dailymotion

Wednesday, June 15, 2016

TU SỸ LÀM CHÍNH TRỊ CÓ PHẠM LUẬT KHÔNG ?

ảnh minh hoạ

Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nhiều nước không hề có điều luật nào cấm Tu Sỹ các tôn giáo làm chính trị.
Trong quá khứ có nhiều Tôn Giáo thực hiện vai trò điều hành nhà nước. Đó là Tôn Giáo làm chính trị toàn phần. Ngày nay vẫn có một số quốc gia luật pháp được lấy từ một phần căn bản của giáo luật Tôn Giáo.
Hồi tôi ở Malaysia. Tôi tìm hiểu biết được luật pháp của Malaysia có nhiều điều luật được áp dụng từ chính giáo luật Hồi Giáo. Theo giáo luật Hồi Giáo tín đồ Hồi Giáo mà uống rượu sẽ bị xử phạt rất nặng. Luật pháp của một số quốc gia Hồi Giáo cũng được thực hiện cụ thể hóa những xử phạt như là giáo luật Hồi Giáo.
Có nhiều Tôn Giáo trong quá khứ tới nay tham gia làm chính trị toàn phần hoặc một phần. Đồng thời cũng có những Tôn Giáo nghiêm cấm Tu Sỹ tuyệt đối không làm chính trị. Vậy hiểu vấn đề sao cho đúng cho đủ?!
Anh trai kết nghĩa của tôi là Vũ Quang Thuận (Võ Phù Đổng). Anh ấy là nhà nghiên cứu về lĩnh vực Tôn Giáo. Anh Võ Phù Đổng từng nghiên cứu về nhiều Tôn Giáo khác nhau như: Phật Giáo, Hin Du Giáo, Hồi Giáo, Nho Giáo, Khổng Giáo, và nhiều Tôn Giáo khác nữa.
Phật Giáo và một số Tôn Giáo khuyên Tu Sỹ không lên làm chính trị. Bởi giáo lý các Tôn Giáo ấy khuyên Tu Sỹ không tham danh lợi. Vướng vào chính trị làm cho Tu Sỹ dễ bị sa ngã đam mê danh lợi.
Do sự hiểu theo cách cũ từ thời hình thành Tôn Giáo cách nay hàng ngàn năm về trước. Khi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học còn rất giản đơn. Khi ấy về ngôn ngữ người ta hiểu làm chính trị là đồng nghĩa với làm Vua hoặc làm Quan. Sau này xã hội ngày càng phát triển thì ngôn ngữ sử dụng hiểu nghĩa cụm từ CHÍNH TRỊ về bản chất đã có nhiều sự khác so với cách nay hàng ngàn năm.
Mặt khác do vấn đề dịch thuật ngôn ngữ từ tiếng nước ngoài sang ngôn ngữ Việt Nam rất dễ có những sai lệch diễn giải không đủ nghĩa hoặc sai lệch một phần.
Ví dụ tiếng Anh cụm từ Marketing nếu dịch sang tiếng Việt là cụm từ tiếp thị hay quảng cáo không diễn tả được hết nghĩa của cụm từ Marketing.
Cách hiểu ngôn ngữ cụm từ chính trị giữa Việt Nam và nhiều quốc gia ngày nay cũng có những điểm khác nhau. 
Ngày nay nhiều nước hiểu chính trị không hoàn toàn chỉ là làm quan chức. Ví dụ như làm tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng... Nhiều nước dân chủ ngày nay họ không thừa nhận được phép sử dụng từ quan chức nữa. Họ chỉ sử dụng từ công chức.
Quan chức là những chức vụ chính quyền mang tính cai trị đối với nhân dân.
Công chức là những chức vụ chính quyền mang tính phục vụ nhân dân.
Về bản chất sâu sắc quan chức và công chức có chỗ giống nhau nhưng cũng có chỗ khác nhau. Những người không tinh ý sẽ rất dễ bị nhầm lẫn quan chức và công chức thực chất chỉ là một. Chỉ do vấn đề cách gọi khác nhau.
Quan chức và công chức giống nhau ở chỗ đều là những người làm việc trong bộ máy chính quyền.
Quan chức và công chức khác nhau căn bản ở chỗ một bên mang màu sắc cai trị nhân dân còn một bên mang màu sắc phục vụ nhân dân.
Đức Phật Tổ Như Lai (nhà sáng lập Phật Giáo) từng dạy rằng: "Nhường nhịn đối với kẻ xấu đôi khi là tội lỗi lớn". Vị ấy giải thích rằng: "Nếu ai đó có tài đức. Ra làm Vua, Quan mà đem lại lợi ích cho nhân dân thì nên làm. Nếu nhường nhịn cho kẻ xấu làm Vua, làm Quan gây đau khổ cho nhân dân. Trong hoàn cảnh như vậy nhường nhịn là sự thoái thác trách nhiệm và tội lỗi.".
Ngày nay ở nhiều nước hiểu rằng làm chính trị không chỉ có làm quan chức hay công chức. Làm nhà hoạt động dân chủ đấu tranh vì quyền con người ngày nay cũng được gọi là những nhà chính trị gia.
Tôi là nhà hoạt động dân chủ hành động vì mưu cầu quyền con người đầy đủ toàn diện cho nhân dân Việt Nam. Từ những năm qua tới nay nhiều người Việt Nam và nước ngoài đã hiểu đã gọi tôi là nhà chính trị gia dân chủ rồi.
Tôi không tham danh lợi. Tôi làm chính trị là dấn thân cống hiến vì lợi ích của nhân dân Việt Nam.
Tôi trái ngược hoàn toàn với những bọn quan chức tham nhũng bán nước cầu vinh Việt Nam. Bởi bọn chúng tham danh tham lợi.
Trong bộ máy chính quyền Việt Nam có cả người tốt kẻ xấu. Những ai liêm khiết hết lòng tận tụy phục vụ nhân dân thì họ là công chức chính quyền. Những kẻ tham nhũng bán nước hại dân trong bộ máy chính quyền thì bọn chúng là quan chức. Chính trị có cả chính trị tốt và chính trị xấu.
Anh Võ Phù Đổng cho rằng Tu Sỹ làm chính trị không hề phạm giới luật. Vấn đề làm chính trị như thế nào. Làm chính trị mà tham danh lợi là xấu là phạm giới luật. Làm chính trị mà không tham danh lợi cho bản thân. Hết mình phục vụ để mưu cầu lợi ích cho nhân dân. Trong trường hợp này Tu Sỹ làm chính trị rất đáng hoan nghênh.
Trong bài viết ngắn này tôi chưa phân tích được hết về chủ đề Tu Sỹ có nên làm chính trị không?! Trong những bài viết tới tôi sẽ phân tích sâu kỹ thêm về vấn đề Tu Sỹ nên hay không nên làm chính trị.
Xin trân trọng cảm ơn quý vị và các bạn đã đọc hoặc chia sẻ bài viết này tới cộng đồng.
Hà Nội ngày 16 - 6 - 2016
Nguyễn Văn Điển (Điển Ái Quốc)
Điện thoại: 0975 572 873
dienaiquoc83@gmail.com

No comments:


Get paid to share your links!