Wednesday, November 23, 2016

Tiểu thương chợ Vĩnh Tân bị chính quyền đàn áp, cướp chợ





Nhóm Pv Công lý và Hòa Bình - 07 giờ sáng ngày 22.11.2016, khoảng 200 tiểu thương chợ Vĩnh Tân bị nhà cầm quyền đàn áp và cướp chợ. Lực lượng hùng hậu công an, cảnh sát cơ động, thanh niên xung phong đã tiến chiếm và quyết tâm san phẳng chợ Vĩnh Tân. 
Có mặt tại hiện trường, nhóm phóng viên chúng tôi chứng kiến người dân đang ra sức để ngăn cản việc cướp chợ này, tuy nhiên đã có nhiều người bị ngất xỉu và bắt một số người đi đâu không rõ.
Hiện tại lực lượng đàn áp đang rào vây, quây tôn xung quanh, cắt điện trong khi tiểu thương vẫn đang kinh doanh trong chợ, họ sử dụng máy xúc để phá chợ. Nhiều quầy hàng của tiểu thương bị bốc đi, ki ốt thì bị phá sập.
Hiện tại, người dân đang cố giữ lại nơi buôn buôn bán của mình một cách yếu ớt, lực lượng chức năng tìm mọi thủ đoạn để chiếm đoạt tài sản của họ một cách bất hợp pháp.
Anh Cao Hà Trực thuộc phòng công lý và hòa bình, Dòng Chúa Cứu Thế, người đại diện khiếu kiện cho bà con chợ Vĩnh Tân cho biết: 
“Ngày 22.8.2011, Văn phòng Trung ương Đảng đã hứa và sẽ báo cáo lại cho thanh tra chính phủ về các yêu cầu của tiểu thương. 1. Các yêu cầu của tiểu thương là được sửa chữa và nâng cấp chợ. 2. Đất ở chợ là đất tiểu thương mua và hoán đổi. 3. Kết luận của thanh tra chính phủ không đúng vì huyện và xã Vĩnh Tân báo cáo không đúng sự thật và họ yêu cầu thanh tra lại. 4. Chợ Vĩnh Tân chỉ buôn bán phục vụ cho khoảng 3 nghìn người và không giao thương ra ngoài thì không thể áp đặt xếp vào chợ loại 2”.
Trước đó tiểu thương cũng đã từng họp với bà Phương, phó chủ tịch Huyện Vĩnh Cửu phản ảnh về việc huyện Vĩnh Cửu và xã Vĩnh Tân cố tình báo cáo sai lên thanh tra chính phủ nên kết luận của thanh tra chính phủ là hoàn toàn sai trái so với thực tế.
Một tiểu thương cho biết: 
 
“Chúng tôi quyết không về chợ mới, vì chợ mới xa với khu dân cư, sau chợ là nghĩa trang, trước chợ là công ty xi măng, cho nên môi trường nguồn nước và không khí tại chợ mới không thể buôn bán được. Mặt khác, họ bắt chúng tôi phải mua ki ốt trong khi họ giải tỏa thì không được đền bù về đất mà chỉ được hỗ trợ đền bù về tài sản hiện có trên đất”. 
22.11.2016
Nhóm Pv Công lý và Hòa Bình

Làm Dâu


Chứng kiến chị gái bịn rịn tiễn con đi lấy chồng, mình mới ngộ hết cái tình Việt chan chứa trong bài thơ Lòng Mẹ của thi sĩ Nguyễn Bính. Ông làm bài thơ này lúc 18 tuổi. Quả là một tài thơ xuất chúng, một hồn Việt chan chứa tình cảm chỉ người Việt, hít thở văn hoá Việt mới cảm nhận được sâu sắc. 
Tôi tự hỏi các bà mẹ ở phương trời khác có như vậy không vào ngày tiễn con gái về nhà chồng? 
Văn hoá là hơi thở, là sự đúc kết, cô đọng huyền diệu từ trong nôi rồi đi suốtmấy chục năm cuộc đời, sự khác nhau là có nhưng khác thế nào? Tình yêu của người mẹ Việt Nam có khác với tình yêu với những bà mẹ ở các dân tộc khác không? 
Tôi không đủ tầm văn hoá để trả lời những câu hỏi ấy? Tôi chỉ có thể cảm nhận tâm hồn, tình yêu của những bà mẹ Việt? 
Hôm qua tập quá, bị giãn gân, đi mát-xa, em gái hay làm cho mình bảo, bố mẹ ở quê giục lấy chồng đi, em bảo lấy ai, mẹ bảo: thì thân con gái, lấy chồng như chơi sổ xố, may thì gặp người tốt, không may thì phải chịu thôi. 
Nghe mà buồn, lại nhớ câu ca dao: 
"Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày."

Hãy đặt ta vào tâm trạng của những bà mẹ Việt. Không phải như nhiều con như trước đây, giờ mỗi người thường chỉ có một con gái, chăm chút, lo lắng, dạy dỗ mấy chục năm, sáng tối thủ thỉ có nhau, một ngày con đi lấy chồng, hay dở, vui buồn thế nào chưa biết, lòng mẹ nào chẳng ngổn ngang trăm mối tơ vò, sao không trống vắng?
Cảm được cái xúc cảm ấy của người mẹ vào ngày đi lấy vợ thì tôi nghĩ đàn ông Việt sẽ đối xử trân trọng hơn với vợ mình. Còn nếu giữ cái tâm lý lấy về là người của mình, đối xử tuỳ tiện, dạng ấy nên cho vào sọt rác.
Tôi chỉ mong rằng, trong những đám cưới, những bà mẹ Việt chỉ khóc với những giọt nước mắt xúc động vì hạnh phúc tràn ngập, khi thấy gái yêu của mình duyên dáng, lộng lẫy trong bộ váy cưới, mà không phải lo lắng con mình rồi sẽ ra sao. 
Và tôi cũng mong những chú rể Việt, dù lúng túng, xúc động đến đâu khi thấy mẹ vợ khóc thì cũng biết cầm tay, nhìn vào mắt mẹ và bảo: "Mẹ yên tâm, con yêu em và con hứa sẽ làm em hạnh phúc!"

Viết đến đây thì mới nhớ là mình đã nói đúng câu này đúng vào 15 năm trước, mặc dù mẹ vợ không khóc. Vốn là một kẻ hay quên nhưng những điều này mình lại không quên, bởi đây là kí ức xúc cảm. 
Có lẽ, cho chính xác hơn, tôi chúc các bà mẹ Việt, các cô dâu Việt không khóc trong ngày cưới. Đành rằng trong ấy có những giọt nước mắt hạnh phúc nhưng không hiểu sao những giọt nước mắt ấy vẫn khiến tôi buồn.

Chau Doan

CON LẠY ÔNG MỘT LẠY😋😋😋


Con thề có trời đất chứng giám, rằng nói ngọng là một cố tật bẩm sinh. Cố tật này do bộ máy phát âm cá nhân có vấn đề hoặc do thói quen tự nhiên của người địa phương. 
Muốn thoát ngọng người ta phải luyện tập nhiều để thoát khỏi cố tật ấy.
Trong hàng trăm định nghĩa khác nhau về văn hóa, không có định nghĩa nào dành chỗ cho cố tật nói ngọng.
Đem vơ nói ngọng vào văn hóa địa phương, chứng tỏ ông nghị thiếu hiểu biết về văn hóa một cách trầm trọng. 
Văn hóa, xét đến cùng, là sự điều chỉnh tự nhiên vào chuẩn mực, trật tự của cộng đồng, nhờ nó con người vượt lên trên tự nhiên để tiến hóa thành người. Dù có cả một địa phương nói ngọng thì vẫn là sản phẩm tự nhiên chứ không là văn hóa.
Có khái niệm "văn hóa địa phương" nhưng không có khái niệm "văn hóa nói ngọng". Chưa bao giờ 2 chữ "văn hóa" bị lạm dụng đến tràn lan từ trong cung đình đến bãi rác. Đến mức sự tranh cướp hoang dã của bầy đàn tự nhiên cũng từng được gọi là "cướp văn hóa", chém giết động vật máu me đầm đìa cũng từng được gọi là "chém văn hóa"???
Không chừng nay mai các quan bạ đâu chịch đó, chịch luôn cả mẹ mình rồi tự xưng là "văn hóa loạn luân"?
Ở xứ sở không chịu tiến hóa này, hình như cái gì xa xưa cũng đều được nhét chung vào cái gọi là "văn hóa truyền thống" cho sang.
Tất nhiên, với tư cách là cố tật tự nhiên, theo tôi, không có gì phải đáng cười hay đáng chê trách người nói ngọng. Nhân danh văn hóa để chê cười người nói ngọng cũng không là văn hóa. Và cũng không việc gì phải gân cổ bào chữa nói ngọng để tự rơi vào cái bẫy của sự thiếu hiểu biết.
Nếu nói ngọng là văn hóa thì con xin lạy ông một lạy về sự hiểu biết độc đáo của ông!

Chu Mộng Long

Get paid to share your links!