Wednesday, December 28, 2016

CHUYỆN CUNG ĐÌNH: HOÀI ANH VTV VÀ NGUYỄN MINH TRIẾT (SÁU PHONG)



Trong chương trình thời sự 19h00 của VTV các bạn vẫn thường thấy biên tập viên Hoài Anh dẫn chương trình. Dáng người nhỏ nhắn , xinh đẹp , nói giọng Nam bộ chuẩn… nhưng thực tế cô này sinh tại Hà nội và là con của 1 cán binh CS tập kết ra Bắc 1954, về Sài Gòn sau 30/4/1975…
Khi Sáu Phong làm đảng trưởng thành hồ thì Hoài Anh mới ra trường và không xin được việc làm. Không hiểu quen biết thế nào đó mà có người dẫn HA đến nhà Sáu Phong xin việc...
Ngay từ cái nhìn đầu tiên Sáu Phong đã mê cô bé này như điếu đổ và HA được về làm việc ở VTV chi nhánh phía Nam tất nhiên đổi lại thì khi nào anh Sáu nứng lên thì cô ta phải có mặt để phục vụ sinh lý…
Sáu Phong ra Hà Nội làm chủ tịch nước và mang theo HA ra làm VTV trung ương, trở thành phát thanh viên chính trong tất cả các chương trình thời sự của VTV…
Mãi đến khi về hưu thì Sáu Phong về Bình Dương để cai quản 75% cổ phần trong Đại nam của Dũng Lò vôi và HA thì lấy chồng, sinh con ở lại Hà Nội…
Đừng ai nói thằng Sáu Phong bị tâm thần chỉ lo thức, ngủ canh Cu Ba nhé… Nó vừa chơi gái vừa lo canh giữ hoà bình cho mấy thằng trộm bán nước 3X, Trọng Lú….

Hieu Bui

LS Lê Công Định: "Ở Việt Nam, ngoài thẩm quyền lập pháp, Quốc hội bây giờ còn tự trao cho mình quyền luận tội và kết tội một cá nhân, dù đó là quan chức."

Ông Võ Văn Thưởng gọi Nghị quyết thông qua hôm 23/12/2016 phê phán cựu Bộ trưởng Công thương trước toàn dân là "bản án cay đắng" mà Quốc hội công bố.
Tôi đồng ý với cách dùng từ của ông Thưởng, nhưng tôi hiểu xa hơn một chút. Việc luận tội và kết tội ở mọi thể chế nhà nước đều chỉ thuộc thẩm quyền của toà án. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài thẩm quyền lập pháp, Quốc hội bây giờ còn tự trao cho mình quyền luận tội và kết tội một cá nhân, dù đó là quan chức.
Hành động vượt thẩm quyền mà Hiến pháp 2013 trao cho mình của Quốc hội quả thật là cay đắng cho hệ thống tư pháp. Và cay đắng hơn khi hàng trăm Đại biểu Quốc hội đều cúi đầu chấp nhận hành động vi hiến đó.
Bầu ra và trả tiền nuôi các vị đại biểu nhân dân như vậy thật không gì cay đắng hơn cho toàn dân, những người vẫn luôn cặm cụi kiếm tiền đóng thuế để dung túng điều phi lý ấy.
Lê Công Định

NÔ ĐÀY CHÍNH MÌNH


Thời Pháp thuộc họ dùng rượu, bia, ma tuý, dùng văn hoá nô dịch và sau đó là lao động khổ sai (tù đày, đánh đập) để người dân vừa nhu nhược và suy yếu về mặt thể xác, vừa nhụt chí về mặt tinh thần để dễ bề cai trị và đô hộ. Và họ đã tuyệt nhiên thành công trong một thời gian dài (tới cả trăm năm) trong việc nô dịch dân tộc và bóc lột tài nguyên lẫn sức người trên chính đất nước ta.
Thế mà giờ, chúng ta lại lâm vào tình trạng tiếp tục rượu bia và các chất kích thích, ma tuý, chất hướng thần, tạo ảo giác, làm u mê và tê liệt trí não minh mẫn cũng như gây ra sự yếu hèn của những con người trai tráng mà đáng ra phải chăm chỉ và cật lực để lao động mà cống hiến, phục vụ đất nước.
Rượu bia chỉ gây hại cho chúng ta, làm sức khoẻ và trí nhớ giảm dần, làm cơ thể mắc nhiều bệnh tật như xơ gan, hỏng thận, viêm loét dạ dày, tiểu đường,...thế mà chúng ta vẫn cứ nốc cho đầy bụng để thoả mãn cơn khát hoặc chứng minh khả năng với bạn bè. Còn gia đình, vợ con thì bỏ mặc hoặc còn đánh đập, bạo hành những người thân của mình. Thật buồn đau hết chỗ nói.
Vậy là có bao nhiêu thói xấu thì gần như chúng ta đều mắc phải ở phần đông số dân người Việt. Thế nên cứ bị nô dịch và yếu hèn về tư tưởng, thui chột và ngu dốt về trí tuệ, huỷ hoại và tàn phá sức khoẻ, dễ chuốc hoạ vào thân và gây ra oan trái cho người khác, thoái hoá dần nòi giống và cũng không dạy dỗ bọn trẻ nên người và có khí chất được.
Đến nay, theo hiểu biết hạn hẹp của bản thân, tôi mới chỉ biết đến có hai con người "thành công" nhờ rượu bia, đó là người sáng tạo ra môn "Tuý quyền" và nhà thơ Exenin với "Thư gửi mẹ".
Còn lại toàn ở thân phận và địa vị bị nô dịch cho mưu cầu của kẻ khác.
------
Xin trích ra đây bài thơ "Thư gửi mẹ" hay quá đỗi và đầy cảm xúc của Xéc-Gây Ê-Xê-Nin.

Thư Gửi Mẹ
(Tác giả: Xecgây- Êxênin)

Mẹ có còn đó chăng thưa mẹ 
Con vẫn còn đây xin chào mẹ của con 
Ánh sáng diệu kì vào lúc hoàng hôn 
Xin cứ toả trên mái nhà của mẹ 
Người ta viết cho con rằng mẹ 
Phiền muộn lo âu quá đỗi về con 
Rằng mẹ hay dạo bước ra đường 
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát 
Trong bóng tối của chiều hôm xanh ngắt 
Mẹ mãi hình dung chỉ một cảnh hãi hùng 
Có kẻ nào đã đâm trúng tim con 
Trong quán rượu ồn ào loạn đả 
Mẹ thân yêu xin mẹ cứ yên lòng 
Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị 
Con có đâu be bét rượu chè 
Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ 
Con vẫn như xưa đằm thắm dịu dàng 
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước 
Sớm thoát khỏi nỗi buồn đau trĩu nặng 
Để trở về với mái nhà xưa 
Con sẽ về vào độ xuân sang 
Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc 
Chỉ có điều mẹ nhé mỗi hoàng hôn 
Đừng đánh thức con như tám năm về trước 
Đừng đánh thức những ước mơ đã mất 
Đừng gợi lên những mộng đẹp không thành 
Đời con đã thấm nỗi nhọc nhằn 
Đã sớm chịu bao điều mất mát 
Cũng đừng dạy con nguyện cầu vô ích 
Với cái cũ xưa không nhắc lại làm chi 
Chỉ mẹ là niềm tin , là ánh sáng diệu kì 
Chỉ mình mẹ giúp đời con vững bước 
Mẹ thân yêu hãy yên lòng mẹ nhé 
Đừng muộn phiền quá đỗi về con 
Mẹ đừng luôn dạo bước ra đường 
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.

Luân Lê

Get paid to share your links!