Thursday, March 9, 2017

08/03 NGĨ VỀ QUYỀN ĐƯỢC NHẬN BĂNG VỆ SINH CỦA PHỤ NỮ

Khi nhắc đến 3 chữ băng vệ sinh người ta luôn hình dung ra những thứ dơ bẩn và nhơ nhuốc nhất. Tôi thật sự ái ngại khi là phụ nữ mà lại đề cập đến những từ tế nhị này vào bài viết. Nhưng suy cho cùng thì băng vệ sinh cũng chỉ là một thứ vật dụng cần thiết cho phụ nữ. Trong sinh hoạt thường ngày, nó là một thứ không thể thiếu đối với chị em. Tôi nghĩ sự quan trọng của nó ra sao với chị em, ko cần tôi nói thêm.
Tôi quyết định viết về chuyện nhạy cảm này trong ngày hôm nay ngày mà người ta đang tung hô, chúc tụng phụ nữ bằng những ngôn từ ngọt ngào hoa mỹ nhất. Chuyện những người đàn bà tù không được phép nhận băng vệ sinh. Họ bị quản chế kể từ những nhu cầu tự nhiên nhất của phụ nữ.
Trước đây tôi có nghe chị Phạm Thanh Nghiên nói về việc chị phải đấu tranh trong tù để có được nước sạch làm vệ sinh trong những ngày "đèn đỏ", nhưng không có nghĩ nhiều về vấn đề này vì mải mê ngưỡng mộ sự kiên cường của người tù chính trị trong chốn lao tù. Cho đến khi tôi nhìn thấy được sự thất vọng trên khuôn mặt cô Lan, mẹ chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tôi mới thấy đây thực sự là một vấn đề cần nói tới.
Băng vệ sinh không phải vật dụng sắc nhọn, càng không phải vật dụng gây cháy nổ, không phải hàng cấm. Nó không thuộc những vật dụng không được phép gửi nhận theo quy định trại giam. Nhưng chắc không chỉ riêng Nha Trang, cũng không chỉ riêng chị Quỳnh, có lẽ những người phụ nữ trong trại giam ở Việt Nam đều không được phép nhận băng vệ sinh từ người nhà gửi cho. Bởi băng vệ sinh cũng là một trong những khoản thu không nhỏ của các trại giam. Việc trại giam bán đồ mắc gấp nhiều lần so với bên ngoài không có xa lạ gì với những người từng ra tù.
Trường hợp của chị Quỳnh, chị có viết nhắn gửi cho cô từ nửa tháng trước đó gửi cho chị băng vệ sinh vào để sử dụng. Nếu là phụ nữ chắc hẳn chị em sẽ hiểu, không chỉ vì lý do mắc rẻ, việc dùng băng vệ sinh lạ có thể gây ra dị ứng và khó chịu rất nhiều. Dùng băng vệ sinh giả còn có nguy cơ ung thư cổ tử cung rất cao. Trong khi đó, chị Quỳnh đang có khối u tử cung và từng trải qua giai đoạn điều trị lâu dài. Nếu không phải băng vệ sinh phù hợp chị Quỳnh sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong sinh hoạt cá nhân cũng như sức khỏe. Thế nhưng khi cô Lan mang đến nhắn gửi cho con mình thì họ thẳng thừng từ chối với lý do rằng "trong đó có bán".
Những việc chúng ta coi là rất nhỏ nhưng đó lại là sự xâm hại nghiêm trọng đến phụ nữ. Nhất là với những người phụ nữ đang bị giam cầm thì lại càng chẳng có ai để ý đến quyền lợi của họ. Bạn có biết, những người phụ nữ trong tù họ đang bị tước đi thân phận phụ nữ.
Trịnh Kim Tiến

Không biết ông Tổng Bí Thư có biết đến những phụ nữ đang trong tù này không nhỉ?

Không biết ông Tổng Bí Thư có biết đến những phụ nữ đang trong tù này không nhỉ? Họ trong tù chỉ bởi nói lên tiếng nói thẳng thắn, bảo vệ quyền lợi người lao động, bảo vệ môi trường, đấu tranh cho quyền con người.
Tôi nghĩ điều nên làm là ông Tổng Bí Thư quan tâm tới những trường hợp cụ thể này, xem họ mắc tội thật không thay vì hô hào tôn vinh và bảo vệ. 
Hơn nữa, phụ nữ thời nay không phải là phái yếu. Họ thừa trí tuệ và mạnh mẽ, không cần ai bảo vệ họ. Mà họ cũng không cần tôn vinh, bởi họ luôn là phái đẹp. Người ta không cần phải nhắc lại một điều ai cũng biết và biết hàng nghìn năm rồi. 
Điều họ cần là một xã hội văn minh, nhìn đúng thực chất mọi vấn đề, không ru ngủ tô hồng tỏ vẻ.

Tôi thì tin rằng họ chẳng có tội gì cả.

Chau Doan

Wednesday, March 8, 2017

Chúng ta còn lại gì?

Ngày mai bước đi ngoảnh lại nhìn hôm nay, hôm nay ngơ ngác nhìn hôm qua, rồi bâng khuâng tự hỏi chúng ta còn lại gì?
"Gia tài của mẹ, một bọn lai căng. Gia tài của mẹ, một lũ bội tình. Gia tài của mẹ để lại cho con. Gia tài của mẹ là nước Việt buồn", 52 năm trước Trịnh Công Sơn đã thốt lên như thế, hơn nửa thế kỷ sau, mọi thứ còn tệ hơn hôm qua.
Dạy run sợ bằng dùi cui, dạy yếu hèn bằng ảo tưởng, dạy ngu dốt bằng ngụy biện, dạy vô tâm bằng hạnh phúc. Học tàn nhẫn bằng đắng cay, học cúi đầu bằng hối tiếc, học thản nhiên bằng mỏi mệt, học bật khóc bằng gượng cười. Để rồi trơ cằn cỗi trong một thân xác còng queo, dáo dác tìm thực tại, cuống quít tìm ngày mai.
"Trăm năm sau, lịch sử sẽ ghi vài dòng vắn tắt:
Có một thế hệ buồn, đã nhạt nhẽo đi qua…"

Thành công, đại thành công, dù con đường lên thiên đường chưa thấy, nhưng hướng ngược lại đã vẽ xong. Thành công khi tạo ra một thế hệ cúi cầu nhàn nhạt, đôi ba con én lạc giữa rừng chim non chưa ra ràng và đám diều hâu ngỡ đại bàng, thì làm nên mùa xuân ước vọng sao được.
Chúng ta còn lại gì ngoài những thứ được nhét vào bất chấp?
Bui An

Get paid to share your links!