Friday, December 23, 2016

Công lý đối với nhiều người là thứ xa xỉ, như cơ hội trúng xổ số độc đắc?

ảnh intenet

Cần lập uỷ ban độc lập của Quốc hội xét các vụ án oan sai để có cơ sở yêu cầu Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cáo kháng nghị các án oan sai trầm trọng.
Vụ án Hàn Đức Long đã được kháng nghị giám đốc thẩm từ 2 năm trước, bây giời mới trả tự do cho ông HĐL là quá chậm. Một trong những lý do nhùng nhằng là các cơ quan pháp luật ở Việt nam sợ trách nhiệm.
Sau vụ Nguyễn Thanh Chấn được xác định vô tội năm 2014 (dù ông được trả tự do và vụ án được kháng nghị từ 2013), mỗi năm các cơ quan này lại "són" ra một vụ được thừa nhận oan sai nghiêm trọng. Năm 2015 là Huỳnh Văn Nén sau 17 năm tù và án chung thân cùng hai vụ đại oan. Năm 2016 là vụ Trần Văn Thêm, thực ra vụ này đã được xác định oan sai từ hơn 40 năm trước, nhưng với lý do thất lạc hồ sơ, đến năm nay mới chính thức xác nhận. Một vụ khác là vụ Trần Văn Vót, cơ quan pháp luật nói hồ sơ đã bị tiểu huỷ do trên 20 năm, mặc dù ông Vót và gia đình kêu oan liên tục từ đó đến nay. Dù không có hồ sơ, nhưng hai cơ quan tố tụng tối cao vẫn khẳng định "xét xử đúng"!
Những vụ án khác đang đợi chờ trong hy vọng mong manh là các vụ án Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh, Nguyễn Văn Chưởng và nhiều vụ khác ( xin các bạn điểm tên), chỉ tính những án bị tuyên tử hình hoặc chung thân.
Tôi tin rằng còn có rất nhiều vụ án oan sai đặc biệt nghiêm trọng khác, nhưng khó có chuyện các cơ quan Bộ Công an, Viện kiểm sát NDTC và Toà án NDTC chịu thừa nhận họ đã gây ra oan sai, bằng cách này hay cách khác.
Tôi đề nghị Uỷ ban Tư Pháp cần yêu cầu Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép thành lập một uỷ ban độc lập hoặc một nhóm chuyên gia độc lập xem xét những vụ có dấu hiệu oan sai nghiêm trọng mà các cơ quan pháp luật tối cao không chịu kháng nghị.
Uỷ ban hoặc nhóm chuyên gia độc lập này sẽ nghiên cứu hồ sơ, nghe các nhân chứng, luật sư, kiểm sát viên, thẩm phán, điều tra viên liên quan đến vụ án này trình bày ý kiến và trả lời câu hỏi, cho phép luật sư và đại diện TANDTC và VKSND tối cao tranh luận về lý do tại sao không và tại sao phải kháng nghị bản án đang bị kêu oan. Những phiên làm việc như vậy cho phép các nhà báo, sinh viên luật tham dự.
Dựa những buổi làm việc đó, uỷ ban độc lập hoặc nhóm chuyên gia độc lập ra khuyến nghị đến Quốc hội hay Uỷ ban TVQH, Chủ tịch nước và Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC về việc có nên kháng nghị bản án hay không.
Có uỷ ban hay nhóm chuyên gia độc lập như vậy mới hy vọng, những kêu oan trong những vụ oan sai nghiêm trọng kéo dài mới có cơ hội được giải quyết khách quan, minh bạch và dứt điểm!
Còn không, cứ một năm chỉ một vụ oan sai lớn lại được "són " ra thôi.

Vu Hai Tran

No comments:


Get paid to share your links!