Monday, December 14, 2015

Bạc Liêu: Ăn tiết canh dơi, cựu Giám đốc Sở thiệt mạng


Chiều 13/12, Bệnh viện Đa khoa huyện Phước Long (Bạc Liêu) xác nhận, ông Minh (59 tuổi, ở thị trấn Phước Long) tử vong nghi do ngộ độc thực phẩm sau khi ăn tiết canh dơi.
Theo đó, tối 11/12, ông Minh làm thịt dơi nhậu với những người cùng xóm. Uống được vài ly rượu và ăn tiết canh dơi, ông Minh đau bụng dữ dội, tiêu chảy nhiều lần rồi gục tại nhà vệ sinh.
Được người thân đưa vào bệnh viện gần nhà cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi. Vài tháng trước, ông Minh là giám đốc một Sở ở Bạc Liêu, được nghỉ hưu trước tuổi.
Bac Lieu: An tiet canh doi, cuu Giam doc So thiet mang
các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tiết canh, nhất là những loại động vật lạ vì có thể nguy hiểm đến tính mạng
Tiết canh dơi là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân miền Tây, tuy nhiên các bác sĩ khuyến cáo không nên ăn tiết canh, nhất là những loại động vật lạ.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành làm rõ vụ việc.
Còn nhớ, trước đó, một doanh nhân cũng suýt mất mạng vì ăn tiết canh dê. Theo lời  kể của ThS-Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV bệnh Nhiệt đới TW: Ông Trần Văn Nam, một doanh nhân người Hà Nội, đi công tác đến Ninh Bình – đất của dê núi, nên đã rẽ vào quán thịt dê, gọi tiết canh dê khai vị. Ăn xong bát tiết canh, ông Nam tiếp tục ăn thịt dê tái chanh cùng vài món làm từ thịt dê khác.
Nhưng chỉ 2 ngày sau, ông Nam lên cơn sốt, đau đầu, buồn nôn và hôn mê nên được nhập BV bệnh Nhiệt đới TW cấp cứu.
Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết ông Nam, bị viêm màng não do liên cầu khuẩn lợn, tình hình rất nguy kịch. Liên cầu khuẩn lợn mà ông mắc phải được xác định do chính bát tiết canh dê mà ông đã ăn hai ngày trước đó.
Lý giải về việc ăn tiết canh dê, lại bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, BS Cấp nói rất có thể, tại quán bán thịt dê đó, lượng thực khách ăn tiết canh dê lớn, mà mỗi con dê chỉ có một lượng tiết nhất định nên tiết lợn được lấy để pha lẫn tiết canh dê. Hoặc có thể là tiết canh dê nhưng pha vào dụng cụ trước đó dùng đựng tiết canh của con lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn.
Ngoài ra, theo bật mí của một cựu chủ quán bán tiết canh dê thì, phần cuống họng dê nhỏ nên nhiều khi phải dùng sụn, họng lợn để băm, pha vào cùng với tiết dê. Mà phần họng lợn là nơi khu trú của liên cầu khuẩn. 
Điều này lý giải tại sao có người ăn tiết canh dê vẫn mắc liên cầu khuẩn lợn.
Thùy Dung (Tổng hợp)

No comments:


Get paid to share your links!