Đêm qua tôi viết về người nông dân tự tự vì giá lợn xuống, lỗi của các hội như hội nông dân không giúp đỡ được nông dân trong vấn đề điều tiết thị trường. Đấy mới là một nửa câu chuyện.
Nói chuyện với một người sống gần biên giới. Anh ấy bảo rằng có những lúc lợn chết đầy biên giới, tại sao vậy?
Bởi cái bản tính cố hữu của nông dân Việt Nam trong thời đại xhcn là tham lam, là chộp giựt và lưu manh. Thấy Trung Quốc mua lợn nhiều, vậy là bơm nước, tống thức ăn, thậm chí cá sỏi đá vào bụng lợn để được nặng cân. Đến nỗi mà lợn chưa đqua biên giới, đã tắc thở mà chết. Chở đi không được, chở về không xong, vậy là tìm chỗ trống mà vứt, bỏ của chạy lấy người, hành động cuối cũng vẫn là lưu manh khi mà không cần biết con lợn sẽ thối ra sao, người địa phương sẽ phải dọn dẹp như thế nào.
Lưu manh, lưu manh và lưu manh. Tại sao lại có trường ca lưu manh như vậy?
Người nông dân trước khi có đảng cộng sản không như vậy. Người nông dân thời kì Pháp thuộc hay xa hơn nữa là thời phong kiến không như vậy. Họ có thể khổ nhưng họ không làm ăn thất đức, lừa lọc và lưu manh như vậy.
Có chính xác không nếu tôi bảo đấy là lỗi của chính quyền? Có thể những vị lãnh đạo bảo đổ lỗi như vậy là vô lý, dân là dân sao lại đổ lỗi cho chính quyền?
Xin thưa, dân bao giờ cũng ít học, nếu dân chỉ tối ngày lo kiếm thứ cho vào mồm, dân không được giáo dục về đạo đức, về sự lương thiện, về nhân quả và cao hơn nữa về sự an lạc trong tâm của người lương thiện thì dân sẽ như vậy.
Hơn nữa, dân biết học những điều ấy ở đâu khi dân thấy lãnh đạo ăn đớp tràn lan, từ to đến nhỏ, quan lớn thì gia sản lớn, quan bé gia sản bé nhưng vẫn là rất to với dân?
Đừng nói là do tài giỏi mà các ông lãnh đạo làm ra tiền. Nếu dựa vào đồng lương, vào thời gian các ông đã dành cho việc nhà nước thì các ông không thể kiếm thêm được gì hết, và xin lỗi, vợ các ông cũng đâu có giỏi giang gì mà kiếm được giỏi thế?
Vậy, hãy nhìn vấn đề một cách thẳng thắn. Tôi nói có quá không khi nhận định rằng có lẽ tới hơn 90% quan chức chính quyền tham nhũng.
Ai đó nói đừng trách quan chức bởi quan chức cũng từ dân mà ra. Ô, vậy cứ loanh quanh thế thì mặc kệ, coi hoà cả làng rồi cùng nhau chết cả nút sao?
Quan chức là người có học, đầu óc sáng láng thì phải gương mẫu, đáng nhẽ là người khai sáng cho dân chứ. Đã không khai sáng lại tạo gương xấu thì dân nào tốt được? Quan chức cứ xấu mà dân cứ tốt, hoá ra dân là thánh à?
Tại sao nước Mỹ hùng cường? Bởi cơ chế dân chủ khiến việc tuyển chọn quan chức tốt, không có mua chỗ, làm không tốt đảng đối lập chỉ trích, và họ luôn có ý kiến để cải thiện xã hội. Báo chí viết về những ý kiến ấy. Ở Việt Nam, tôi chẳng bao giờ nghe thấy một sáng kiến nào của những ông chủ tịch tỉnh, chủ tịch huyện cả, thậm chí ông chủ tịch nước cũng không có sáng kiến gì để cải tạo xã hội.
Một cỗ máy với những bánh răng rỉ sét cứ lừ đừ quay từ năm này qua năm khác, thậm chí phát ngôn còn y như nhau thì xã hội phát triển sao được?
Không một ai tra dầu mỡ, thay đổi kết cấu sao cho nó vận động hiệu quả hơn.
Vấn đề ở đây không phải là chúng ta yếu chúng ta chịu. Không đơn giản như vậy. Chúng ta yếu là kẻ thù sát nách đang thôn tính chúng ta. Quan chức Trung Quốc đáng ghét với người Việt chúng ta nhưng họ đang làm tốt phận sự của mình.
Tuy cũng là cơ chế độc đảng nhưng quan chức Trung Quốc có lý tưởng. Họ đã và đang đưa vị thế đất nước của họ tiến lên từng ngày.
Nếu là lãnh đạo có tâm, nhìn thực trạng này thì phải biết đau lòng, xấu hổ và trong tim phải bùng cháy lên khát vọng chấn hưng nước Việt. Còn không, cũng chỉ là một phường cơ hội, đục nước béo cò mà thôi.
Chau Doan
No comments:
Post a Comment