dailymotion

Wednesday, May 2, 2018

Đàn bò vào thành phố


Bài hát này còn có tên là Du Mục, nằm trong tập Ca Khúc Da Vàng của nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn. Ông đã bắt đầu viết những ca khúc này từ năm 1964, nhưng đến năm 1967 mới chính thức phát hành "lậu", gồm rất nhiều bài nổi tiếng như "Gia Tài Của Mẹ, Đàn Bò Vào Thành Phố, Người Già Và Em Bé, Người Con Gái Việt Nam Da Vàng, Đại Bác Ru Đêm, Tình Ca Của Người Mất Trí, Đi Tìm Quê Hương ...
Nói rõ ra để tránh nhiều người ngộ nhận Trịnh Công Sơn cảm hứng sáng tác Đàn Bò Vào Thành Phố sau biến cố 30.4.1975, thực tế có rất nhiều người tưởng rằng như thế thật. https://www.nhaccuatui.com/…/du-muc-trinh-cong-son.QSsTKwKl…

"Đàn bò vào thành phố 
Đêm buồn vắng buồn hơn 
Đàn bò vào thành phố 
Không còn ai hỏi thăm 
Đàn bò tìm dòng sông 
Nhưng dòng nước cạn khô 
Đàn bò bỗng thấy buồn, bỗng thấy buồn 
Rồi một hôm đứng mơ mây ngàn"

Tại sao người ta lại ngộ nhận bài này viết sau năm 1975, bởi vì sự trùng hợp và phù hợp với những diễn biến khi đó. Một hình ảnh ví von kỳ lạ, đúng bản chất, đúng ngữ cảnh, đúng hình ảnh, khó có hình tượng ẩn dụ nào lột tả được chính xác hơn nữa.
Đàn bò đã lạc lỏng như thế nào giữa thành phố xa lạ, nhưng chẳng như Trịnh Công Sơn mô tả rằng đàn bò thấy buồn, không, thực tế nó không buồn, nó vui trên sự tàn nhẫn, đày đọa, vun vén và tham tàn. Đàn bò của Trịnh đầy xúc cảm, còn đàn bò đời thực vô cảm, lạnh lùng và phi nhân tính.
Có ai đó đã nói, "có thể đem con khỉ ra khỏi khu rừng, nhưng không thể đem khu rừng ra khỏi con khỉ". Vật đổi sao dời, bao lớp người đã hóa thành tro bụi, bao lần đứng lên rồi nằm xuống, cũng không đổi đi được sự việc, nó vẫn như thế, vẫn tươi rói như máu chảy ra từ tim đập thoi thóp. Quên làm gì, hòa hợp cái gì, có những thứ không cần phải quên. Cũng đừng trách cứ gì chuyện trang hoàng phanh vạch vết thương để kỷ niệm, chẳng ai cần phải quên, mà có muốn cũng không thể quên được.
Năm 1973, khi ký xong Hiệp định Paris, nhạc sỹ Nhật Ngân đã vui mừng khôn xiết, viết bài Một Mai Giã Từ Vũ Khí, kể chuyện về quê thăm gia đình, thăm đàn bò đàn trâu, thăm mộ đồng đội. Rồi nhạc sỹ Thanh Sơn cũng rưng rưng cảm động, tưởng rằng hòa bình đã đến, hòa hợp đã bắt đầu, "Còn ruộng đồng còn quê hương, còn giọng hò còn yêu thương ... Hòa bình ơi đón chờ từ lâu, người Việt Nam hãy hòa hợp nhau".
Cả hai ông Nhật Ngân và Thanh Sơn chắc đều chưa tâm sự với Trịnh Công Sơn, bò thì hòa hợp với người thế nào được!
Bui An

Bạn có dám ăn như anh ta???

Source: Oh My God! Can he eat that? by Smallworld

No comments:


Get paid to share your links!