Công hàm "bán nước" gây nhiều tranh cãi do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên và gửi người tương nhiệm Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 phải chăng chỉ là sản phẩm của một nhân vật chính trị được nhiều nhà nghiên cứu thời cuộc Việt Nam thế kỷ 20 đánh giá là "nhu nhược", "thiếu quyết đoán" và "dĩ hoà vi quý"?
Chúng ta đều biết chế độ cộng sản ở mọi nơi trên thế giới đều là toàn trị, một cá nhân trong bộ máy lãnh đạo không thể toàn quyền quyết định bất cứ vấn đề gì, nhất là khi nó liên quan đến điều hệ trọng bậc nhất là chủ quyền quốc gia. Có chăng đó phải là nhân vật nắm quyền uy cao nhất, quyết định tối hậu mọi điều từ lớn đến nhỏ.
Vào năm 1958, nhân vật quyền uy nhất chưa phải là Lê Duẩn, vì từ tháng 9/1960 Lê Duẩn mới trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và từng bước thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Nhân vật "thủ phạm" đó chính là và phải là Hồ Chí Minh trong vai trò Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam, người nắm quyền uy cao nhất trong bộ máy chính trị Bắc Việt đương thời.
Như vậy, công hàm 1958 là sản phẩm chung của toàn Đảng Lao Động Việt Nam, tức Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Dù ngày nay nhà cầm quyền tìm cách giải thích nội dung và thẩm quyền ban hành công hàm đó thế nào và theo hướng nào, thì rõ ràng đó vẫn là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện công pháp quốc tế.
Chưa bao giờ tôi ngây thơ tin, như nhiều sử gia Tây phương hiện đại nhận định, rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không đơn thuần theo đuổi lý tưởng cộng sản. Bởi lẽ, một người yêu nước, thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc thực sự không thể chấp nhận cho ban hành một công hàm, dù rộng nghĩa hay nhiều hàm ý như được biện luận ngày nay, khiến tạo nên hậu quả và nguyên cớ để kẻ thù chiếm đoạt các hải đảo của tổ quốc vào năm 1974 và 1988.
Có chăng đó là chủ nghĩa dân tộc Đại Hán!
Lê Công Định
No comments:
Post a Comment