Thưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ...,
Tôi thật sự không hiểu ông đang làm gì cho cái ngành giáo dục khốn khổ này? Các vụ bê bối liên tiếp xảy ra. Báo chí còn chưa kịp ráo mực, người dân còn chưa nguôi ngoai nỗi bức xúc về bê bối này, thì lại phải tiếp tục thất vọng về vụ việc ồn ào khác.
Clip Giáo Viên dùng từ ngữ tuc tĩu vô văn hoá đối với học viên:
Clip Giáo Viên dùng từ ngữ tuc tĩu vô văn hoá đối với học viên:
Tại sao lại như vậy? Tôi không biết với vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục, ông đã bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy hay chưa. Nhưng tôi - một phận dân đen sống mòn trong xã hội hôm nay luôn đau đáu nghĩ suy về tương lai của con cháu mình, đã rất nhiều lần tự đi tìm đáp án.
Thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, câu hỏi tại sao ngành giáo dục lại quá nhiều bê bối đến như vậy, tôi nghĩ rằng câu trả lời nằm ở nơi ông.
Giáo sư Trương Nguyện Thành, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) vừa thông báo về việc sẽ trở lại Mỹ để giảng dạy. Vị giáo sư này đã quyết định không tiếp tục cống hiến cho nền giáo dục của quê hương mình.
Vậy là, một người đã được phong hàm giáo sư bậc cao cấp nhất của Mỹ, một người luôn khuyến khích phá bỏ giới hạn và định kiến để bùng nổ sáng tạo, sau một thời gian trở về cố hương, cuối cùng lại phải rời bỏ mà đi.
Một số nguồn tin nói rằng, lý do vị giáo sư danh tiếng của Mỹ đưa ra quyết định từ bỏ giáo dục Việt Nam là bởi sự cứng nhắc, lạc hậu của ngành này. Mới đây, trường ĐH Hoa Sen đã bỏ phiếu với kết quả 16/18 phiếu ủng hộ đưa ông lên làm hiệu trưởng. Nhưng vì Luật Giáo dục quy định phải có ít nhất 5 năm làm quản lý ở một cơ sở giáo dục đại học thì mới được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, nên dù có giỏi giang, có danh tiếng, dù học cao hiểu rộng, thì giáo sư Trương Nguyện Thành vẫn không đủ chuẩn để trở thành một hiệu trưởng tại hệ thống giáo dục Việt Nam.
Suy cho cùng, quy định pháp luật được ban hành là để ngăn chặn cái tiêu cực và khuyến khích điều tích cực. Quy định pháp luật mà đi ngược với lẽ thường tình, với xu thế của thời đại, cản trở việc thu hút và khai thác nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, thì quy định pháp luật ấy là thứ phải dứt khoá vứt đi. Một người có hiểu biết sẽ đòi hỏi phải thay đổi. Và một người quản lý có tư chất sẽ phải hành động để thay đổi điều đó.
Nhưng, thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ...
Ngành giáo dục mà ông đang dẫn dắt đã không có động thái tìm kiếm một cơ chế cởi mở và phù hợp hơn nhằm níu giữ bước chân người có năng lực. Và chính ông cũng vậy, cứ mặc kệ để họ rời đi, rồi giữ lại những thứ lỗi thời, lạc hậu, giữ lại những chênh vênh và mù mịt trong ánh mắt của nhân dân.
Bi kịch là người tài phải dứt áo ra đi. Trong khi đó, người ngọng lại vững vàng trên chiếc ghế lãnh đạo cao nhất của ngành.
Thưa ông Bộ trưởng...
Có rất nhiều người không hài lòng về việc ông nói ngọng. Là người đứng đầu ngành giáo dục mà nói ngọng thì tự ông đã vứt bỏ sự tôn nghiêm của ngành và của mình. Nhưng, nếu không thể luyện được cách phát âm đúng chuẩn vì bị ảnh hưởng bởi "xuất xứ", tức nơi sản xuất ra ông, thì lẽ ra ông phải nỗ lực nhiều hơn để lấy lại sự tôn nghiêm của mình, của ngành bằng cách quản lý, điều hành.
Cái ngọng trong phát âm làm mất đi hình ảnh tôn nghiêm của người thầy. Còn cái ngọng trong tư duy thì đặc biệt nguy hại với ngành giáo dục, với tương lai của cả đất nước nàu. Khốn khổ cho số phận của dân tộc mình khi một lĩnh vực nền tảng cho mọi sự phát triển lại đặt vào tay một người ngọng nghịu cả hai thứ ấy.
Bạch Hoàn
Video Chữa cháy kiểu nhà sản
Video Chữa cháy kiểu nhà sản
Source: Fighting fire or watering plants??? by Smallworld
No comments:
Post a Comment