Friday, November 4, 2016

Trúc Hồ rời Asia – Giữa 2 con đường


Thành ngữ Anh có câu: “What must be, must be” có nghĩa là cái gì đến sẽ đến. Thời thế đổi thay không nhanh, không chậm và ai cũng dự báo trước được cái ngày này sẽ đến. Asia không còn Trúc Hồ, tức là không còn linh hồn tạo nên cái chất riêng suốt 20 năm qua.
Các trung tâm hải ngoại đang rất khó khăn, do thị hiếu khán giả thay đổi, do thế hệ thứ 2 sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ hầu như không còn ưa chuộng thể loại nhạc vàng ủy mị, hay những bài nhạc lính chiến đấu, tinh thần chống cộng cũng chẳng mãnh liệt, vì họ biết gì về xứ sở thiên đường đâu. Lượng người xem, người nghe ít dần, CD, DVD không bán được đã khiến nhiều trung tâm đóng cửa, điển hình là Vân Sơn phải về nước, giờ đi làm cả MC game show hài. Hay như trung tâm Thúy Nga phải nhét quảng cáo ào ào, bao gồm cả Dr. Thanh Tân Hiệp Phát để đủ chi phí sản xuất chương trình.
Asia đang đứng giữa 2 con đường, thay đổi hay là chết. Không thể cứ nhai đi nhai lại những điều cũ rich từ suốt 20 năm qua, hát đi hát lại những bài hát quen thuộc, dù rằng Trúc Hồ là một trong những thiên tài về hòa âm phối khí, nhưng món ngon thì ăn đi ăn mãi cũng chán. Asia giờ chỉ còn tinh thần tranh đấu là đáng giá, nhưng có vẻ như nó sắp lụi tàn.
Asia cũng có cái khó riêng, đổi mới thì phe cựu không chịu, vì tinh thần của Asia nó như cái thương hiệu, là niềm tin duy nhất còn sót lại. Nhưng nếu không thay đổi thì sẽ trở thành kẻ đứng bên lề của thời cuộc, lạc lõng mệt nhoài với những bài hát đó, với những câu chuyện đó, mà không phải người nghe nhạc nào cũng muốn nghe.
Trước khi bắt đầu cuốn Asia 78, giám đốc trung tâm là Thi Vân (con gái của nhạc sỹ Anh Bằng) đã muốn chủ đề bài hát là Mưa, nhưng Trúc Hồ phản đối, muốn chủ đề là “Tình yêu và thân phận”, tức là vẫn muốn tranh đấu. Trúc Hồ cũng nói rõ quan điểm của mình, nôm na là: “chương trình nào tôi thích thì mới làm được, nếu chương trình không hứng thú thì chị hãy để người khác lắm”. Sau 20 năm tâm đầu ý hợp, giờ đã đến lúc chọn một con đường để đi.
Nhạc sỹ Trúc Hồ vượt biên từ Việt Nam bằng đường bộ đi qua Campuchia và Thái Lan, sau đó ở trong trại tị nạn rồi mới đến Mỹ năm 1981. Trung tâm Asia được biết đến với 3 trụ cột là Anh Bằng – Trầm Tử Thiêng – Trúc Hồ. Trong đó Trúc Hồ nổi bật với khả năng hòa âm phối khí cực kỳ hay và độc đáo, rất nhiều bản nhạc trữ tình bất hủ đã trở nên hay hơn rất nhiều qua bàn tay của Trúc Hồ, Trúc Sinh, Sỹ Đan... Bên cạnh vai trò nhạc sỹ, Trúc Hồ còn là đạo diễn chính của các chương trình Asia.
Trong một diễn biến khác, tiếp theo Đan Nguyên, “giọng ca vàng” Quốc Khanh cũng chính thức chia tay trung tâm Asia. Quốc Khanh đã post bài hát “Thôi thế thì chia tay” như là một lời thông báo về việc không ủng hộ đường lối mới mà ủng hộ Trúc Hồ. Quốc Khanh bảo rằng đến với Asia nhờ lý tưởng và cái duyên, nay lý tưởng không còn, duyên đã hết thì cũng xin nhẹ nhàng ra đi. Cùng với đó, nhạc sỹ Sỹ Đan, ca sỹ Mai Thanh Sơn và Nguyên Khang cũng tuyên bố ra đi, Hoàng Thục Linh chắc chắn cũng theo chồng Quốc Khanh.
Chưa biết Asia thời không có Trúc Hồ sẽ thế nào, nhưng hy vọng nhạc vẫn hay. Còn các ca sỹ khác sau khi rời trung tâm thì cũng nên tìm một bến đỗ mới để không phí hoài tài năng, mà thực ra cũng chẳng còn nhiều trung tâm để lựa chọn, ngoài Thúy Nga.

Bui An

No comments:


Get paid to share your links!