Thursday, December 1, 2016

Cá chết tràn bờ Khánh Hòa, cá chết do tảo nở hoa.


Ngày 25, cả một vùng biển Vạn Ninh rộng lớn bốc mùi hôi thối, hàng tấn cá chết trắng mặt biển. Cách đây mấy tháng chuyện cá chết còn như một con dao cứa vào lòng mỗi người Việt nhưng giờ đây, nó lại trở nên nhạt nhòa trong sự bất lực. Không còn mấy ai quan tâm đến những con cá bất hạnh vì sự im lặng và cách xử lý của nhà cầm quyền sau thảm họa cá chết khiến họ buộc phải hiểu rằng họ cũng chỉ là những con cá nằm trên thớt.
Tâm lý chán nản, bất lực khiến người ta mất đi sự phản kháng vốn có trong mỗi người. Tôi cũng buồn khi phải nhắc đi nhắc lại nỗi đau của biển cả. Thế nhưng "Who will speak if you dont"- "Nếu bạn im lặng rồi ai sẽ nói", câu nói ấy của blogger Mẹ Nấm khiến tôi buộc phải viết ra những điều mình nghĩ.
Ngày hôm nay người ta lại tiếp tục có những phát ngôn không thể chấp nhận được, cá chết ở Nha Trang mấy ngày qua là do tảo nở hoa. Hàng tấn cá chết vì tảo nở hoa.
Thủy triều đỏ, tảo nở hoa, những nguyên nhân hết sức vô căn cứ và thiếu khoa học được tuyên bố một cách nhẹ nhàng. Họ tiếp tục thách thức dư luận như hôm nay chính vì thảm họa nhấn chìm cuộc đời của triệu con người miền Trung ngày hôm qua không ai phải chịu trách nhiệm.
Bất công sẽ nối tiếp bất công, thảm họa sẽ nối tiếp thảm họa nếu chúng ta cứ mặc nhiên coi chuyện mới thành chuyện đã cũ và chấp nhận thả trôi cuộc đời mình theo dòng hải lưu đang rên siết từng ngày.
Trịnh Kim Tiến

Nguyễn Thanh Sơn mệnh danh là "phù thủy truyền thông" giỏi chuyên môn, anh Sơn giỏi quan hệ, anh biết nhiều thứ, mỗi mắc cỡ là không.


Anh Sơn mệnh danh là "phù thủy truyền thông", học cao hiểu rộng (duy mỗi bằng thạc sỹ PR trường Oklahoma là giả), hô phong hoán vũ, một tay che trời. Anh Sơn là người sáng lập T&A Communications, tiền thân của T&A Ogilvy. Công ty này là đơn vị tư vấn cho nhiều doanh nghiệp lớn như Masan Group, Sovico Group, Tân Hiệp Phát, Vietnam Airlines, Vinamilk, VNG ... và nhiều thương hiệu lớn khác tại Việt Nam (bao gồm những thương hiệu công nghệ quen thuộc).
Anh Sơn giỏi chuyên môn, anh Sơn giỏi quan hệ, anh biết nhiều thứ, mỗi mắc cỡ là không. Anh luôn nói về "xử lý khủng hoảng truyền thông", về cách xử lý của những đơn vị khác, nhưng nhìn vụ Dr Ruồi đem dầu dập lửa thì có thể thấy khoảng cách giữa nói và làm đôi lúc không phải chỉ là sợi dây kinh nghiệm.
Hơn tháng trước, khi mà vụ truyền thông bẩn đánh nước mắm truyền thống bắt đầu nổ ra, dân trong nghề thừa biết đơn vị nào làm, có người nhắc đến tên anh, ngay lập tức anh nhảy lên phản ứng ngay. Anh bảo là anh đã nghỉ Ogilvy từ tháng 7/2016, dù rằng tra cứu từ Tổng cục thuế thì người đại diện theo pháp luật của T&A Ogilvy vẫn là Nguyễn Thanh Sơn.
Đối với một chiến dịch truyền thông lớn như thế, không thể nào làm chỉ trong 2 tháng từ khi anh Sơn nghỉ được, chắc chắn nó diễn ra từ thời anh còn làm CEO. Anh Sơn ạ, "mũi vạy lái chịu đòn, con dại cái mang", "làm trai cho đáng nên trai, xuống Đông Đông tĩnh, lên Đoài Đoài yên". Lý đâu kẻ quân tử lại vòng vèo đánh võng lập lờ, cứ thẳng lưng dõng dạc mà chém to kho mặn, ăn sóng nói gió, chứ e ấp như gái trinh về nhà chồng làm gì, còn khó quá mình im lặng, chúng ta không thuộc về nhau, anh nói kiểu đó chi để không ai nghi ngờ gì nữa, giang hồ hào khách thêm chê cười.
Thường là "dao sắc không gọt được chuôi", nên lần này chắc anh dứt áo luôn là chuẩn bài rồi, đầu tư và dạy học thôi, thỉnh thoảng ứng cử đại biểu quốc hội như Hồng Ánh cho vui cũng được, anh nhé!.
Bui An

CÁC CHÁU NGOAN HỌC VẼ CHÂN DUNG BÁC NHÉ.


Bức biếm hoạ "How to draw Ho Chi Minh" dưới đây được vẽ bởi hoạ sĩ "Sacrava" (tên thật là Ung Bun Heang, sinh năm 1952 tại Cambodia, mất năm 2014 tại Sydney, Australia). Ung Bun Heang đã cùng vợ (Phiny) bế đứa con gái (Kreusna) trốn thoát sang Thái Lan năm 1979, sau khi ông bị chế độ bù nhìn Heng Samrin kết tội "phản động" vì ông đã vẽ chân dung các lãnh tụ Cộng Sản Việt Nam với bộ răng hô chĩa ra.
Từ năm 1975 đến 1979, Ung Bun Heang đã may mắn sống sót dưới chế đệ Cộng Sản Pol Pot. Trong đại gia đình của Ung Bun Heang, có 42 người đã bị thủ tiêu bởi chế độ Cộng Sản Pol Pot, trong số người chết mất xác đó có cha vợ của ông, 3 người anh ruột, và 2 người chị ruột của ông.
Tháng 5/1980, hoạ sĩ "Sacrava" Ung Bun Heang cùng vợ con đã được ra khỏi trại tỵ nạn Khao-I-Dang để sang định cư tại Úc.
Với ngòi bút châm biếm, hoạ sĩ "Sacrava" Ung Bun Heang đã phê phán tất cả những sự tàn ác, tham nhũng, dối trá, mị dân, đểu cáng của Cộng Sản Cambodia và những ảnh hưởng vô cùng tồi tệ của Cộng Sản Việt Nam.
Hoạ sĩ "Sacrava" Ung Bun Heang từ trần năm 2014 vì bệnh ung thư. Ông để lại rất nhiều tác phẩm, trong đó, xuất sắc nhất là bộ tranh 90 bức mô tả thảm cảnh đời sống người dân Campuchia dưới chế dộ Cộng Sản Pol Pot. Bộ tranh này được lưu trữ bởi Australian National University ở Canberra.
Hoàng Ngọc-Tuấn

Get paid to share your links!