Saturday, October 20, 2018

TT. Ngô Đình Diệm: anh muốn con anh nên người không?


Gã có cuộc gọi là nhậu trên đường Duy Tân xưa, đối diện ngõ nhà Trịnh Công Sơn. Phạm Văn Hạng nhất thể hoá chủ trì lẫn chủ chi bảo: nhậu ở đây để thỉnh thoảng có em chân dài đi qua ngõ nhà của Sơn lẩm bẩm hát: "trả lại em yêu khung trời đại học" của Phạm Duy với "Gia tài của mẹ là nước Việt buồn " của Trịnh Công Sơn.
Hừ, thế quái nào chủ đề của cuộc nhậu lại là chuyện giáo dục. Hoàng Dũng ông thầy sư phạm rồi Lê Trọng Nhi chuyên gia ngân hàng ưa nhẩt là bỏ tiền đầu tư cho giáo dục say sưa bia với bọt thì ít mà say sưa bụi phấn với nước bọt bục giảng thì nhiều.
Hoàng Dũng kể về Lê Khắc Cầm gs đại học Huế khi thống nhất đất nước được gs Nguyễn Văn Hạnh, từ Bắc vào, mời tiếp tục giảng dạy, đã bảo: cho tôi ra Bắc coi giáo dục miền Bắc XHCN thế nào đã, tôi mới quyết định. Sau chuyến ra Bắc ấy Lê Khắc Cầm nói lời chia tay thẳng thừng với Nguyễn Văn Hạnh.
Hoàng Dũng vốn lúc đó cũng là giảng viên đại học Huế kể tiếp: Lê Khắc Cầm vô SG bán thuốc lá vỉa hè 
kiếm sống và quyết không trở lại bục giảng cho đến chết.
Các ông có biết bố của Lê Khắc Cầm là ai không?
Nhà điêu khắc kiêm người mẫu cánh dơi Phạm Văn Hạng đáp: để tôi kể cho nghe chuyện trăm phần trăm sự thật nầy. Bố của Lê Khắc Cầm là một vị quan của chính phủ Ngô Đình Diệm trong một cuộc họp, ông ấy chất vấn bộ trưởng giáo dục "vì sao cũng tốt nghiệp đại học như nhau lương của giáo viên lại cao hơn nhiều lương kĩ sư và lương các nghề khác?"
TT Ngô Đình Diệm thấy sự lúng túng của bộ trưởng giáo dục đã rất lễ độ nói: dạ thưa anh, xin anh cho phép tôi được trả lời thay cho ông bộ trưởng ạ.
- Tôi xin hỏi anh, anh có con không?
- Có.
- Anh có yêu con anh không?
- Có.
- Anh có muốn con anh học giỏi và nên người không?
- Tất nhiên là có, thưa tổng thống.
- Vậy thì chính phủ phải ưu tiên trả lương thiệt cao cho giáo viên thì họ mới toàn tâm toàn ý dạy cho con của anh học giỏi và nên người chứ.
Gã liếc qua ngõ nhà Trịnh Công Sơn đúng như Phạm Văn Hạng nói, nhiều em chân dài đi lại đi qua thật. Nhưng các em đang nghĩ gì, hát gì thì hồn ma Trịnh Công Sơn may ra mới biết. Thôi... kệ. Cứ tưởng tượng đi để cùng buồn, cùng rớt nước mắt: Sống trong đời sống cần lắm một tấm lòng...
Tấm lòng, chao ôi lại chính là cái xa xỉ nhất trên bục giảng, trên khung trời học trò hôm nay!
Gã bần thần khi lẩm bẩm lại câu hỏi của TT Ngô Đình Diệm: anh muốn con anh nên người không?
Bao giờ mới hết Trịnh Công Sơn ơi- gia tài của mẹ -một nước Việt buồn?
FB Võ Văn Tạo


Source: The hunting life of a girl in Mekong River by Smallworld

Friday, October 19, 2018

CÓ THẬT VIỆT NAM ĐÃ TỪNG ĐÁNH THẮNG 3 CƯỜNG QUỐC PHÁP - NHẬT - MỸ???


Xin thưa, câu trả lời là không
Chiến thắng Nhật Bản?
Nhật Bản đổ bộ vào Việt Nam năm 1940, lập ra kế hoạch đảo chính Pháp, chiến dịch Trăng Sáng của Nhật Bản diễn ra trong đêm 09/03/1945 đến chiều ngày hôm sau đã xóa sổ quân Pháp hoàn toàn ở Việt Nam, kết thúc 100 năm người Pháp cai trị ở Việt Nam. 
Cho đến tháng 08/1945, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện, rút toàn bộ quân đội trên khắp các mặt trận về nước, chính quyền Trần Trọng Kim non nớt lên tiếp quản và bị Việt Minh (tiền thân của Đảng Cộng Sản) cướp ngay sau đó.
Chiến thắng Pháp?
Ngày 02/09/1945, sau khi cướp chính quyền miền Bắc của Trần Trọng Kim, Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, đến ngày 23/09/1945, quân đội Pháp quay trở lại lại Sài Gòn nuôi mộng tái chiếm Đông Dương. Trận thắng Điện Biên Phủ dưới sự hậu thuẫn vũ khí quân nhu của Liên Xô và Trung Quốc, tướng Võ Nguyên Giáp với quân đội đông gấp 5 lần quân Pháp, thế nhưng để chiếm được căn cứ Điện Biên Phủ của Pháp phải tổn thất quân đội cũng gấp 5 lần Pháp, sau cuộc chiến ấy, phe Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa gần như đã cạn kiệt mọi thứ, đó là lý do tại sao không thừa thắng xông lên đánh luôn vào miền Nam mà lại chịu ngồi vào bàn đàm phán của hiệp định Genève năm 1954 ở Thụy Sĩ, chờ ngày tổng tuyển cử ai. 


Trong hiệp định Genève, ông Trần Văn Đỗ trưởng phái đoàn của Quốc Gia Việt Nam không chịu ký, lý do rất dễ hiểu, cho dù 100% dân số miền Nam có ủng hộ Thủ tướng Ngô Đình Diệm đi chăng nữa thì cũng chắc chắn thua chính phủ miền Bắc, vì dân số miền Bắc đông hơn rất nhiều và cách chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tuyên truyền quá hay dành cho giai cấp nông dân.
Chiến thắng Mỹ?
Năm 1955, Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống Việt Nam Cộng Hòa sau cuộc trưng cầu dân ý, người Mỹ bắt đầu thấy phe Cộng Sản Bắc Việt có âm mưu lợi dụng các cuộc di cư của cả triệu người miền Bắc trà trộn vào Nam để lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ nhảy vào cuộc bắt tay làm đồng minh với Việt Nam Cộng Hòa, chống lại khối Cộng Sản đang bành trướng ở châu Á, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc, hai đàn anh của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. 
Năm 1972, để trả đũa cho việc phe Cộng Sản Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng) giết hại dân thường và đánh phá miền Nam, Mỹ ném bom các khu quân sự cứ điểm và kho vũ khí của phe miền Bắc, gây áp lực cho phe miền Bắc phải ký hiệp định Paris, quân đội Mỹ cũng bị áp lực rất lớn vì người dân biểu tình ở quê nhà, không muốn con cái họ hi sinh ở một đất nước xa lạ và tổn hao tiền bạc. Những đợt không kích của người Mỹ, phe Cộng Sản Bắc Việt tưởng chừng đầu hàng vô điều kiện, hên nhờ phái đoàn ngoại giao của Lê Đức Thọ đàm phán ký hiệp định Paris thành công ngày 27/01/1973, người Mỹ rút quân. 
Hai tháng sau khi Mỹ rút toàn bộ quân đội về nước, phe miền Bắc nhận được sự hỗ trợ ồ ạt vũ khí, lương thực, y tế từ hai đàn anh Liên Xô và Trung Quốc, phá luôn hiệp định Paris đánh vào miền Nam, ngày 30/04/1975 Việt Nam Cộng Hòa thất thủ tại Sài Gòn. Từ lúc Cộng Sản Bắc Việt phá hiệp định Paris, Việt Nam Cộng Hòa không còn nhận được viện trợ của Mỹ, phải một mình một ngựa đánh ba là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (Việt Cộng), Cộng Sản Bắc Việt và Cộng Sản Trung Quốc (hải chiến Hoàng Sa 1974).
P/s: Mấy ngày nay bật tivi xem thấy hô hào đánh Mỹ, đánh Pháp, đánh Nhật chiến thắng vang dội quá trời, ức chế viết 1 bài sự thật về lịch sử chơi 
Nguồn: LSP


Source: How to have very fresh and delicious drink from watermelon. by Smallworld

Thursday, October 18, 2018

Đem công dân ra trao đổi để vay mượn là việc làm khốn nạn, có lẽ chỉ duy nhất xứ Cộng Sản mới diễn ra tình trạng như vầy.


Bỏ tù người yêu nước là hành động vô luân. Tống giam nhằm chia cách một người mẹ với con mình là hành vi bỉ ổi. Đem công dân ra trao đổi để vay mượn là việc làm khốn nạn, có lẽ chỉ duy nhất xứ Cộng Sản mới diễn ra tình trạng như vầy. 
Thua cả loài cầm thú, sau bằng ấy năm cầm quyền, công dân của nước Việt chưa một ngày hạnh phúc sau khi đã bán mạng để họ trèo lên ngôi cao. Và giờ đây, khi mà những biệt phủ, lăng mộ ngày càng vĩ đại thì cũng đồng nghĩa với việc mỗi công dân trở thành một món hàng để Cộng Sản đem ra đổi chác với thế giới văn minh chỉ nhằm mưu cầu lợi ích cho chính họ. 
Khi nào Cộng Sản chưa sụp đổ, khi ấy dân tộc của chúng ta vẫn là những nô lệ của một chế độ thực dân kiểu mới. Thâm độc hơn, tàn nhẫn hơn những thế lực từng mang tội ác chống lại loài người mà nhân loại từng ghi nhận được.

Và sau khi dùng Quỳnh để trao đổi nhằm đạt được một thoả thuận nào đó, họ đã đẩy cả gia đình Quỳnh buộc rời bỏ quê hương, và mẹ con cô ấy chỉ được gặp nhau trên máy bay trước khi cất cánh. 
Em đã được tự do để đoàn tụ với mẹ và con của mình, đó là một tin vui. Tuy nhiên đừng nhầm lẫn xem đây là ân huệ mà Cộng Sản Việt Nam ban phát cho gia đình Quỳnh. Nó phải được ghi nhận là một tội ác mà Cộng Sản ghi thêm vào bảng thành tích vô nhân đạo. Buôn dân bán nước là cụm từ đúng đắn nhất để gọi tên cho cách hành xử của loài quỷ đỏ.

Mong là em cùng với gia đình sẽ tránh được những tai tiếng không đáng có giống như những tù nhân lương tâm từng bị lưu đày. Điểm yếu chết người của cái giống dân Việt luôn được phơi bày vào những dịp như thế này đây. 
“Không sợ kẻ thù mạnh như Hổ, chỉ lo đồng đội ngu như Bò” là vậy. Người ta nhân danh chống cộng nhưng lại luôn làm những việc mà Cộng Sản rất thích.

Trương Quang Thi


Source: the wild life as Tarzan of a Vietnamese little boy by Smallworld

Get paid to share your links!