Saturday, June 16, 2018

Vài lời với Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM.


Hôm qua, tôi có đọc bài báo “Tổn thương dân tộc”, bàn về cuộc biểu tình mấy ngày trước. Bài này được viết ra bởi Lê Huyền Ái Mỹ, Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP.HCM.
Thật sự phải rất cố gắng mới có thể đọc hết. Bởi vì tôi có cảm giác bài báo ấy sực lên mùi máu...
Đọc xong, tôi muốn được nói rằng: Lê Huyền Ai Mỹ, chị hãy câm miệng lại!
Dù chị là Tổng Biên tập hay có là cái quần gì đi nữa, thì hôm nay, tôi cũng phải tự hạ mình xuống thấp hơn, đưa mắt nhìn xuống và nói với chị vài lời.
Hãy đọc đoạn này xem...
“Lẽ nào, tiếng vọng lại chỉ là bấy nhiêu tiếng la hét, bầy hùa mà không là một thái độ, một hành vi bày tỏ đủ tỉnh táo và kiểm soát, đủ văn minh và công bằng?”
Lê Huyền Ái Mỹ, có vẻ chị không hài lòng với người dân vì cho rằng, Chính phủ đã lùi lại luật đặc khu mà dân vẫn đòi hỏi bỏ hẳn là một sự phản hồi không công bằng?
Hay quá!
Công bằng với ai? Chị nghĩ rằng lùi lại luật đặc khu là một sự ban ơn và người dân phải biết ơn sao? Như thế mới công bằng?
Làm báo mà nghĩ như vậy được à? Nhà báo sao lại có đầu óc ngang với nhóm 423 vậy nhỉ? Ơn nghĩa và đáp lại ơn nghĩa không phải là sợi dây gắn kết nhân dân với chính quyền. Thứ gắn kết duy nhất phải là trách nhiệm và đòi hỏi trách nhiệm. Chị có hiểu được điều này không?
Trong số hàng ngàn người tham gia xuống đường những hôm ấy, tôi không phủ nhận có người quá khích, có người thiếu kiềm chế và cá nhân tôi không ủng hộ điều đó.
Nhưng, dù có như thế thì họ vẫn là con người, vẫn là người dân với đầy đủ ý nghĩa của từ “dân”. Dân chưa đúng thì chỉ cho dân con đường đúng bằng thái độ yêu thương và lo lắng. Thế nhưng, ai? Là ai cho phép chị nói về người dân bằng cái từ “bầy hùa”, hệt như nói về súc vật vậy hả?
Lẽ ra, chị phải đặt tâm thế của mình vào vị trí của người dân để tự hỏi vì sao họ như vậy? Vì sao họ nổi cơn thịnh nộ? Và là một nhà báo, chị phải đi tìm câu trả lời, phải tìm kiếm căn nguyên của vấn đề, từ đó phơi bày lên mặt báo, đặt nó trước mặt các cơ quan chức năng, các nhà lãnh đạo, yêu cầu họ phải giải trình, phải thay đổi.
Chị dùng từ “la hét” ư? Ở đoạn viết khác chị còn nói người ta “nhảy múa”, “quay cuồng” ư?
Chị đã sống cuộc sống của những người khốn khổ ấy chưa? Chị có lắng nghe họ nói không? Trái tim chị có đập cùng nhịp với người dân không? Có lo nỗi lo với người dân, thương niềm thương đất nước này cùng dân hay không mà dám thở ta những chữ bốc mùi đến thế?
Tôi nói, chị có hiểu không?
Còn nữa...
“Những người phụ nữ, mặc nguyên bộ đồ ở nhà, khư khư những tấm bảng, nắng quá, họ tiện tay che nắng, có người thì phe phẩy quạt. Có tiếng xách động, họ ngưng quạt thôi che, miệng la lên…”.
Tôi thấy chị sống thừa mứa, từ nhà cửa, xe hơi, mua sắm trung tâm thương mại 5 sao, du lịch resort cũng 5 sao... Vậy nên chị mới đem chuyện ăn mặc của một người phụ nữ thôn quê lên báo với thái độ có vẻ mỉa mai như thế?
Chỉ có kẻ lòng dạ hẹp hòi mới soi vào quần áo của người dân nhằm dắt mũi người đọc. Một người có lương tri, một nhà báo còn đạo đức, sẽ không nhìn vào bộ quần áo của người phụ nữ quê mùa, tệch toạc xuống đường để dè bỉu. Thay vào đó, họ sẽ tự vấn đằng sau bộ quân áo ấy là gì? Là gì nếu không phải sự thôi thúc bước chân cấp bách?
Còn đây nữa...
“Vậy mà cũng chính chúng ta, kéo xách những đứa trẻ hồn nhiên ra đường, xuống phố; truyền trao cho các con trẻ bài học gì, cốt cách gì ngoài cái thái độ hung hăng, quá khích, áp chế đó”.
Này Lê Huyền Ái Mỹ, chị muốn bọn trẻ tiếp tục ảo tưởng về thế giới này à? Chị muốn bọn trẻ nhìn xã hội này màu hồng như truyện cổ tích sao? Không đâu, không có cổ tích nào ở một xã hội đã tồn tại quá nhiều bất ổn và những giá trị căn bản đang bị đảo lộn.
Bọn trẻ rồi sẽ lớn. Chúng cần được bảo ban, dạy dỗ. Nhưng không phải từ những sách vở sáo rỗng, xa vời, mà phải từ hiện thực cuộc sống. Cho trẻ nhìn thấy ngổn ngang hiện thực, bọn trẻ sẽ lớn lên với ý thức về trách nhiệm xây dựng đất nước. Các con sẽ có bài học về lòng yêu nước bằng chính những gì mắt mình đã thấy, sẽ biết lắng nghe tiếng đời bằng chính tai mình, bằng những bước chân đồng hành với trái tìm cùng nhịp đập...
Có như thế, những đứa trẻ hôm nay, mới chập chững đi bằng đôi chân của mình, mới đứng thẳng lưng, ngẩng mặt và sống trọn một kiếp người.
Có như thế, mai này lớn lên, đứng trước thời cuộc, đứng trước hiện tình đất nước, thế hệ ấy mới không sống hoài sống phí, không sống mỏi chết mòn.
Nếu mai này bọn trẻ vẫn đi bằng đầu gối, vẫn khom lưng và cúi đầu nhục nhã, vẫn ngậm máu phun vào trang viết, thì đó là một bi kịch quá đỗi đớn đau của dân tộc này.
Là Tổng Biên tập tờ báo dành cho phụ nữ, lẽ ra chị phải dùng bút để mở mang đầu óc, phá bỏ định kiến, để họ nhìn thấy giá trị và sức mạnh phụ nữ, để phụ nữ ý thức được rằng người phụ nữ không hơn nhau ở tấm chồng mà phải là ta đã sống như thế nào, ta đã làm được điều gì...
Là nhà báo viết cho phụ nữ, nếu chị thích chính trị thì hãy viết làm sao để phụ nữ thôi thờ ơ, vô trách nhiệm, thôi sống hèn sống kém, thôi a dua đua đòi lao vào những thú vui vô bổ, nhạt nhẽo tầm thường. Chị phải khai dân trí, chấn dân khí. Chị phải viết làm sao để phụ nữ nâng cao tri thức, rèn luyện tư duy, sống tự tin và ngạo nghễ.
Còn bàn trực tiếp về chính trị, về đạo lý trị quốc, về bổn phận của chính quyền và quyền lực của nhân dân, chị hãy ngậm miệng lại. Chị biết không, trong vài trường hợp, im lặng là một sự đóng góp lớn lao cho tiến bộ của xã hội.
Là vì... về những vấn đề ấy, ngòi bút của chị, tôi thấy giống như nhà văn Vũ Hạnh từng nói, đem sự phù phiếm thay cho thực dụng, lấy việc thiển cận quên điều sâu xa, xuyên tạc chân lý, che lấp bần hàn, ca ngợi quyền lực, bỏ quên con người.
“Lưỡi gươm tuy ác nhưng mà trách nhiệm rõ ràng lỗi lầm tác hại cũng trong giới hạn. Mượn sự huyễn hoặc của văn chương mà gây điều thiệt hại cho con người, tội ác của kẻ cầm bút xưa nay kể biết là bao”.
Đó cũng là lời của Vũ Hạnh trong truyện ngắn Bút máu. Nay tôi xin mượn tạm để dạy dỗ chị, Lê Huyền Ái Mỹ.

Bạch Hoàn

Source: A rooster that has a longest cockadoodledoo in over the world by Smallworld

QUÁCH DỘI BOM


Hôm qua tao thấy trên phây
Mày sủa rất dữ hung hăng đấy trà
Xù lông giơ nuốt nhe nanh
Đúng là đặc tính chó săn đảng xài 
Cả nước đồng loạt xuống đường 
Phản đối dự luật mọi rừng công nô
Giữ quyền làm chủ con Người 
Đứng lên tranh đấu cứu nguy sơn hà 
Biểu tình không khí ôn hòa
Chúng mày xua chó ra mà cắn dân
Chết oan hai mạng dân thường 
Bình Thuận căm phẩn lửa thêm châm dầu 
Mày đòi chém gió ném bom 
Dội xuống Bình Thuận giết dân đấy à ?
Để tao thông não cho nha 
Chống dân là phải về chầu Diêm Vương 
Cộng sản chi viện mày bom 
Tên lửa tổng thống Trump cho không nè 
Sủa được thì hãy làm ngay
Người dân Phan Rí đang chờ mày đây
Khi đi vĩnh biệt mẹ mày 
Vợ con dòng họ mua hòm sẵn cho 
Mày về Bình Thuận hay chưa ?
Hít phải khí thải Vĩnh Tân mỗi ngày 
Ngư trường đánh bắt xa bờ 
Tàu cộng nó cấm dân mình ra khơi 
Thứ mày chỉ biết ăn chơi
Trên bao xương máu dân đen mỗi ngày 
Đập phá buôn bán hàng rong
Là tên chỉ điểm nằm vùng tay sai
Lộc Ninh Bình Phước thật hiền
Thành hồ không dễ để mày tự tung 
Chủ nhật này hãy xuống đường 
Chỉ điểm bắt bớ đánh người đi nha 
Rất vui tao được gặp mày 
Diện kiến mặt chó một thằng bưng bô 
Chủ nhật mà rút trong nhà 
Cả đời làm chó gầm cầu mà chui ./.

Hạ Giang


Friday, June 15, 2018

Ông “Phê-Tê-Bốc” Và Huawei



Ông “Phê-Tê-Bốc”, thượng tướng Võ Trọng Việt, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, đã đề cập “khả năng” “dịch chuyển đám mây điện toán” nhưng cá nhân ông lẫn các cơ quan liên quan việc soạn và thúc đẩy ban hành Luật an ninh mạng thì chưa hề nhắc đến sự cảnh giác và cần thiết làm thế nào để “dịch chuyển” không gian mạng Việt Nam khỏi hiểm họa an ninh sờ sờ mang lại từ con “chó sói Huawei” đang cắm sâu móng nhọn vào thị trường nội địa…

Huawei (Hoa Vi) luôn nằm trong tầm ngắm của nhiều nước. Tường trình trước Ủy ban tình báo Thượng viện ngày 13-2-2018, viên chức FBI, CIA, NSA (Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ) và DIA (Cơ quan tình báo quốc phòng) đều cảnh báo người tiêu dùng Mỹ không nên sử dụng điện thoại được sản xuất bởi các công ty Trung Quốc như Huawei và ZTE (Trung Hưng Thông Tấn). Đầu tháng 1-2018, dân biểu Cộng hòa Mike Conaway (Texas) đưa ra dự luật yêu cầu Chính phủ Hoa Kỳ ngưng mọi giao dịch với bất kỳ thực thể nào dính dáng Huawei. Hai tuần sau, một bản ghi nhớ tạm bị rò rỉ của Hội đồng an ninh quốc gia Hoa Kỳ về hệ thống mạng 5G cho thấy rằng sự phát triển của các công ty kỹ thuật Trung Quốc là hiểm họa đối với an ninh Mỹ. Việc xem Huawei như mối đe dọa an ninh ẩn chìm đối với Mỹ không phải mới đây. Ngày 8-10-2012, sau một năm điều tra, Ủy ban tình báo Hạ viện Hoa Kỳ từng công bố báo cáo với nội dung tương tự. Chủ tịch ủy ban trên, dân biểu Cộng hòa Mike Rogers, kêu gọi các công ty Mỹ ngưng làm ăn với Huawei.
Trong bài báo ngày 3-2-2015, Thanh Niên cho biết, “theo báo cáo của Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam công bố tháng 4.2013, có tới 6/7 hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE. Đặc biệt, hiện có hơn 30.000 trạm thu phát sóng (BTS) của các nhà mạng Việt Nam sử dụng thiết bị của hai tập đoàn Trung Quốc này. Riêng trong năm 2009, đã có hơn 5 triệu thiết bị như USB, modem, router của Huawei và ZTE đã được bán ra trên thị trường Việt Nam. Ông Trịnh Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội an toàn thông tin (VNISA) từng nhận xét rằng đây là mối lo về an ninh, an toàn cho viễn thông trong nước. Theo một chuyên gia đề nghị không nêu tên, là một quốc gia có quan hệ rất nhạy cảm với Trung Quốc việc hạ tầng mạng của Việt Nam phụ thuộc lớn vào các công ty Trung Quốc như Huawei, ZTE đã đặt ra nhiều nguy cơ và thách thức cho Việt Nam. (Chuyên gia trên nói): “Mạng viễn thông Việt Nam liệu có bị nghe lén, giám sát, theo dõi hoặc bị đánh sập trong trường hợp xấu? Ngoài mạng viễn thông các hệ thống khác như ngân hàng, hệ thống điện lưới quốc gia… có nguy cơ bị tấn công hay không?”…
Ba năm sau khi báo Thanh Niên cảnh báo, Huawei thậm chí phát triển mạnh hơn tại Việt Nam, bất luận những thông tin tràn lan thế giới về nguy cơ mất kiểm soát an ninh mạng quốc gia mang lại từ Huawei. Huawei thâm nhập Việt Nam từ lúc nào? Năm 1998, họ mở văn phòng đại diện; 10 năm sau, họ thành lập công ty TNHH Công nghệ Huawei Việt Nam. Đến nay, sản phẩm Huawei được quảng bá đầy các phương tiện truyền thông và mức độ cắm sâu của họ vào Việt Nam ngày càng mạnh. Họ tạo ra chương trình học bổng “Hạt giống Viễn thông Tương lai” (“cơ hội dành cho các bạn sinh viên xuất sắc chuyên ngành điện tử-viễn thông, tham gia khóa học bổng công nghệ trong hai tuần tại Trung Quốc”). Họ “cam kết trở thành thương hiệu số hai tại Việt Nam vào năm 2020” – như phát biểu của đại diện Huawei vào tháng 10-2017. Họ thậm chí áp dụng công cụ quyền lực mềm, khi mới đây, trung tuần tháng 6-2018, họ ra mắt bộ phim ngắn có chủ đề “Áo dài - Hạnh phúc đến từ sự sẻ chia”, “giới thiệu những hình ảnh đặc sắc về một biểu tượng văn hóa truyền thống của người Việt”.
Chẳng ai còn quan tâm và lo ngại Huawei nữa. Dĩ nhiên trong đó có ông “Phê-Tê-Bốc”-Võ Trọng Việt, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, người chịu trách nhiệm lập ra hàng rào luật nhằm bảo vệ không gian mạng nội địa.
Thật khó có thể tưởng tượng Huawei có thể lọt sâu vào Việt Nam với sự thờ ơ kiểm soát như vậy của “an ninh mạng” nội địa. Một bài báo gần đây (Wired, 11-6-2018), dẫn lại từ bài viết trên Le Monde tháng 1-2018, cho biết, người ta vừa phát hiện rằng, Trung Quốc, khi “giúp” xây tổng hành dinh Liên minh châu Phi (AU) tại Addis Ababa (Ethiopia) vào năm 2012, trong đó có hệ thống máy tính, đã theo dõi AU suốt từ đó đến nay. Hoạt động đột nhập và truy xuất thông tin diễn ra thường từ giữa đêm đến 2g sáng mỗi ngày. Điều tra cho thấy thêm, có hai cánh “cửa hậu” được bí mật cài sẵn vào hệ thống máy tính để gián điệp mạng Trung Quốc lẻn vào và chuyển dữ liệu về Thượng Hải.
Có bao giờ lực lượng an ninh mạng giám sát và theo dõi các hoạt động của Huawei tại Việt Nam? Sáu trong bảy hãng viễn thông ở Việt Nam đang sử dụng thiết bị công nghệ của Huawei và ZTE – như bài báo Thanh Niên cách đây ba năm – đã có lần nào được kiểm tra? Hệ thống mạng Việt Nam đã không chỉ bị đánh sập một lần. Và chưa lần nào mà an ninh mạng cho biết chính xác nguyên nhân đến từ đâu và ai thật sự là thủ phạm! Những thông tin như thế này vẫn luôn bị bưng bít. Không chỉ hệ thống mạng. Tháng 6-2016, một chiếc Su-30MK2 của quân đội bỗng dưng mất tích. Chiếc CASA-212 được phái đi tìm sau đó cũng mất tích. Những thông tin chính xác nhất về hai vụ mất tích bí hiểm cũng nhanh chóng… “mất tích”. Với kỹ thuật hack ngày nay, muốn tấn công hệ thống điện tử của máy bay là điều không dễ cũng chẳng phải quá khó, có khi chỉ bằng một cú nhấp chuột.
An ninh quốc gia, trong đó có không gian mạng, đang đứng trước rất nhiều hiểm họa. Sự đe dọa an ninh sống còn của đất nước không phải đến từ người dân mà từ những kẻ ẩn mặt đã đặt chân vào trong nhà mình, những kẻ đang thọc sâu móng vuốt vào mọi ngóc ngách, trong đó có “huyết mạch” mạng. Luật an ninh mạng lẫn lực lượng an ninh mạng có thể đảm bảo được việc bảo vệ quốc gia khỏi các cuộc tấn công khống chế mạng quy mô không? Các cuộc tấn công thời gian qua dường như chỉ là màn dằn mặt.

Mạnh Kim@ Trí Việt News



Source: I have not seen it for over 10 years. Now it appears by Smallworld

Get paid to share your links!