Monday, December 12, 2016

ĐỒNG BÀO CHÚ Ý : CSVN đã hết tiền, chúng nó ráng cầm cự cho qua tết âm lịch là sẽ đổi tiền.


 Hiện nay Venezuela đã thực hiện chính sách 1 người dân nếu có đô la gửi ngân hàng thì mỗi ngày chỉ được rút 5 đô. VN cũng sẽ theo mô hình này.

Vì vậy bà con chú ý những điều sau đây :


1, Rút hết tiền trong ngân hàng (cả ngoại tệ nếu có )
2, Nếu bà con xuất vốn làm ăn trong dịp Tết thì bán được hàng đồng nào là phải mua vàng hoặc ngoại tệ ngay . Tuyệt đối không giữ tiền hồ tệ trong tay
3, Bán hết bất động sản như nhà cửa , đất đai và chuyển qua mua vàng hoặc ngoại tệ vì sau đổi tiền thì dân sẽ kiệt quệ , hết tiền nên lúc đó bất động sản không bán được
4, Tất cả các mặt hàng hoặc dịch vụ chuyển qua thanh toán bằng ngoại tệ …
5, Chúng ta tránh hết sức lặp lại như năm 1985 bán 10 cây vàng lấy vốn làm ăn sau đó thu về không được 2 cây. Chúng ta thà ăn mỳ gói ngồi chơi còn hơn là làm xong không thu hồi được vốn …
MONG CÁC BẠN SHARE THÔNG TIN NÀY

Hieu Bui

"TRÍ THỨC LỚN", CÁC VỊ CÒN NGỦ SAY ĐẾN BAO GIỜ?


Từ khi bước vào cuộc cách mạng dân chủ hoá cho Việt Nam, tôi đã nhìn thấy được để nhận định rằng "Giới trẻ, lực lượng sáng giá của cuộc cách mạng dân chủ cho Việt Nam". Không phải tôi là giới trẻ nên đánh giá cao giới trẻ, tôi đã trình bày rất rõ ràng qua nhiều bài viết. Tôi xin nhắc lại lý do cho nhận định trên:
Chủ nghĩa Mác-Lê và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tồn tại trên đất nước hơn 70 năm, họ đã thành công về thống nhất và trọn vẹn quyền lãnh đạo đất nước hơn 40 năm. Một khoảng thời gian quá dài, nó đủ dài để sản sinh ra bao thế hệ, bao khối óc đủ sáng suốt để tìm ra tư tưởng và con đường hành động mang đến dân chủ cho đất nước . Một điều nhức nhối nhất là thế hệ ông cha đã không thể thành công trong cuộc cách mạng dân chủ này.
Bao nhiêu người của thế hệ ông cha đã ngã xuống? Bao nhiêu lý tưởng và tâm tư bị quên lãng? Có bao nhiêu mơ ước và niềm tin gửi gấm cho thế hệ tiếp theo bị chôn vùi? Điều nhức nhối đó cũng chính là điều mà thế hệ trẻ hôm nay và ngày mai bằng mọi giá phải nhìn thấy, phải cảm nhận để suy nghĩ và nhận định về vai trò của chính mình.
Trong cuộc cách mạng dân chủ này, thế hệ trẻ như chúng tôi đang cô đơn nhưng không cô độc, thiếu chỗ dựa nhưng không hề thiếu niềm tin và sự lạc quan. Chúng tôi cô đơn bởi vì địa lý cách trở, bởi sự nhồi sọ hàng nhiều năm trên ghế nhà trường, và thực trạng xã hội thối nát buộc chén cơm manh áo phải là đầu tàu cho suy nghĩ. Nhưng thế giới ắt phải theo quy luật nhu của sự phát triển và sự tiến hoá. Thời đại công nghệ thông tin và truyền thông đã biến "thông tin thành một thứ quyền lực mềm". Thế giới đã trở nên rộng lớn về kiến thức và thu hẹp khoảng cách về sự kết nối thông qua Facebook và nhiều phần mềm ứng dụng công nghệ khác. Giới trẻ chúng tôi đang lạc lối, nhưng luôn lạc quan và lại hoang mang về sự kết nối đến những người cùng lý tưởng. Giới trẻ phải có niềm tin về sức trẻ, sức sáng tạo và số lượng, phải luôn có tinh thần lạc quan để cảm nhận về sự lương thiện luôn luôn chiến thắng cái ác... một viễn cảnh sụp đổ của chế độ Cộng Sản Việt Nam là một tiền lệ sụp đổ như bao chế độ độc tài trên thế giới.
Đáng lẽ những "trí thức lớn" phải đóng vai trò làm chỗ dựa cho trí thức trẻ, một chỗ dựa vững chắc về kiến thức và kinh nghiệm. Họ phải lộ diện, phải tỉnh giấc trong cơn ngủ say hàng chục năm qua. Họ phải lên tiếng phản đối cho cái sai trái, cái độc tài, sự quy củ của cái tư duy lạc hậu đã ghì và kìm hãm dòng chảy lịch sử suốt 4 thập niên qua mà chính họ đã chứng minh là thất bại. Nếu họ lên tiếng phản đối cái sai và ủng hộ lẽ phải, làm chỗ dựa vững chắc và đặt hết niềm tin vào thế hệ sau như chúng tôi thì có lẽ lịch sử đã phải phán xét chế độ Cộng Sản Việt Nam từ rất sớm. Giới trí thức lớn đã và đang rã hàng, đánh mất niềm tin vào giới trẻ, đánh mất niềm tin với thực trạng xã hội. Họ đang lạc lối để đề cao cái tôi của những kẻ sĩ, vô tình làm phát huy cái văn hoá Khổng Giáo độc hại cho giới trẻ noi theo. Họ đang chìm trong cơn say mê danh vọng hão huyền của sự chia chác đầy ảo vọng. Họ đang mơ mộng về một "hy vọng chính trị", về một sự tự thay đổi của chế độ Cộng Sản thay vì tự đặt mình vào đúng vị trí, đúng vai trò góp phần phát huy thế mạnh của lẽ phải trong cuộc cách mạng dân chủ hoá cho đất mẹ.
Đất nước đã bi đát, dân tộc đang trên đà làm nô lệ cho thế giới. Chính trong lúc này những trí thức lớn đang ngủ say phải tỉnh giấc, phải có thái độ dứt khoát bênh vực lẽ phải. Phải ủng hộ và đặt niềm tin vào giới trẻ vì cuộc cách mạng này giới trẻ phải là một lực lượng sáng giá. Một lực lượng có tiềm năng vô cùng lớn để thách thức và đối đầu với chế độ. Tôi nghĩ nhận định này "chúng ta, những trí thức và giới đấu tranh" không còn lý do gì để tranh cãi. Và tất nhiên trước hết "trí thức lớn" và "trí thức trẻ" phải đồng thuận về một tư tưởng chính trị đẹp (Một dự án chính trị) và đồng nhất về một con đường tiến tới thắng lợi nhanh nhất, hợp lý nhất và thực tế nhất. Và phải cùng làm việc với nhau trong một tổ chức chính trị hay một liên minh chính trị lấy mục đích chung là "chấm dứt chế độ Cộng Sản Cộng Sản Việt Nam và thiết lập một nền dân chủ Đa Nguyên cho đất nước". Hiện nay, liên minh chính trị là không thể bởi vì giới đấu tranh chưa xem mục đích chung trên là nền tảng của sự liên minh và đoàn kết. Cái tôi trong chính cá nhân còn quá lớn, tính NHẤT NGUYÊN trong tổ chức vẫn còn tồn tại và chiếm hữu một khoảng thời gian quá dài. Chúng ta phải lên án cái tôi và tính NHẤT NGUYÊN thì mới xoá bỏ được bức tường ngăn cách sự kết hợp trong suốt 4 thập niên qua.
Tôi tham gia vào một tổ chức chính trị có bề dầy lịch sử hơn 34 năm. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đã chưa đủ sức đối trọng với với chế độ thì khó thuyết phục quần chúng về sự thành công trong tương lai. Mặc dù lý thuyết tư tưởng chính trị của Tập Hợp rất đẹp và đúng đắn, nó được số đông giới đấu tranh thừa nhận, truyền tải và chia sẻ. Chúng tôi đang cố tìm ra câu trả lời về xây dựng thực lực, về sự thành công trong tương lai. Cũng như đất nước và Đảng Cộng Sản đang cố tìm ra nguyên nhân để luồn lách và bào chửa cho sự suy tàn của đất nước, và sự thất bại trong việc lãnh đạo. Một thành viên trẻ tuổi như tôi phải luôn vận động trí tuệ để nhìn thẳng vào thực tế, nhìn thẳng vào những ưu và nhược điểm của tổ chức. Và phải góp ý, lên tiếng đấu tranh dựa trên tinh thần ĐA NGUYÊN và HOÀ GIẢI (giá trị chung) về vận mệnh của tổ chức nói riêng, và đất nước nói chung.
Quý độc giả có thể thấy được tinh thần, vai trò và giá trị khi đấu tranh có tổ chức. Tôi nghĩ các thân hữu và các bạn trẻ hãy ngừng đánh giá tiêu cực về chúng tôi, mà thay vào đó là cùng chúng tôi tìm ra mọi nguyên nhân gốc rễ, mọi vấn đề trong tin thần ĐA NGUYÊN. Mục đích duy nhất là xúc tiến nhanh quá trình dân chủ hoá cho Việt Nam, bởi đối lập Việt Nam không còn nhiều thời gian để chuẩn bị trước mọi sự sụp đổ của đất nước và chế độ trong tương lai.
Ông Nguyễn Gia Kiểng cũng đã nhận định lý do về sự chậm trễ của cuộc cách mạng, cũng như sự thất bại của chế độ Cộng Sản Việt Nam "Ngoài 2 lý do văn hoá và chủ nghĩa Mác-Lê độc hại, chúng ta còn có lý do thứ 3, tôi nghĩ lý do này nó KHỔNG LỒ lắm, là Đảng Cộng Sản Việt Nam từ chối cải tổ". Rõ ràng họ đã đồng thuận một tư tưởng độc hại là chủ nghĩa Mác-Lê và đồng nhất về một con đường là độc tôn lãnh đạo đất nước, và không bao giờ chấp nhận cải tổ. Họ đã không đặt đúng những giá trị tiến bộ là dân chủ Đa Nguyên-Tự Do-Nhân Quyền vào đúng vị trí mà đáng lẽ những đồi hỏi đó từ phía nhân dân Việt Nam phải sớm được thực hiện. Mọi tổ chức đối lập nên xét lại vấn đề "cải tổ" để sớm nhìn ra sự trì trệ, yếu kém và phản lại các giá trị dân chủ. Muốn thắng được những kẻ độc tài và các chế độ độc tài chỉ và chỉ khi những người đấu tranh dân chủ phát huy hết mọi giá trị dân chủ trong chính bản thân và trong chính tổ chức của mình đang tham gia.
Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cố tình, cùng với sự vô tình của những trí thức lớn đang ngủ say để ghì dòng chảy lịch sử. Nếu trí trức lớn không tỉnh giấc và Đảng Cộng Sản không sớm thay đổi vì lợi ích quốc gia thì lịch sử và giới trẻ sẽ là những con người phán xét mọi tội lỗi và lỗi lầm của chính họ gây ra.
Nguyễn Hoà Bình 
Nguồn: ethongluan.org
.....

chìm trong cơn say mê danh vọng hão huyền
của sự chia chác đầy ảo vọng

Lòng tự trọng của quan chức.


Vũ Minh Hoàng 26 tuổi, là người được đặc cách bổ nhiệm chức vụ phó vụ trưởng Vụ Kinh tế, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ khi còn đang đi học ở nước ngoài. Có thể coi Hoàng là quan chức được rồi.
Tôi tạm không quan tâm thông tin Vũ Minh Hoàng là cháu của đại tá Vũ Quốc Tuấn, hiện là phó giám đốc Công an tỉnh Bắc Ninh, trước đó là phó Cục trưởng Cục An ninh Tây Nam Bộ.
Tôi tạm tin rằng Vũ Minh Hoàng học giỏi, nhiều bằng cấp, tạm tin rằng Hoàng biết 5 ngoại ngữ.
Hiện đang có một luồng dư luận cho rằng, người trẻ tài năng cần được trọng dụng. Họ cho rằng Hoàng là người có năng lực xuất chúng, giỏi giang hơn người thì không cần phải qua thử thách, nhìn vào bằng cấp của Hoàng có thể làm quan ngay để cống hiến cho xã hội.
Tôi hoàn toàn đồng ý với việc người có năng lực cần được trọng dụng. Nhưng, có một số vấn đề cần rạch ròi.
Thứ nhất, biết 5 ngoại ngữ và thành thạo 5 ngoại ngữ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Hơn nữa, cần phải nhìn nhận chính xác rằng, ngoại ngữ chỉ là phương tiện. Ngoại ngữ không phải là năng lực.
Thứ 2, Vũ Minh Hoàng được bổ nhiệm khi còn đang đi học tự túc, không phải trường hợp được cơ quan nhà nước cử đi học. Như vậy, bản chất ở đây là giữ trước một cái ghế làm quan, đến ngày về nước thì đã có sẵn mũ áo thênh thang, có thể tiến xa hơn ra trung ương...
Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ giải thích rằng cần người tài nên mới bổ nhiệm. Vậy thì lý gì các ông lại bổ nhiệm một người đang học ở nước ngoài, chưa thể làm việc!? Không một quy trình nào có thể bao biện cho sự phi logic đến trơ trẽn ấy.
Chính Vũ Minh Hoàng cũng đồng thuận với việc giữ ghế trước cho mình khi đang học. Và, đương nhiên việc giữ ghế ấy đã lấy mất cơ hội của người khác. Đó chính là bất bình đẳng trong xã hội, là nguồn gốc của bất ổn xã hội.
Đất nước cần người tài. Bộ máy nhà nước cần những quan chức có năng lực. Nhưng trước khi làm quan ai cũng phải làm người. Hoàng được học tây học tàu, nhưng lại không có lòng tự trọng của một trí thức.
Một quan chức không có lòng tự trọng thì người dân có thể hi vọng được gì? Lẽ thường, một quan chức có tài mà không có lòng tự trọng, càng leo cao thì càng nguy hại cho quốc gia dân tộc.
Việt Nam mình không thiếu người tài. Nhưng chốn quan trường thì đã có quá nhiều người không có lòng tự trọng. Có cần thiết phải thêm một người như thế nữa hay không?
Bạch Hoàn

Get paid to share your links!