Tuesday, March 14, 2017

Chân dung 3 tên ấu dâm đang làm nóng hầm hập các trang mạng xã hội!!!


1.Thằng già dâm dật đê tiện NGUYỄN KHẮC THUỶ, sinh năm 1940, cựu giám đốc NHNN Vũng Tàu có hành vi dâm ô với 9 bé gái.
2. CAO MẠNH HÙNG, sinh năm 1983, cán bộ NH Techcombank, cháu chủ tịch tỉnh Thái Bình đương nhiệm Nguyễn Hồng Diên, cưỡng hiếp cháu bé 8 tuổi quận Hoàng Mai.
3. NGUYỄN THANH ĐÔNG cưỡng bức cháu bé học lớp 1 trường Lương Thế Vinh, Thủ Đức.
Hùng Văn Hùng

Cấm đi, đừng sửa lời!!!


Như đã từng nói đôi lần, "trái đất này là của chúng mình, nhưng đất nước này là của chúng nó", súng cầm trong tay muốn làm gì chẳng được.
Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa ra quyết định cấm 5 ca khúc sáng tác trước năm 1975 bao gồm: Cánh thiệp đầu xuân (Lê Dinh - Minh Kỳ), Rừng xưa (Lam Phương), Chuyện buồn ngày xuân (Lam Phương), Đừng gọi anh bằng chú (Diên An), Con đường xưa em đi (Châu Kỳ - Hồ Đình Phương).
Chuyện cấm các bài hát được sáng tác trong giai đoạn trước 1975 là chuyện rất bình thường ở nước ta. Thậm chí ngày xưa hát "Thành phố buồn" còn bị gọi là "thằng này hát nhạc phản động". Nghệ thuật thuần khiết đôi khi phải chịu dưới gót giày lập trường chính trị, đường lối này nọ, nên thấy cần cấm là cấm, cũng bình thường.
Nhưng có một sự thật, sức sống của một tác phẩm nghệ thuật như một bài hát nó không phụ thuộc vào chuyện cấm hay không, mà ở giá trị trường tồn của nó, dựa vào tấm lòng yêu thích, say mê của công chúng. Cấm thì cấm mà hát thì hát, nghe cứ nghe.
Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là đừng bao giờ thỏa hiệp để có thể được ban phát cho cái giấy phép biểu diễn bằng cách sửa lời. Cưỡng ép sửa lời bài hát là một hành động phi nghệ thuật, vô văn hóa, coi thường tác giả, tác phẩm.
Hồi Đàm Vĩnh Hưng mới mon men hát nhạc vàng, đã hát lại bài Phố Đêm, bỏ qua chất giọng "phá nhạc trữ tình", thì lời đã bị sửa trắng trợn, "người đi khai phá nét kiêu sa tuy lính chiến xa nhà mà vẫn luôn yêu đời", sửa lại thành "năm tháng cách xa nhà". Đến nỗi mà nhạc sỹ Tâm Anh phải lên tiếng kiện Đàm vì trò sửa lời đấy.
Hay như bài Câu chuyện đầu năm, sửa thành "đón xuân trên mọi miền", trong khi lời gốc là "đón xuân nơi trận tiền". Rồi bài Cánh thiệp đầu xuân mà Cẩm Ly hát cũng bị sửa, "Non nước vinh quang trong tia nắng thanh bình, để người anh lính chiến quay về gia đình", sửa thành "để người anh yêu dấu", nghe thật khủng khiếp.
Cho nên, thích cấm cứ cấm, đừng sửa lời, "chiến trường anh bước đi" là chiến trường nào cũng được, đấy là chuyện của tác giả. Đừng sửa thành lối mòn, ngôi trường hay cái giường để được hát, làm thế không phải là làm nghệ thuật.
Bui An

Ai là thủ phạm?

Công hàm "bán nước" gây nhiều tranh cãi do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký tên và gửi người tương nhiệm Trung Quốc Chu Ân Lai vào ngày 14/9/1958 phải chăng chỉ là sản phẩm của một nhân vật chính trị được nhiều nhà nghiên cứu thời cuộc Việt Nam thế kỷ 20 đánh giá là "nhu nhược", "thiếu quyết đoán" và "dĩ hoà vi quý"?
Chúng ta đều biết chế độ cộng sản ở mọi nơi trên thế giới đều là toàn trị, một cá nhân trong bộ máy lãnh đạo không thể toàn quyền quyết định bất cứ vấn đề gì, nhất là khi nó liên quan đến điều hệ trọng bậc nhất là chủ quyền quốc gia. Có chăng đó phải là nhân vật nắm quyền uy cao nhất, quyết định tối hậu mọi điều từ lớn đến nhỏ.

Vào năm 1958, nhân vật quyền uy nhất chưa phải là Lê Duẩn, vì từ tháng 9/1960 Lê Duẩn mới trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Lao Động Việt Nam và từng bước thâu tóm mọi quyền hành trong tay. Nhân vật "thủ phạm" đó chính là và phải là Hồ Chí Minh trong vai trò Chủ tịch Đảng Lao Động Việt Nam, người nắm quyền uy cao nhất trong bộ máy chính trị Bắc Việt đương thời.
Như vậy, công hàm 1958 là sản phẩm chung của toàn Đảng Lao Động Việt Nam, tức Đảng Cộng Sản Việt Nam, đứng đầu là Hồ Chí Minh. Dù ngày nay nhà cầm quyền tìm cách giải thích nội dung và thẩm quyền ban hành công hàm đó thế nào và theo hướng nào, thì rõ ràng đó vẫn là sự công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa trên phương diện công pháp quốc tế.
Chưa bao giờ tôi ngây thơ tin, như nhiều sử gia Tây phương hiện đại nhận định, rằng Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không đơn thuần theo đuổi lý tưởng cộng sản. Bởi lẽ, một người yêu nước, thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc thực sự không thể chấp nhận cho ban hành một công hàm, dù rộng nghĩa hay nhiều hàm ý như được biện luận ngày nay, khiến tạo nên hậu quả và nguyên cớ để kẻ thù chiếm đoạt các hải đảo của tổ quốc vào năm 1974 và 1988.
Có chăng đó là chủ nghĩa dân tộc Đại Hán!
Lê Công Định

Get paid to share your links!