Sunday, May 6, 2018

NGỌNG CẢ HAI


Thưa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ...,
Tôi thật sự không hiểu ông đang làm gì cho cái ngành giáo dục khốn khổ này? Các vụ bê bối liên tiếp xảy ra. Báo chí còn chưa kịp ráo mực, người dân còn chưa nguôi ngoai nỗi bức xúc về bê bối này, thì lại phải tiếp tục thất vọng về vụ việc ồn ào khác.


Clip Giáo Viên dùng từ ngữ tuc tĩu vô văn hoá đối với học viên:


Tại sao lại như vậy? Tôi không biết với vai trò là người đứng đầu ngành giáo dục, ông đã bao giờ đặt ra câu hỏi như vậy hay chưa. Nhưng tôi - một phận dân đen sống mòn trong xã hội hôm nay luôn đau đáu nghĩ suy về tương lai của con cháu mình, đã rất nhiều lần tự đi tìm đáp án.
Thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, câu hỏi tại sao ngành giáo dục lại quá nhiều bê bối đến như vậy, tôi nghĩ rằng câu trả lời nằm ở nơi ông.
Giáo sư Trương Nguyện Thành, phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hoa Sen (TP.HCM) vừa thông báo về việc sẽ trở lại Mỹ để giảng dạy. Vị giáo sư này đã quyết định không tiếp tục cống hiến cho nền giáo dục của quê hương mình.
Vậy là, một người đã được phong hàm giáo sư bậc cao cấp nhất của Mỹ, một người luôn khuyến khích phá bỏ giới hạn và định kiến để bùng nổ sáng tạo, sau một thời gian trở về cố hương, cuối cùng lại phải rời bỏ mà đi.
Một số nguồn tin nói rằng, lý do vị giáo sư danh tiếng của Mỹ đưa ra quyết định từ bỏ giáo dục Việt Nam là bởi sự cứng nhắc, lạc hậu của ngành này. Mới đây, trường ĐH Hoa Sen đã bỏ phiếu với kết quả 16/18 phiếu ủng hộ đưa ông lên làm hiệu trưởng. Nhưng vì Luật Giáo dục quy định phải có ít nhất 5 năm làm quản lý ở một cơ sở giáo dục đại học thì mới được bổ nhiệm chức danh hiệu trưởng, nên dù có giỏi giang, có danh tiếng, dù học cao hiểu rộng, thì giáo sư Trương Nguyện Thành vẫn không đủ chuẩn để trở thành một hiệu trưởng tại hệ thống giáo dục Việt Nam.
Suy cho cùng, quy định pháp luật được ban hành là để ngăn chặn cái tiêu cực và khuyến khích điều tích cực. Quy định pháp luật mà đi ngược với lẽ thường tình, với xu thế của thời đại, cản trở việc thu hút và khai thác nguồn lực phục vụ cho sự phát triển, thì quy định pháp luật ấy là thứ phải dứt khoá vứt đi. Một người có hiểu biết sẽ đòi hỏi phải thay đổi. Và một người quản lý có tư chất sẽ phải hành động để thay đổi điều đó.
Nhưng, thưa Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ...
Ngành giáo dục mà ông đang dẫn dắt đã không có động thái tìm kiếm một cơ chế cởi mở và phù hợp hơn nhằm níu giữ bước chân người có năng lực. Và chính ông cũng vậy, cứ mặc kệ để họ rời đi, rồi giữ lại những thứ lỗi thời, lạc hậu, giữ lại những chênh vênh và mù mịt trong ánh mắt của nhân dân.
Bi kịch là người tài phải dứt áo ra đi. Trong khi đó, người ngọng lại vững vàng trên chiếc ghế lãnh đạo cao nhất của ngành.
Thưa ông Bộ trưởng...
Có rất nhiều người không hài lòng về việc ông nói ngọng. Là người đứng đầu ngành giáo dục mà nói ngọng thì tự ông đã vứt bỏ sự tôn nghiêm của ngành và của mình. Nhưng, nếu không thể luyện được cách phát âm đúng chuẩn vì bị ảnh hưởng bởi "xuất xứ", tức nơi sản xuất ra ông, thì lẽ ra ông phải nỗ lực nhiều hơn để lấy lại sự tôn nghiêm của mình, của ngành bằng cách quản lý, điều hành.
Cái ngọng trong phát âm làm mất đi hình ảnh tôn nghiêm của người thầy. Còn cái ngọng trong tư duy thì đặc biệt nguy hại với ngành giáo dục, với tương lai của cả đất nước nàu. Khốn khổ cho số phận của dân tộc mình khi một lĩnh vực nền tảng cho mọi sự phát triển lại đặt vào tay một người ngọng nghịu cả hai thứ ấy.

Bạch Hoàn



Video Chữa cháy kiểu nhà sản


Source: Fighting fire or watering plants??? by Smallworld

Saturday, May 5, 2018

"Tránh xa mấy nơi thuộc về tôn giáo ra là thượng sách anh Nhân ạ. Đừng để khi hoạ giáng xuống rồi mới hối tiếc, như vậy không phải là kẻ thức thời."


Hồi trước khi Cộng Sản mới chiếm miền Nam, thấy tụi nó đập bỏ đền chùa miếu mạo, thấy tụi nó thờ hình cái thằng vô danh tiểu tốt, người ta cho rằng tụi nó là lũ vô thần. Sau này mới biết tụi nó đứa nào cũng mê tín dị đoan, đứa nào cũng nuôi một ông thầy phong thuỷ và nhất nhất nghe lời. Sáng dậy thầy phán bước chân nào ra cửa trước là tụi nó bắt buộc làm theo. Đứa nào cũng xây nhà thờ họ rất to, cúng bái thì đốt vàng mã như người ta đốt đồng. Đi chùa cúng dường rất nhiều tiền, lên đồng, khấn bái, cầu xin vinh thân phì gia là chủ yếu.

Hồi trước mình thấy người nước ngoài đa phần theo đạo Công Giáo, trong nhà không có bàn thờ gia tiên, mình cho rằng điều đó rất là kỳ cục. Sau này mới biết người ta có niềm tin vào Thượng Đế, người ta tin vào Chúa, Thánh Thần. Người ta luôn sống đẹp bởi họ cho rằng đó là điều Chúa muốn, và bởi vì vậy mà xã hội họ luôn đầy ắp tình yêu thương. Họ không cúng dường, không xây chùa mà họ trao cho những người khốn khó. Họ không xây nhà thờ họ nhưng họ xây dựng những khuôn viên thật đẹp bên cạnh nhà thờ để người dân có chỗ vui chơi, cầu nguyện.
Cộng Sản luôn mê tín dị đoan, đứa nào tới mấy chỗ linh thiêng cũng cút cun cuối đầu như con cún. Nhưng rồi chúng sẵn sàng chiếm đất tôn giáo, đập bỏ chùa chiền. Đã nhiều thằng nhận lãnh hậu quả vô cùng thảm khốc nhưng dường như cái lợi trước mắt khiến cho đầu óc chúng tối tăm.
Mình nhớ hồi đi lính trên rừng. Gần đồn có cái cây trắc rất to và không biết từ bao giờ ở đó có cái bàn thờ dưới gốc, lúc nào cũng nhan khói thường xuyên. 
Sau có ông tham mưu trưởng đi thăm đồn, thấy thơm nên hắn xúi thằng đồn trưởng bắt lính đi cưa. 
Chẳng thằng lính nào nghe lời, tay đồn trưởng điên tiết đi thuê dân làm rừng vô hạ. Có anh Bình Ốc là dân làm Mây, bữa đó ngồi chơi ảnh nói: Ông ngu đi nghe mấy thằng sếp xúi ăn cứt gà, hạ cái cây này thế nào ông cũng rước hoạ vào thân. Sau đó không lâu đúng là hắn mang hoạ thiệt, hoạ vong mạng luôn.

Giờ ông Nhân nếu nghe lời xúi dại đi lấy đất của dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Ăn thì đứa nào ăn hông biết chớ hoạ thì nhất định bản thân ông Nhân lãnh trước. Vong mạng hổng chừng. 
Tiền giờ cỡ anh thiếu đéo gì, rốt cuộc cái mạng mới là quan trọng nhất. Tránh xa mấy nơi thuộc về tôn giáo ra là thượng sách anh Nhân ạh. Đừng để khi hoạ giáng xuống rồi mới hối tiếc, như vậy không phải là kẻ thức thời.

Trương Quan Thi


Xem cs chữa lửa mắc ứa không???

Source: Fighting fire or watering plants??? by Smallworld

Nhìn lại một điểm chung trong cả 03 đồ án quy hoạch chi tiết vùng Thủ Thiêm:



(1) năm 1965 do công ty tư vấn Doxiadis Associates (Hy Lạp) thiết kế, 
(2) năm 1974 do Wurster, Bernardi and Emmons Architects and Planners (Mỹ) thực hiện, 
và (3) quy hoạch (điều chỉnh) năm 2012 do Sasaki Associates (Mỹ) tiến hành,

chúng ta nhận ra luôn luôn có ít nhất hai trục đường chính kết nối trung tâm thành phố Sài Gòn lịch sử với bán đảo Thủ Thiêm, mà đặc biệt, một trong hai con đường được chọn chính là khu vực giáp ranh Rạch Tàu Hủ - Bến Nghé - cầu Khánh Hội - Đại lộ Hàm Nghi - Đại lộ Charner (năm 1956 được đổi tên là Đại lộ Nguyễn Huệ). Nay sự kết nối ấy được hiện thực hóa bởi Hầm Thủ Thiêm, xây dựng dưới lòng sông Sài Gòn, nối Đại lộ Đông - Tây/Võ Văn Kiệt (Q.1) vào đường Mai Chí Thọ (Q.2), tạo thành một con đường xuyên suốt băng qua trung tâm Thủ Thiêm, rồi chia hai hướng lên Cao tốc Long Thành - Dầu Giây hoặc Quốc lộ 52 (1A), lan tỏa đi các tỉnh miền Đông Bắc. 

Và điều đặc biệt hơn nữa, ở điểm đầu tiên của mạng lưới đường huyết mạch này cách đây 178 năm, tại bờ Đông ngay đối diện với Đại lộ Hàm Nghi, một tu viện của các nữ tu thuộc Hội dòng Mến Thánh Giá (Congrégation des Amantes de la Croix de Jésus-Christ) đã được xây dựng lên bởi 24 nữ tu "người An Nam" với sự chứng thực của Đức Cha Jean-Louis Tabert, Đại diện Tông tòa đất Giao Chỉ - Nam Kỳ (Cochinchina). Các nữ tu này là những người đầu tiên phiêu dạt đến Xóm Tàu Ô (Hamlet of the Black Junks) - địa danh chỉ ngã ba Rạch Bến Nghé - Sài Gòn - Gia Định, nơi đóng quân khét tiếng của nhóm hải tặc người Hoa quy thuận dưới quyền của Vua Gia Long với tên gọi Tuần hải Đô dinh - để truyền đạo Công giáo (Pétrus Ký, Souvenirs historiques sur Saïgon et ses environs, năm 1885) sau vụ đàn áp cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi (1832 - 1835), con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt - một trong những khai quốc công thần của Triều Nguyễn và là Tổng trấn Gia Định thành (năm 1812).

Vì thế, cũng giống như kiệt tác kiến trúc Nhà thờ Đức Bà (Cathédrale Notre-Dame de Saïgon) tọa lạc ở ngay trung tâm của đô thị Sài Gòn hoa lệ, vị trí của Tu viện Hội dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm được tiền định như là điểm kết nối đầy ý nghĩa lịch sử, tôn giáo và văn hóa giữa hai bờ Tây và Đông của dòng sông chính chảy qua đô thị này. Nếu Nhà thờ Đức Bà được xem như điểm nhấn khẳng định giá trị văn hóa và tôn giáo của đạo Công giáo tại Việt Nam, thì Tu viện Thủ Thiêm lại mang ý nghĩa của sự lan tỏa con đường truyền giáo và sức mạnh nhân bản nội tại của tôn giáo này trong dòng lịch sử phát triển quốc gia Việt Nam.

Vậy mà ngày hôm nay, cùng lúc với việc đại trùng tu ngôi Nhà thờ của Tổng Giáo phận Sài Gòn, chính quyền cộng sản tại Tp.HCM lại muốn cưỡng chế thu hồi đất và đập bỏ hoàn toàn tất cả các công trình kiến trúc thuộc về Tu viện này, xóa sổ mãi mãi những dấu ấn lịch sử được khởi sự từ cách đây gần 2 thế kỷ - hơn cả chiều dài lịch sử dựng nước của quốc gia Canada (thành lập Liên bang Canada vào năm 1871).

Tất cả các con đường đại lộ dẫn đến sự phát triển của mỗi quốc gia đều có tính lịch sử chân thực của nó, mà trên đó được bồi đắp bằng tình yêu, mở rộng bằng mồ hôi nước mắt cùng với sự hy sinh, và được củng cố bằng niềm tin. Và điều quan trọng hơn hết, chính là chúng có xuất phát điểm từ trái tim và lòng quả cảm của người Việt Nam. Những con đường này luôn có khuynh hướng trải rộng ra, đón nhận và khai mở để mọi thế hệ công dân được giáo dục đức tin và tự tin sải bước chân đi về phía tương lai tươi sáng, xây dựng một đất nước tốt đẹp hơn. 

Nếu một chế độ chính trị nào muốn phá hủy những con đường lịch sử như thế, họ đang tự mình kết thúc chính con đường dưới chân họ, và rồi không sớm thì muộn, sẽ bị hất ra bên lề như những kẻ hành khất đáng thương hại và ngu dốt bị lịch sử nhanh chóng lãng quên.

#blogtinmung

Bài viết có sự tham khảo các tư liệu sau:
- http://ashui.com/mag/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/11316-thu-thiem-nua-the-ky-long-dong-quy-hoach.html
- https://saigoneer.com/saigon-buildings/5532-date-with-the-wrecking-ball-th%E1%BB%A7-thi%C3%AAm-parish-church-and-lovers-of-the-holy-cross-convent
- http://www.sasaki.com/project/139/thu-thiem-new-urban-area/
Fb Nguyen Dat An

Xem lính cộng sản chưa cháy như thằng cu đái:

Source: Fighting fire or watering plants??? by hungvo

Get paid to share your links!