Saturday, October 29, 2016

Tếu dỡ: Mới toanh đề thi học sinh giỏi văn: Thi cái con kẹc!


Lễ hội rước cái Hạnh Phúc tại Nhật Bản. Ảnh Google.
Lễ hội rước cái Hạnh Phúc tại Nhật Bản. Ảnh Google.
Chu Mộng Long – Khá khen cho người ra đề thi, tự do và khai phóng đến mức xé toang hàng rào cấm kị của ngàn năm trên xứ sở Nho giáo. Đó là nói đề thi. Còn người làm đáp án và học sinh luận kiểu gì chưa biết…
Một học sinh vừa dự thi học sinh giỏi môn Văn cấp tỉnh, gọi điện cho tôi: – Bác ơi, cho cháu hỏi cái câu nghị luận xã hội, khó quá, cháu làm đại, không biết đúng hay sai? Mà câu này đến 8 điểm bác ơi!
Tôi hỏi: – Câu đó thế nào?
Học sinh nói, đề ra về nguồn gốc loài người: – Thượng Đế lấy đất sét nặn nên hình hài con người. Sau khi nặn xong, đủ mắt mũi chân tay, mỗi bộ phận đều có chức năng hoàn chỉnh. Con người cất lời xin Thượng Đế cho nó hạnh phúc. Thượng Đế nói hạnh phúc là gì ta không biết rồi chỉ một mẩu đất sét còn thừa và nói, coi như cái này là cái Hạnh Phúc, ta cho con, con tự nặn lấy và chọn chỗ mà gắn vào. Đề hỏi, em suy nghĩ thế nào về câu chuyện trên.
Tôi bật cười: – Thi cái con kẹc à?
Học sinh ngạc nhiên hỏi: – Con kẹc là con gì vậy bác?
Tôi bật cười: – Là cái mẩu đất sét thừa đấy!
Sự phóng đại Hạnh phúc. Ảnh trong sách Nhập môn Hậu hiện đại. Tri thức.
Sự phóng đại Hạnh phúc. Ảnh trong sách Nhập môn Hậu hiện đại. NXB Trẻ.
Nó càng không hiểu. Tôi buộc giải thích, là thế này. Câu chuyện đó có gốc từ Cựu Ước. Kinh Cựu Ước nói, Chúa lấy bụi đất trong không gian, tạo ra Adam giống hình hài của mình, cho Adam sống ở vườn Eden, sau lấy sườn Adam tạo ra Eva cho có đực có cái. Nhưng Chúa lại cấm ăn Trái Cấm, vì khi ăn Trái Cấm, cái mẩu thừa kia nó đòi hỏi thì không còn sống bất tử nữa. Nhưng một ngày kia, Adam và Eva lại vi phạm điều cấm và bị đẩy xuống trần, chấp nhận cuộc sống hữu hạn. Hàm ý sâu xa của Kinh Thánh là, sự đòi hỏi thỏa mãn xác thịt là nguyên nhân của mọi tội lỗi và cái chết. Đó là lí do cái mẩu thừa kia thành “nguyên tội tổ tông”, con người thấy xấu hổ nên đành phải cầm tù nó lại bằng cái lá vả và sau đó là cái quần. Câu chuyện nhại trong đề thi trên nằm trong kho tàng trào tiếu dân gian phương Tây, muốn lật ngược quan niệm của Thiên Chúa giáo, rằng thì là, con người đã chọn hạnh phúc là cái mẩu thừa ấy, hạnh phúc trần thế xét đến cùng là thỏa mãn phần xác thịt ấy, chứ không phải mơ tưởng viễn vông ở thiên đường. Không phải ngẫu nhiên mà sự trừng phạt có tính hạ nhục, triệt tiêu mọi ngọn nguồn hạnh phúc con người ở thời trung cổ là thiến hẳn cái mẩu thừa ấy!
Học sinh khóc hu hu: – Vậy là chết cháu rồi. Cháu cứ tưởng câu chuyện ấy muốn nói, hạnh phúc là niềm vui tinh thần, lớn lao và đa dạng, mỗi người có quyền tự do lựa chọn cho riêng mình. Mà cháu còn học ở phổ thông làm sao biết chuyện người nhớn mà làm bài như bác nói chứ ạ?
Tôi lại bật cười: – Tự do lựa chọn thế nào được khi trong câu chuyện nhại kia Chúa chỉ cho có một mẩu thừa và ngay từ đầu con người đã lỡ cắm vào một chỗ cố định và bị cầm tù? Hạnh phúc là một cái gì luôn bị hụt hẫng, cho nên mỗi khi tức giận người ta thường văng “con kẹc” để trút xả ức chế! Do học sinh Việt bị cấm kị và bị che đậy bởi ý thức hệ Nho giáo chứ học sinh Tây thì chúng được trải nghiệm sớm và được hưởng thụ giáo dục khai phóng nên thừa hiểu biết. Nhưng không sao đâu, chính người ra đề và làm đáp án cũng chỉ hiểu như cháu thôi! He he…
Đề vừa chôm nguyên con trên FB Trần Hà Nam.

Chu Mộng Long

No comments:


Get paid to share your links!