Sunday, March 19, 2017

"Tui nói luôn , chuyện các anh cấm thì mặc xác các anh . Miệng của tui thích hát là tui hát méo thằng nào cấm được."



Vài dòng nói với anh Lưu và anh Kha như thế này : Một người chuyên sản suất nhạc mì ăn liền như các anh thì làm sao cảm nhận được tính nhân văn , lãng mạn trong từng lời của những bài hát trước 1975 .
Bây giờ các anh đã nghĩ ra tại sao nhạc của mình chẳng ma nào thèm để mắt tới chưa ? Bởi trên đầu các anh đã hai thứ tóc , mà vẫn mang trong lòng tính đố kỵ , hận thù thì làm sao mà thả hồn vào lời nhạc của mình được .
Tui nói luôn , chuyện các anh cấm thì mặc xác các anh . Miệng của tui thích hát là tui hát méo thằng nào cấm được
Với những người có cái đầu nhìn âm nhạc bằng con tim hận thù , đố kỵ thì tâm hồn ngày càng teo lại .Không thể bắt buộc người khác có cái đầu đầy sỏi đá giống các anh được . Con người ta cảm nhận âm nhạc bằng tâm hồn , đừng bắt người khác phải nhai lại lối suy nghĩ của các anh , thế nhé !

Nguyễn Lai

NẠN BẢO KÊ


Đứa em làm báo nhỏ nhẹ, anh ơi, rảnh không, giúp em tí đi...
Nó gợi ý, anh nghĩ gì về "cuộc chiến" giành lại vỉa hè hôm nay? Anh có nhớ kỉ niệm nào về "vụ án" đê Nghi Tàm hơn 20 năm trước không? Lần này liệu có hi vọng không anh?...

Nhớ chứ.
Nhớ cảnh nhà cửa hai bên đê ngổn ngang gạch, ngói, vôi, vữa, tan hoang như sau trận B52. Nhớ, dân đã đồn tầm bậy, tầm bạ, rằng trên đê có nhà của con ông này, cháu ông kia, rồi còn rỉ tai nhau, ối giời, đây là cái cớ để nội bộ choảng nhau thôi...Giời cũng ạ !

Mà cái mini Hotel Eden khá đẹp, được dân tình đồn nhiều nhất lại chính là của thằng bạn tôi. Thỉnh thoảng, bạn bè vẫn tụ tập, làm con ba ba, uống rượu, đánh bài cuối tuần...
Thằng bạn này dân làm ăn năng động, tháo vát, làm khách sạn, vũ trường đầu tiên ở Vũng Tàu, Hà Nội, Đà Nẵng..., rồi làm cả nhà máy lớn ở Đà Nẵng, Cần Thơ...Công việc đang rất thành công, bị bệnh hiểm nghèo, mất 12 năm rồi...
Dân tình cứ đồn láo lếu thế thôi, liên quan gì đến con cháu ông bà nào đâu.


Thực ra, các công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm hành lang đê Nghi Tàm, đã xuất hiện một số vết nứt, ảnh hưởng đến an toàn thân đê. Chính quyền phường, quận, thành phố Hà Nội sau nhiều năm bỏ lơ, khi nhà cửa của dân phủ kín hai bên đê thành một khối tài sản quá lớn, đành bất lực, chấp nhận cho tồn tại.
Trật tự, kỉ cương xã hội bị xâm phạm nghiêm trọng đến mức báo động.

Thời điểm này, an ninh, trật tự, an toàn xã hội có vấn đề. Sau cuộc đổi mới năm 86, là dịp kinh tế bị kiềm hãm nhiều chục năm như lò xo bị nén mãi giờ bung ra, đồng thời nạn xã hội đen hoành hành trở nên phổ biến. Các băng đảng xã hội đen mọc lên khắp nơi, tranh nhau bảo kê hầu hết các lĩnh vực của đời sống như kinh doanh nhà hàng, karaoke, nhà nghỉ, chợ búa, cờ bạc, tín dụng đen.
Đáng ngại nhất là nạn bảo kê như một bệnh dịch truyền nhiễm, bắt đầu lây sang chính quyền cấp phường, quận..., thách thức ngay cả chính quyền trung ương.
Chính quyền nào cũng vậy, vốn được sinh ra để phục vụ, bảo vệ người dân, giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh thuận lợi, đúng pháp luật lại bỏ lơ, thậm chí có nơi, có người còn bảo kê luôn xã hội đen dưới nhiều hình thức vô cùng tinh vi.

"Vụ án" đê Nghi Tàm năm xưa, nhiều người đã viết.
Nghĩ về "vụ án", rồi liên hệ với "cuộc chiến" giành lại vỉa hè cho người đi bộ - một chủ đề cực hót tại SG và HN trong những ngày qua - là điều đáng bàn và sẽ rất thú vị. Hai chữ "vụ án" và "cuộc chiến" dùng trong thời bình, cùng một chủ đề thiết lập lại trật tự, kỉ cương, chỉnh trang bộ mặt đô thị, cách nhau hơn hai chục năm có mối liên hệ gì về bản chất đến vấn nạn "bảo kê" không?
Chuyện "bảo kê" đầy những mờ ám, xấu xa, đáng bàn và thú vị quá đi chứ.
Người đứng đầu chính quyền thủ đô, một vị tướng công an đã chính thức tuyên chiến với nạn chính quyền các cấp quận, huyện, các ngành (trong đó có cả công an) bảo kê cho các bến đậu xe, bãi bia cũng như nạn lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, các diện tích công cộng khác tại Hà Nội.
Tôi tin đợt ra quân lập lại trật tự, kỉ cương, chỉnh trang bộ mặt đô thị, giành lại vỉa hè cho người đi bộ...tại thủ đô lần này được chính vị chủ tịch trẻ khởi xướng, đa số người dân ủng hộ, sẽ thành công.
Tử huyệt đã được thị trưởng chỉ rõ: bảo kê!

Những ngày qua, tôi đã chứng kiến cảnh các lều quán, biển báo, mái che, vỉa hè, lòng đường bị lấn chiếm đang được tháo bỏ dần trên hầu hết các tuyến phố nơi tôi đi qua.
Có những bãi xe tự phát trên vỉa hè, lòng đường tồn tại nhiều năm như một sự đương nhiên trước những khách sạn, nhà hàng lớn, hay trước một cơ quan nhà nước, đã bị dẹp bỏ. Kể ra, muốn uống cà phê, ăn sáng ở Phan Chu Trinh, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...tìm được chỗ đậu xe hôm nay, không hề đơn giản chút nào.

Thành công của "cuộc chiến" lần này, có thể tin là chắc chắn, khỏi bàn cãi.
Có giữ được không và sẽ duy trì bao lâu, mới là vấn đề quan trọng !
Một số tuyến đường trong khu phố cổ, như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Buồm, Chả Cá, Lương Văn Can..., vỉa hè quá nhỏ, xe máy - một phương tiện đi lại chủ yếu của người dân thủ đô truyền thống không có thói quen đi bộ - vẫn xếp đầy vỉa hè, liệu có dẹp được không?
Khó và phải chờ.

Dẹp nạn bảo kê cấp phường, cấp quận, cấp sở, ngành đương nhiên là gay go, phức tạp nhưng không phải quá khó, không thể. Thị trưởng trẻ, từng là giám đốc công an, ra tay, khả năng là sẽ dẹp được.
Trường hợp bảo kê xuất phát từ cấp cao hơn sẽ sinh ra những "vụ án" phức tạp hơn, dai dẳng hơn. Công trình 8B Lê Trực, đại dự án 148 Giảng Võ, tổ hợp căn hộ cao tầng không phép Linh Đàm của đại gia điếu cày...là ví dụ.
Đây mới thực sự là "cuộc chiến" cam go, phức tạp, có kết cục khó lường.

Chợt nhớ Ông Thủ tướng Sáu Dân (1992 - 1997).
Hơn hai chục năm trước, để giải phóng nhà cửa xây dựng trái phép dọc hành lang đê Nghi Tàm, Ông đã cải trang làm dân thường, trực tiếp thị sát thực tế, trước khi phát lệnh chiến dịch. Ông cũng kiên quyết chỉ đạo các cơ quan có liên quan từ trung ương đến địa phương làm đến cùng, khi hai con đường ven đê Nghi Tàm hình thành, chấm dứt tình trạng lấn chiếm hành lang và thân đê.
Đơn độc trong quyết định làm đường dây 500KV dài gần 1500km, một vị bộ trưởng trong chính phủ của Ông đã vướng vào vòng lao lí, một thứ trưởng dính án treo. Đường dây 500 KV khởi công ngày 01/03/1992, đóng điện thành công 19.07' ngày 27/05/1994. Sáng hôm sau, 5 giờ sáng, chính Ông đã vào tận trại giam Thanh Xuân, gắn chiếc huy hiệu đường dây 500KV đầu tiên cho vị bộ trưởng đang thụ án.
Việc ban hành chỉ thị 406 ngày 08.08.1994, "kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1995 nghiêm cấm sản xuất, buôn bán và đốt các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ trong phạm vi cả nước (trừ các loại pháo hoa và thuốc làm pháo hoa)…", đã xoá sổ tất cả mọi cơ sở sản xuất, buôn bán pháo không phải chỉ một làng nghề nổi tiếng chuyên sản xuất pháo Bình Đà. Chấm dứt một thói quen truyền thống hàng trăm năm của người dân.
Điều khó khăn này, có lúc đã tưởng không thể làm được.

Ông cũng quyết định làm con đường thẳng từ sân bay quốc tế Nội Bài về Hà Nội qua cầu Thăng Long, về trung tâm chính trị Ba Đình. Hơn hai chục năm, con đường chỉ thẳng khi qua cây cầu, đoạn tiếp vẫn quanh co, chật chội, không tương xứng.
Giờ, 20 năm rồi, có cầu Nhật Tân hiện đại, thêm một tuyến đường mới khang trang, rộng rãi, qua cây cầu mới, muốn về trung tâm Hà Nội, vẫn phải đi qua đường đê Nghi Tàm, hoặc qua ngả Hoàng Hoa Thám chật chội, không thể mở rộng.

Tạo một con đường ngay thẳng, đồng bộ, đẹp, xem ra khó thật.
Ngay cả quyết tâm của một vị Thủ tướng nổi tiếng hành động, quyết đoán, mạnh mẽ cũng từng bị thách thức khi phải đối diện với thực trạng "bảo kê".
Hi vọng "chính phủ kiến tạo, liêm chính, chuyển mạnh từ quản lý sang phục vụ", hôm nay sẽ hành động, không chỉ là khẩu hiệu.
P/S. Dùng quyền lực được nhân dân trao, để bảo kê cho một cá nhân hay một nhóm lợi ích nào đấy, trước sau cũng phải trả giá.
Bởi đất đai, sông núi..., tất cả mọi tài nguyên của đất nước này thuộc về nhân dân, không phải của riêng bất kì ai, dù đang tạm ngự bất cứ chức vụ nào.
Chữ "bảo kê", bất luận được dùng trong trường hợp nào cũng chỉ gợi nên những xấu xa, mờ ám!
(còn nữa.)



Tại sao người “có học” đó lại cam chịu cúi đầu sống trong guồng máy của chế độ thối nát, mục ruỗng, sắp sụp đổ này? Thật buồn!

Từ khi anh Lưu Văn Vịnh bị bắt oan và giam giữ ở số 4 Phan Đăng Lưu đến nay mẹ con em được mọi người điện thoại quan tâm chia sẻ. Nhưng cũng có người gọi là “có học” điện thoại tư vấn cho em như này : 
- Alo chị à , mấy mẹ con chị khỏe không ? 
- Cảm ơn em mẹ con chị vẫn khỏe
- Anh Vịnh giờ sao rồi hả chị?
- Anh Vịnh vẫn bị giam giữ oan sai chưa được về 
- Đợt này anh Vịnh về chị nói anh khùng vừa thôi, toàn rảnh đi lo chuyện không đâu.
- Em nói vậy không đúng, anh Vịnh khùng mà biết lao động nuôi vợ con, mà biết dành tâm huyết và thời gian hoạt động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ môi trường, phản đối TQ xâm lược biển đảo VN và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn do bị áp bức, bất công, bị oan sai. 
Sống có trách nhiệm với xã hội và đất nước là khùng ư?

– Nhà em ko rảnh để quan tâm tới những việc đấy và em cũng không cần biết về chính trị làm gì.
– Em nói hay nhỉ? Vợ chồng em làm trong cơ quan nhà nước, lại là bên ngân hàng, liên quan đến kinh tế, đến đồng tiền, mà nói không biết về chính trị thì ai phải biết về chính trị? 
Thế em có biết Formosa xả độc tháng 4 năm 2016 đã làm kinh tế Việt Nam tụt giảm mấy % so với kế hoạch không, và hàng triệu người dân miền Trung mất nghiệp không, và vì thế mà lạm phát tăng, đồng tiền VN mất giá so với đô la không? giá cả tăng, đời sống khó khăn hơn không? 
Em có biết nước ta có hơn 3000km bờ biển mà sắp phải nhập khẩu muối không?

- Em thấy trong cơ quan em họ cũng không quan tâm và các khu công nghiệp xung quanh họ có nói gì đâu? Anh Vịnh toàn thích sống khác người!
- Chị lại thấy chính các em mới sống khác người. Các em luôn phải cúi đầu theo lệnh cấp trên mà không dám nói lên tiếng nói của mình. Em nên dành chút thời gian vào Facebook, vào trang Con Đường Việt Nam, Dân Làm Báo, Dân Luận, BBC, RFA, VOA, Anhbasam , Huỳnh Ngọc Chênh … để tìm hiểu về quyền con người, những tiếng nói khách quan về thế giới, về đất nước, nhân dân em nhé. Nhiều người đã hiểu được sự bất công, thối nát của chế độ này rồi, nhưng họ nói mà em không nghe đấy thôi. Hoặc em không đọc nên tưởng họ khùng thôi. Họ không vô cảm, sợ hãi, ích kỷ chỉ biết tiền, tiền, tiền… ko lười đọc, lười suy nghĩ, như thế là khác người?

- Vậy như anh bây giờ có giúp được gì cho gia đình và con cái hay để vợ con xấu hổ?
- Ồ! không đâu em, mẹ con chị không xấu hổ, mà còn tự hào về anh. Anh chấp nhận gian khổ để hi vọng sau này con cháu anh, con cháu em và tương lai người VN có một xã hội bình đẳng, tự do nhân quyền, văn minh như các nước dân chủ không còn độc tài cộng sản: Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc… hay Anh, Nhật, Mỹ, Pháp, Úc. Có nước độc tài cộng sản nào mà dân được tự do sung sướng hả em? Em có thấy Quan chức cộng sản và người giầu ở Trung Quốc cộng sản, VN lũ lượt bỏ nước sang Mỹ, Canada, Úc… không?

- Anh giờ bị tù như vậy chị nghĩ xem, sau này các con chị đi học đại học hoặc xin đi làm sẽ ảnh hưởng trong hồ sơ lý lịch thì làm sao?
- Nhà chị các cháu có học đại học thì cũng không vào đoàn thanh niên CS đâu. Anh chị chỉ ủng hộ các cháu tham gia các hoạt động xã hội thiện nguyện, bảo vệ môi trường, hay những việc hữu ích tốt cho dân, không lừa dân, không vì danh hão đâu, nên sợ gì lý lịch các cháu khi vào đại học?

Còn khi các cháu xin việc làm, chúng sẽ thi tuyển vào những nơi cần người làm thật, không phải vào cơ quan để tiếp khách, để pha trà cho sếp, hay vào ê-kip hành dân, nhũng nhiễu dân đâu… Nếu kinh tế thị trường tự do, các công ty muốn phát triển sẽ tuyển người lao động dựa vào kỹ năng chuyên môn và đạo đức, chứ họ không cần là đảng viên cs, không cần lý lịch như vợ chồng em nghĩ đâu.
Và chị có tiền chị cũng không nịnh nọt nhờ vả, hay đút lót mấy trăm triệu để vào cơ quan nhà nước, DNNN nhằm chui kỳ được vào guồng máy cs tham nhũng đâu em ạ. Vào đó con người mất tự do, mất hết hứng thú sáng tạo, bị hạ thấp nhân phẩm, nó buộc con người thành cái máy trung thành với sự giả tạo, vô đạo đức, con người bị tha hóa theo bộ máy độc tài, độc quyền em ạ.
- Nhưng dù sao anh vẫn mang tiếng là bị đi tù.
- Chị hiểu ý của em rồi. Tù tham nhũng, bán nước, giết người, ăn cắp ăn trộm thì mới phải xấu hổ em ạ. Tù vì để cho một xã hội tốt hơn, để bảo vệ Tổ quốc, thì chỉ có tự hào thôi. Em xem, thế giới chỉ đòi tự do cho những tù nhân lương tâm chứ có ai đòi tự do cho bọn tham nhũng ko? TNLT là người đấu tranh cho tự do nhân quyền, cho quyền lợi của công nhân, đấu tranh cho nông dân bị mất đất mất nhà, bị oan sai, hay vì chủ quyền quốc gia, vì chống độc tài cộng sản, vì chống Trung Quốc cộng sản xâm lược biển đảo, chống TQ đầu độc môi trường của VN…
Em có biết những tấm gương đi tù được nhân dân kính phục chưa? Em hãy tìm hiểu về những tù nhân lương tâm thì sẽ hiểu.
Nhân dân quý mến họ là vì họ chống độc tài, chống tham nhũng quyền tiền, chống suy đồi đạo lý, chống vi phạm tự do nhân quyền, chống mua bán bản án bất nhân oan ức, chống bất công, chống ô nhiễm môi trường, chống ấu dâm... 
Và Nhân dân coi khinh những kẻ đương chức, đương quyền là tay sai Tầu cộng chỉ vì tham quyền cố vị để tham nhũng, để hút máu dân, để vinh thân phì gia, lừa dân, bán nước, chúng như “một đàn sâu” đục khoét tài sản quốc gia như ông Trương Tấn Sang đã nói, và “Hở ra là ăn, ăn không từ thứ gì” như bà Nguyễn Thị Doan Phó chủ tịch nước đã phải thừa nhận.

Thử hỏi cán bộ cộng sản các em đi tù vì tội gì?
Họ đi tù vì họ là những kẻ tham nhũng, những kẻ hủ hóa, ấu dâm, những kẻ bất nhân bất nghĩa, (chỉ đáng thương cho kẻ tham ít nhưng bị lừa mà phải gánh tội thêm cho cấp trên). Không những dân khinh mà vợ con họ, đồng nghiệp họ cũng khinh, cũng xa lánh.

Anh Vịnh từ khi bị công an HCM bắt giam oan trái, chị và các cháu có bị một số người quen cũ xa lánh, dè bỉu, nhưng số người mới chia sẻ, quan tâm, giúp đỡ gia đình chị lại nhiều hơn nhiều lần số người quay lưng.
Nên các em đừng vơ đũa cả nắm đánh đồng cái chữ "tù". Các em nên đọc thêm thông tin báo chí nước ngoài, trang mạng xã hội, facebook để hiểu cho khách quan, đừng mù quáng, vô cảm mãi nữa.

- Chị bây giờ nói cứng quá không như dạo trước.
- Chị vẫn vậy thôi, chị nghĩ đáng lẽ em là người có học, mang danh trí thức thì khi nói chuyện với một người dân ít học như chị em khai sáng cho chị mới đúng, đằng này như là ngược lại, nên chị buồn thôi.

Kết thúc câu chuyện với người “có học”, tôi cứ thấy buồn vô tận.
Tại sao người “có học” đó lại cho rằng: “ai dám nói nên tiếng nói của mình là khùng là hoang tưởng”.
Sao nhiều người bình dân, không có bằng cấp như người “có học” đó lại hiểu được thực tế cái chế độ thối nát này, và họ động viên giúp đỡ mẹ con em rất nhiều . Tại sao người “có học” đó lại cam chịu cúi đầu sống trong guồng máy của chế độ thối nát, mục ruỗng, sắp sụp đổ này?
Thật buồn!

(FB Cô Mười Họ Lê, vợ anh Lưu Văn Vịnh)
Ảnh chụp NSUT Kim Chi đến thăm chị Mười, vợ TNLT Lưu Văn Vịnh )

Get paid to share your links!