Saturday, January 14, 2017

HÀNH XỬ ĐỐI ỨNG

Người xưa luôn có câu, khi vinh quang phải nghĩ đến lúc tủi nhục. Nên khi thực thi công vụ phải biết mình ở vị thế của người phụng sự tổ quốc và nhân dân để mà hành xử chuẩn mực thì mới được dân tôn trọng.
Chính quyền, đất nước và ngân khố quốc gia là của dân. Nên dân có thái độ thế nào hoàn toàn là dựa trên hành xử tương ứng của người cán bộ thực thi công vụ theo chức trách của mình.
Đây không chỉ là tình trạng bây giờ mới có, mà ngay cả người dân với nhau cũng trở nên thờ ơ, vô cảm với đồng loại của mình, chứ không chỉ dành riêng cho người của chính quyền, mặc dù những lực lượng này thì thường bị ác cảm nhiều hơn không như những người dân bình thường đối với nhau.
Đơn giản thôi, nhìn vào cái cách mà người ta dùng luật pháp mà phía đại diện công quyền dùng để hành xử với dân và các cán bộ nhà nước đối đãi với nhau thì sẽ hiểu tường tận nguồn cơn của những mâu thuẫn xã hội đang hiển hiện trên đất nước này ngày hôm nay.
Vì thế mà ông Thủ tướng vừa phải thốt lên mới đây rằng, nếu không đổi mới thì chúng ta sẽ chết!
Bởi vậy, đã đến lúc lắng nghe tiếng kêu của dân, thấu hiểu nỗi đau cũng như sự cùng cực của dân, và cũng đến lúc phải dùng luật pháp văn minh mà hành xử với nhau.
Nếu không, chúng ta sẽ suy vong là điều chắc chắn.

Luân Lê

Những việc này cũng thô thiển như cái loa phường vậy.

Thỉnh thoảng tôi bắt gặp đâu đấy những cổng làng trưng cái biển "Làng Văn Hoá" khi đi vào thì chỉ thấy một sự hoang vắng nghèo nàn. Đấy là ý tưởng của những cán bộ "văn hoá" ở tỉnh. 
Họ nghĩ cứ treo cái biển ấy lên ngôi làng lập tức sẽ có "văn hoá" cứ như thể văn hoá là một danh hiệu, hay một sự phù phép thần kì, cứ gắn vào là có đẳng cấp, là sẽ có sự lấp lánh kì thú, khách du lịch sẽ kéo đến ầm ầm ấy nhỉ.

Nhiều lần, khu phố bảo tôi đăng kí gia đình văn hoá, tôi lắc đầu bảo: Thôi, nhà em chưa có văn hoá, ấy thế mà không hiểu sao họ vẫn đưa cái chứng nhận ấy cho nhà tôi. Tất nhiên là nó được vào sọt rác. Đã bảo rồi, không có văn hoá, lại cứ bắt có văn hoá là sao? Xin đừng phí tiền thuế của dân để làm cái trò ấy có được không?
Những biển quảng cáo nhiều sắc độ tinh tế khác nhau thể hiện thẩm mĩ, sự sáng tạo của hoạ sỹ và của chủ nhà, thể hiện mặt hàng kinh doanh bỗng biến thành 2 mầu xanh đỏ chói mắt, thô thiển, rất Tầu, những bông hoa bỗng rụng cánh thành những chiếc bánh nướng đỏ lòm, quái vật không xác định được tên bỗng thành con rồng... 
Những nhà văn hoá của chúng ta có văn hoá đến đâu? Nếu lấy văn hoá của các vị làm chuẩn mực thì văn hoá đất nước này sẽ thành cái gì?
Những việc này cũng thô thiển như cái loa phường vậy.

Chau Doan

Friday, January 13, 2017

LS Lê Công Định: "Sáng nay an ninh chìm và công an nổi bủa vây nơi tôi ở."

Sáng nay an ninh chìm và công an nổi bủa vây nơi tôi ở. Tôi vừa bước ra thì một anh nhảy lại nắm cánh tay tôi kéo, rồi giả lả bảo đi thăm thằng em ở đây.
Sau đó anh chàng đề nghị đi uống nước với tôi vì lâu ngày không gặp, tôi đáp rằng tôi đang bận và ông nên đến thăm thằng em đi. Chán thiệt, đúng là oan gia ngõ hẹp!

Lê Công Định

Get paid to share your links!