Saturday, February 11, 2017

Đi đến nơi tội ác bị lãng quên...


Vừa qua, một số thành viên CLB Hoàng Sa đi đến thôn Tổng Chúp- Cao Bằng (cách Hà Nội 300km) để thắp hương những đồng bào đã bị lính Trung Quốc sát hại trong chiến tranh biên giới 17- 02- 1979.
Đây là một trong nhưng nơi mà quân xâm lược đã gây ra tội ác khủng khiếp nhất đối với đồng bào ta.
Tại nơi này, chúng bắt được một đoàn phụ nữ và trẻ em, trong đó có cả phụ nữ đang mang thai. Giặc Tàu hãm hiếp rồi dùng gậy, búa bổ củi xiên vào âm hộ, đập chết tất cả 43 người rồi quăng xuống giếng làng.
Nơi này giờ dường như đang rơi vào quên lãng và ít được nhắc tới, thậm chí không có lối đi. 
Chúng tôi phải lội qua một con suối và men theo những bụi tre um tùm xung quanh. Có lẽ đc những oan hồn nơi đây phù hộ. Đoàn gặp được một cụ già người Tày hơn 80 tuổi, cụ là người đã chứng kiến trực tiếp những tội ác mà lính Trung Quốc gây ra, cụ kể lại:
... Khi dân làng trở về thì thấy ruồi xanh bay kín miệng giếng. Họ chạy lại thì xác chết la liệt. Tổng cộng 46 người, có 43 người dưới giếng và 3 người bị vứt cách đó mấy mét...
Nếu không được cụ đưa đường chắc chắn đoàn không tìm đc tấm bia tưởng niệm nhỏ bé đã bị những bụi tre xung quanh bao phủ...
Thật buồn là những địa danh ngư những cô gái ngã ba Đồng Lộc, thảm sát Mỹ lai thường xuyên được nhắc đến, có bia tưởng niệm, hướng dẫn rõ ràng thì nơi này lại đang bị quên lãng.
Mà cách đó chỉ mấy km thôi, một quảng trường nguy nga đang được tu sửa.
Thiết nghĩ, chúng ta cần hướng đến tương lai nhưng không được phép quên đi quá khứ, những tội ác mà quân xâm lược gây ra. Chúng ta cần nhắc nhở để mỗi thế hệ phải luôn cảnh giác với kẻ thù...

Từ Anh Tú

Theo Phật Pháp là cốt ở cái tâm, sao phải hoành tráng đặt tới gần 10 tấn cá để "phóng sinh"?


Đức Phật có trí tuệ hơn người và triết lý của Ngài giải quyết mọi vấn đề một cách triệt để, sâu sắc, thấu đáo đến tận cùng ấy vậy mà có những người được gọi là đệ tử của ngài lại đi làm một việc giả tạo, chỉ mang tính hình thức được mang một từ mĩ miều là "phóng sinh". Điều này khác gì một bộ máy bỏ tù người dân vô tội vạ, để khi thả sớm hơn bản án thì gọi đấy là "nhân đạo". 
Nếu không có trò "phóng sinh" ấy, bọn chim chóc sẽ yên ổn sinh sống, đâu phải sập bẫy, chịu cảnh tù đầy khốn khổ trong lồng. Niềm tin vớ vẩn này tạo nghề nghiệp cho một lũ chuyên đánh bắt chim chóc, và niềm tin ấy cũng cho một đám người có cơ hội tự sướng là mình vừa "phóng sinh", mình vừa làm một hành động cao cả, vừa ghi thêm điểm để được lên cõi Niết Bàn trong tương lai. 
Phật tử có thể có nhận thức thấp kém, hành động có thể bộp chộp, làm sư phụ phải can ngăn đằng này lại khuyến khích đệ tử. 
Giả sử đang đi đường, thấy một con vật sắp bị giết thịt, bỏ tiền ra chuộc, thả con vật về rừng, ấy là phóng sinh, tức là giải phóng, trao lại cuộc sống cho nó chứ không phải là một hành động tạo ra cầu cho bọn đánh bắt kiếm sống. Theo Phật Pháp là cốt ở cái tâm, sao phải hoành tráng đặt tới gần 10 tấn cá để "phóng sinh"? 
Những dạng này luôn đi cùng nhau trong xã hội: Bọn vô lương khoác áo cao đạo để dẫn dắt bọn ngu dốt, bọn lưu manh theo đóm ăn tàn sẽ hùa theo để có miếng ăn. 
Và tôi tự hỏi công an môi trường làm gì khi để việc đánh bẫy chim tự nhiên và bán công khai như vậy?

Chau Doan

TRÒ RỬA TIỀN SIÊU ĐẲNG CỦA 3X

Cách đây khoảng hơn 10 năm , cả nước rất bất ngờ với cái tên Nguyễn Thị Diệu Hiền ở Cần Thơ . Bà ta từ đâu đến không ai biết , bà ta làm cái gì mà giàu thế cũng không ai biết . Chỉ biết là bà ta vung tiền như nước chảy , chỗ nào cũng thấy mặt bà , bức ảnh nào của các quan chức cũng có mặt bà .

Các quan chức từ tỉnh đến Trung Ương nghe đến bà đều run sợ tất nhiên là tiền bà ta đấm mõm chúng nó thì thằng nào cũng no nê hết .
Rồi bỗng chốc bà ta mở nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu , chủ yếu là xuất cá Ba sa sang thị trường Mỹ .
Doanh số xuất khẩu của bà ta sang Mỹ khoảng 200 triệu đô/năm . 
Theo lẽ thường hàng xuất khẩu xong thì phải mang đô la về để trả tiền mua nguyên liệu , chi phí nhân công , điện nước …và vô số các khoản chi nữa . Tuy nhiên với bà Diệu Hiền thì hoàn toàn khác .
Với sự bảo kê của 3X , tiền chi phí ở trong nước thì bà ta được các ngân hàng cho vay trực tiếp , một phần nữa thì mua chịu của người nuôi cá mà người nuôi cá cũng vay ngân hàng ( Tóm lại là ngân hàng cho bà Hiền vay thông qua người nuôi cá và người nuôi cá là người lãnh nợ cho bà Hiền ) . Còn tiền đô la thu được bên Mỹ thì bà ta chuyển ngay vào tài khoản của 3X , tất nhiên bà ta cũng được hưởng khoảng 15% mua nhà , mua xe và cho con cái sang Mỹ sống .
Đến khi số nợ quá lớn hơn 10.000 tỷ , khi đó nông dân biểu tình trước nhà đòi tiền bán cá . Các ngân hàng cuống cuồng tìm cách thu hồi vốn , nhưng tất cả đều đã muộn .
Với những kẻ khác thì chỉ còn cách tuyên bố phá sản và vào tù . Tuy nhiên với sự BẢO KÊ CỦA THỦ TƯỚNG thì ngay lập Bầu Hiển đứng ra trả nợ và mua lại toàn bộ công ty Bianfishco của bà Diệu Hiền .
Tất nhiên Bầu Hiển chẳng dại gì mà bỏ tiền riêng ra mua lấy cục nợ này . Đây chính là khoản tiền hối lộ mà các ngân hàng , các đại gia khác hối lộ cho 3X góp lại cho Bầu Hiển dùng để mua lại Bianfishco .
Rõ ràng thông qua Bianfishco thì 3X đã rửa được 1 khoản tiền ăn cắp và nhận hối lộ ở trong nước .
Tính từ ngày Bianfishco xuất khẩu lô hàng đầu tiên cho đến ngày bán lại cho bầu Hiển thì khoản tiền mà 3X đã chuyển sang Mỹ là hơn 1 tỷ đô .
Bây giờ thì cả 3X và bà Diệu Hiền đều đã về vườn học làm người tử tế , để lại cho nhân dân món nợ khổng lồ nhưng đến nay dân VN vẫn khối thằng ca ngợi 3 X .

Đúng là 1 bầy cừu bị chúng nó cạo sạch lông vẫn ngoan ngoãn vào chuồng chờ ngày cho chúng nó làm thịt .
Thật là đau quá VN ơi !

Hieu Bui

Get paid to share your links!