Saturday, March 25, 2017

Công an Hà Nội lạm quyền, nhưng chắc Đoàn luật sư Hà Nội và Liên đoàn luật sư Việt Nam chọn cách câm như hến, như vẫn thường thấy bấy lâu?

Công an Hà Nội lạm quyền, nhưng chắc Đoàn luật sư Hà Nội và Liên đoàn luật sư Việt Nam chọn cách câm như hến, như vẫn thường thấy bấy lâu?
Lần cuối tôi đến Hà Nội trước khi bị bắt vào giữa năm 2009 là để tham dự đại hội thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam, một vở kịch bi hài lẫn lộn.
Gần đây có dịp trở lại Hà Nội sau gần 8 năm chưa lui đến vùng đất kinh kỳ này, tôi hai lần vô tình đi ngang trụ sở tổ chức nghề nghiệp [có vẻ] độc lập này.
Dựa vào những gì mà Liên đoàn luật sư Việt Nam đã làm ngần ấy năm, mà tôi được biết, để bảo vệ các luật sư thành viên trước cường quyền và bảo vệ thanh danh của nghề luật sư tại Việt Nam như một tổ chức độc lập có danh giá, thì trụ sở to đùng đó có khác gì một ngôi cổ mộ tuy vẫn được tân trang diêm dúa, nhưng nền móng đã mục nát?
Mới mấy năm mà đã là cổ mộ thì quả là nhanh!
Theo LS Hà Huy Sơn:

Thông tin với gia đình anh Nguyễn Văn Điển, trả lời của Cơ quan An ninh điều tra, CA thành phố Hà Nội "Về việc từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa", ngày 25/03/2017 Ls Hà Huy Sơn nhận được:
Tôi xin trích khoản 1 Điều 58, Bộ luật tố tụng hình sự 2003, để thấy Cơ quan ANĐT, lạm quyền Viện kiểm sát và tùy tiện trong việc này như thế nào.
"Điều 58. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa 
1. Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can. Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.
Lê Công Định

No comments:


Get paid to share your links!