Monday, January 16, 2017

Trẻ em ở xứ tư bản xấu xa, thối nát được giáo dục như thế này đây.


Trẻ em ở xứ tư bản xấu xa, thối nát được giáo dục như thế này đây. Trong khi đó ở thiên đường xã hội chủ nghĩa VN, một cô giáo bảo các bạn cùng lớp tát một bạn học vì một lỗi nhỏ, thế là 40 học sinh ngoan ngoãn vâng lời thay nhau tát đến sưng vù má bạn. Và đó không phải là một ví dụ duy nhất. Muốn nhìn vào tương lai của một đất nước, một dân tộc, bạn hãy đến những ngôi trường từ mẫu giáo, tiểu học, trung học cho tới đại học xem người ta đang dạy trẻ con, học sinh cái gì, các thầy cô giáo đang hành xử như thế nào đối với học sinh và các em đối với bạn, với thầy ra sao. 
Có được bao nhiêu trẻ em trai ở VN sẽ hành xử như những cậu bé này, không tát cô bé vì đó là một cô gái, rằng không nên đánh phụ nữ dù chỉ bằng một đóa hoa, vì tôi chống lại bạo lực và đơn giản, vì tôi là đàn ông?
Ở VN bây giờ chúng ta thấy gì nhiều nhất dưới những mái trường? Rất nhiều ví dụ về thầy chẳng ra thầy, trò chẳng ra trò, thầy đánh trò, trò đánh thầy, học trò cả nam cả nữ đánh nhau như kẻ thù...Sách vở bài học thì toàn những thứ nhồi nhét vô bổ. Trường học không dạy các em làm Người, một Con Người tử tế mà chỉ dạy các em học sao để có điểm cao, để thi đậu, kiếm được việc làm tốt, kiếm được nhiều tiền, mau thăng quan tiến chức v.v...

Song Chi


LS Trần Vũ Hải: "Mỗi like cho stt này là một tiếng nói phản đối! Hãy share để mọi người cùng phản đối!"


Phản đối tăng thuế Bảo vệ môi trường đối với xăng, có thể lên tới 8000 đồng/1 lít. Xin các bạn hãy cùng like và share để biểu hiện phản đối! 1 triệu like sẽ buộc Bộ Tài chính chùn bước!
Năm 2015, thuế bảo vệ môi trường đối với xăng tăng gấp 3, từ 1000 đồng lên 3000. Đáng tiếc dân chúng Việt có vẻ không quan tâm đến việc này. Lý giải cho đợt tăng này, Bộ Tài chính cho rằng để tăng nguồn chi cho bảo vệ môi trường. Tuy nhiên đến nay chưa thấy có tổng kết việc tăng này đã giúp cho việc bảo vệ môi trường tốt hơn như thế nào, hay ít nhất khoản chi về BVMT đã tăng tương ứng như thế nào.
Nay, Bộ Tài chính đang đề xuất tăng thuế BVMT, có thể lên đến 8000 đồng/1 lít xăng. Lý do thực chất của Bộ này, là thu và tăng thuế qua xăng dễ và ngon hơn so với các loại thuế khác,(như thuế sử dụng đất theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới http://dantri.com.vn/…/thu-truong-bo-tai-chinh-tang-thu-thu…), nhưng được họ nguỵ biện "được lòng dân hơn".
Việc tăng thuế này nếu diễn ra sẽ ảnh hưởng tức thì đến mọi người dân, doanh nghiệp Việt nam, giá cả liên quan đến xăng dầu, vận tải sẽ tăng tương ứng. Trong khi đó không có gì bảo đảm và chưa thấy phương án khả thi nào khiến việc bảo vệ môi trường được tốt hơn, đặc biệt ở hai thành phố lớn nhất là Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nơi chắc chắc cung cấp nguồn thu lớn nhất về thuế BVMT hiện đang bị ô nhiễm về không khí nặng nề.
Tôi phản đối tăng thuế BVMT đối với xăng lên đến 8000 đồng/ lít và kêu gọi cộng đồng mạng xã hội phản đối dự định móc túi vô lý từng người dân, từng doanh nghiệp này.
Nếu chúng ta không phản đối, Bộ Tài chính sẽ lại tiếp tục lấy cớ "được lòng dân hơn" để đề xuất tăng tiếp vô tội vạ!
Mỗi like cho stt này là một tiếng nói phản đối! Hãy share để mọi người cùng phản đối!
Nếu chúng ta có 1 triệu like, chắc chắn Bộ Tài chính phải chùn bước!
Vu Hai Tran

Nợ dân phải trả.


Tôi là một thường dân bé mọn, một phụ nữ hiểu biết hạn hẹp, luẩn quẩn góc bếp nội trợ nuôi con. Nhưng, nhìn vào những gì đang diễn ra quanh mình, thực sự không thể nào giấu nổi tiếng thở dài. Nhiều khi tôi tự hỏi, những người đang ăn cơm của dân, đang nắm giữ trọng trách mà nhân dân giao phó, họ làm gì? Họ có nghĩ về lợi ích quốc gia dân tộc hay không?
Khi dự án thép Cà Ná Hoa Sen gây phản ứng dữ dội trong dư luận, tôi đã thiết tha nhắn đến một đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận rằng, anh phải lên tiếng đi. Câu trả lời cho đến giờ là một sự im lặng đến lạnh lùng.
Mỗi năm một lần, các đại biểu Quốc hội phải báo cáo cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Năm 2016, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận có thứ gì để báo cáo với cử tri hay không? Lòng dân thì hoang mang về dự án thép Cà Ná, mà những người đại biểu nhân dân, những người có trách nhiệm phải lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, nói lên tiếng nói của nhân dân Ninh Thuận lại hoàn toàn câm nín.
Tôi không hiểu, làm sao ông Phan Xuân Dũng, đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận, có thể ngẩng đầu trước những người đã bỏ phiếu cho mình. Ông Dũng sinh ra ở Hà Tĩnh, nơi xảy ra thảm hoạ Formosa, thân làm người đại diện cho tiếng nói của người dân Ninh Thuận, đang giữ trọng trách là chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, nhưng suốt thời gian qua lại ngậm miệng hoàn toàn trước vấn đề Cà Ná.
Vì sao họ im lặng? Tôi không biết. Họ im lặng vì quyền lợi của dân nhân hay vì quyền lợi của ai? Tôi hoàn toàn không biết. Các anh chị đọc bài viết này là người học cao biết rộng, hiểu người hiểu đời, có thể cho tôi câu trả lời vì sao những đại biểu Quốc hội ấy lại im lặng hay không?
Hiện giờ, tôi thấy có hai món nợ lớn, đó là nợ công và nợ dân. Nợ công nhân dân đang trả từng ngày. Sự im lặng của các đại biểu Quốc hội là một trong những món nợ với người dân. Món nợ ấy, có thể bây giờ họ chưa phải trả. Nhưng nếu cứ ơ hờ, quay lưng với nhân dân thì đến một lúc nào đó nhân dân sẽ chủ động quay lưng. Lúc ấy, sổ nợ ghi tên những ai, dân sẽ đòi lại bằng hết.
Bạch Hoàn

Get paid to share your links!