Nghĩ đến cái chết của thằng bạn mà cảm thấy căm phẩn. Căm phẩn vì sự vô trách nhiệm, căm phẩn vì sự thờ ơ, căm phẩn vì sự nhẫn tâm của một số người coi mạng sông con người ta như cỏ rác, coi mạng con người ta chỉ bằng cái móng tay...
N.H.Đ là một thầy giáo dạy hoc ở xã. Khoảng hơn hai năm trước, vào khoảng 12h khuya ngày 28 tháng 10 năm 2013, ngay trung tâm xã VG, huyện TB, tỉnh AG, bỗng nhiên xuất hiện một tiếng nổ khá lớn và sau đó xuất hiến một ngọn lửa rất cao. Do sinh hoạt của người dân đã giảm hoặc dừng hẳn nên âm thanh có thể truyền đi xa hơn và đánh thức khá đông cư dân và tiểu thương ở đây. Thấy cháy xuất hiện thì mọi người với phản xạ tự nhiên không ai bảo ai với những dụng cụ cứu hoả thô sơ để dập đám cháy nhanh nhất có thể nhằm hạn chế thiệt hại người và của. Tôi thì huýnh quán tìm chiếc điện thoại để gọi lực lượng cứu hoả. Sau nhiều cuộc gọi, cuối cùng cũng có người bắt máy và trả lời điện thoại của tôi. Tôi thông báo với họ về vụ cháy và yêu cầu họ đến giúp nhanh nhất có thể. Sau khi điện thoại cho cứu hoả, tôi quay trở lại giúp mọi người chửa cháy. Khoảng hơn tiếng đồng hồ sau, mọi người vẫ không thấy lực lượng cứu hoả xuất hiện, mọi người xung quanh nóng lòng yêu cầu tôi gọi điện lần nữa thử xem. Tôi làm theo lời họ, nhưng kết quả là tôi không nhận được bắt cứ câu trả lời nào. Cuối cùng, sau hơn 2 tiếng đồng hồ cùng với sự nhiệt tình giúp đở của mọi người đám cháy đã được dập tắt. Chủ nhà tức thằng bạn tôi được tìm thấy với với nhiều vết phỏng trên cơ thể. May mắn N.V.D (một thằng bạn khác của tôi làm y tá ở trạm y tế xã) đã nhanh chóng có mặt sơ cứu cho bạn tôi, nhưng do vết phỏng khá nặng nên y tá yêu cầu chuyển bạn tôi lên bệnh viện huyện. Với cách thức tương tự bạn tôi được chuyển từ Huyện lên Tỉnh và cuối cùng lên tới bệnh viện Chợ Rẩy TP HCM. Khi tới nơi, bạn tôi không được vào phòng cấp cứu ngay tức khắc mà phải làm thủ tục nhập viện và các thủ tục khác. Sau khi mọi thủ tục giấy tờ hoàn tất, cuối cùng cũng có 1 bác sĩ với điệu bộ không có gì là hối hả cả xuất hiện và khám cho bạn tôi. Tôi nhìn lại đồng hồ cũng mất gần 1 giờ đồng hồ từ khi vô bệnh viện. Tôi hỏi bác sĩ, "bạn tôi thế nào?", "tình hình sức khoẻ bạn tôi có nguy hiểm không?". "Tình hình bạn anh không nguy hiểm lắm", bác sĩ trả lời. Nghe vậy tôi cũng yên tâm và tôi ra về. Hai tiếng sau, trên đường về thì tôi nhận được cuộc điện thoại từ người nhà bạn tôi với hung tin là bạn tôi đã không qua khỏi. Lúc đó thật sự tôi chỉ biết im lặng. Tôi cố kìm chế cảm xúc, nhưng nước mắt tôi vẫn xuất hiện. Bạn tôi chết chỉ mới có 33 tuổi đời để lại 1 con trai 6 tuổi và một con gái 4 tuổi.
Tôi tự hỏi :
Nếu lực lượng cứu hoả có trách nhiệm quan tâm đến mạng sống của người gặp nạn và đến trong đêm hôm đó thì tôi sẽ không mất 1 thằng bạn.
Nếu bệnh viện coi trọng mạng sống người bệnh nhân hơn việc viết đơn đăng kí nhập viện này kia nọ thì một gia đình sẽ không rơi vào canh khốn đốn như thế.
Và nếu đội ngũ y tế những người được vinh danh là "luơng y như từ mẫu" có lương tâm hơn 1 chút, chỉ 1 chút thôi thì 2 đứa bé sẽ không bị mồ côi cha như thế.
Tuy tôi không biết chính xác có bao nhiêu trường hợp như thế, nhưng tôi tin chắc rằng chúng đã và đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trong đất nước Việt Nam hôm nay - một đất nước ngày càng tụt hậu về mọi mặt dưới sự lãng đạo của Đảng Độc Tài Cộng Sản, điển hình như: Nữ sinh lớp 10 Lê Thị Hà Vi tỉnh Đắc Lắk bị cưa mất một chân, bệnh nhân Trần Thị Là Đà Nẳng tử vong sau 10 ngày chờ mổ chân...
Qua bài viết này, tôi xin nhắn gửi đến những cá nhân những tổ chức công quyền Việt Nam nói chung và đôi ngũ y tế ở các bệnh viện và trung tâm y tế Việt Nam nói riêng một lời nhắn nhủ chân thành nhất là hãy đặt tính mạng của người bệnh nhân lên trên hết với chính cái tâm của mình để xứng đáng với câu " Lương Y như Từ Mẫu" mà họ những bệnh nhân cũng như người nhà của họ trông chờ vào quí vị, chứ đừng vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm của mình. Lương tâm của một con người là vô giá, nó không rẻ như các vị đã và đang nghĩ. Hãy thay đổi khi còn có thể!
TL.
No comments:
Post a Comment