Saturday, September 17, 2016

TÒA ÁN TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN CỦA TÔI















Ngày 8/9/2016, tôi đã đến Tòa án Nhân dân TP. Hồ Chí Minh để nhận thông báo kết quả xử lý đơn khởi kiện sửa đổi, bổ sung. Tòa án đã gửi thông báo số 401/TB-TA trả lại đơn khởi kiện trong đó ghi rằng “bà Nguyễn Trang Nhung không cung cấp được chứng cứ chứng minh Cục Bảo vệ Chính trị VI (A67) có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về việc chưa cho xuất cảnh đối với bà Nguyễn Trang Nhung vì lý do an ninh quốc gia nên thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện khởi kiện.”
Thông báo số 401/TB-TA còn ghi rằng “Trường hợp Cục Bảo vệ Chính trị VI (A67) có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính nêu trên thì quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính này là quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh nên không là khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.”
Thực tế là biên bản số 15/BB-ĐCXC và tệp âm thanh trong hồ sơ khởi kiện đã cho thấy A67 là đơn vị đã đề xuất chưa cho xuất cảnh đối với tôi. Cụ thể, biên bản số 15/BB-ĐCXC cho biết tôi chưa được xuất cảnh theo đề nghị của Bộ Công an, và A67 là nơi thông báo không cho xuất cảnh đối với tôi theo công văn số 1194 ra ngày 1/10/2014. Còn tệp âm thanh cho thấy ông Trần Minh Hà, cán bộ Phòng 1, Cục Xuất nhập cảnh (A72) đã trao đổi với A67, Cục Bảo vệ Chính trị VI và biết rằng đây là cơ quan đã trực tiếp đề xuất chưa cho xuất cảnh đối với tôi. Vì vậy, theo tôi thì hai tài liệu này phải được xem là chứng cứ.
Thêm vào đó, tôi không rõ tòa án dựa vào các căn cứ pháp lý nào để cho rằng đây là quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Thông báo nêu trên không chỉ ra các căn cứ pháp lý để tòa án đi đến nhận định này.
Không đồng ý với việc trả lại đơn khởi kiện, hôm nay, 15/9, tôi đã gửi thư khiếu nại tới chánh án tòa án. Tôi sẽ đưa tin về việc khiếu nại này trong một status tiếp theo.
---

Dưới đây là file âm thanh (bản rút gọn) với độ dài 2 phút trong đó có đoạn ông Hà nói về việc A67 đề xuất chưa cho xuất cảnh đối với tôi:
---

BIÊN BẢN VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH

THƯ YÊU CẦU GIẢI THÍCH VÀ CUNG CẤP QUYẾT ĐỊNH CỦA NGƯỜI CÓ THẨM QUYỀN VỀ VIỆC TÔI CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH

TRẢ LỜI CỦA A72, CỤC QLXNC VỀ VIỆC TÔI CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH

TÔI KIỆN CỤC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ VI (A67)

THÔNG BÁO SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐƠN KHỞI KIỆN SỐ 1016

TÔI BỔ SUNG CHỨNG CỨ CHO HỒ SƠ KIỆN A67 (CỤC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ VI)

TÔI GỬI THƯ YÊU CẦU CUNG CẤP CHỨNG CỨ TỚI A67 (CỤC BẢO VỆ CHÍNH TRỊ VI)

Friday, September 16, 2016

Thừa Nhận Rồi Nhe. Lồi Đuôi Rồi Nhe

Đề nghị báo cáo Quốc hội về Formosa, Biển Đông: “Không tránh né nữa”

VOV.VN -Nhấn mạnh Quốc hội phải biết vấn đề nóng bỏng liên quan đến đất nước, Thường vụ Quốc hội đề nghị có báo cáo riêng về Formosa và Biển Đông.
Sáng nay (15/9), tại phiên họp thứ 3, Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV (dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới đây).
Đa số ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng về khắc phục sự cố Formosa, về tình hình Biển Đông để trình ra Quốc hội.
de nghi bao cao quoc hoi ve formosa, bien dong: "khong tranh ne nua" hinh 0
Chủ tịch Quốc hội: "Chúng ta không tránh né nữa"
Là cơ quan của Quốc hội được giao đi giám sát sau sự cố Fomorsa, Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng cho biết, đã có kiến nghị với Chính phủ, Thường vụ Quốc hội, Quốc hội và nhấn mạnh quan điểm đề nghị Formosa phải hoạt động đúng quy trình thì mới cho tiếp tục hoạt động.
“Theo đánh giá tác động môi trường, muốn đổi mới công nghệ thì mất rất nhiều tiền, nhưng Uỷ ban KH-CN-MT vẫn yêu cầu Formosa làm đúng cam kết thì mới cho chạy. Không biết những kiến nghị của Uỷ ban gửi Quốc hội và Chính phủ có lồng được nội dung này vào không?” – ông Dũng đặt câu hỏi.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng nên có báo cáo riêng về Formosa vì đây là vấn đề dư luận và cử tri rất quan tâm, báo cáo cần tập trung xem khắc phục sự cố môi trường thế nào.
Ông Hà Ngọc Chiến cũng đề nghị có báo cáo riêng về tình hình Biển Đông sau khi có phán quyết của toà trọng tài thường trực, trong đó đề nghị báo cáo rõ về phản ứng của các nước cũng như chủ trương, giải pháp của ta.
Chủ tịch Hội đồng dân tộc cũng nêu quan điểm: “Có những vấn đề Quốc hội cho rằng nhạy cảm cần cân nhắc kỹ, chỉ cho nghe hoặc báo cáo đến mức nào đó nhưng tôi cho rằng như thế là hạn chế vị thế của Quốc hội. Vấn đề quan trọng nhất là đại biểu và dân cần phải biết, cứ bảo nhạy cảm phức tạp mà không đưa ra Quốc hội là tự hạ thấp vị thế của Quốc hội”.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính­- Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng nêu quan điểm Formosa cần có báo cáo riêng, quan tâm đến việc khắc phục hậu quả ra sao, tiền bồi thường có được kịp thời đưa đến người dân hay không, có giải quyết được khó khăn cho dân hay không.
Theo ông Hải, đến nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội vẫn chưa hình dung tiền bồi thường của Formosa sẽ được sử dụng thế nào. Dân hỏi thì lại lúng túng nên Chính phủ cần báo cáo công khai càng sớm càng tốt.
Kết luận lại nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh nguyên tắc là tất cả nội dung trình ra Quốc hội cần phải chuẩn bị thật chu đáo và đảm bảo đúng Luật, đúng tiến độ và chất lượng. Đủ các yêu cầu trên mới trình ra Quốc hội.
“Chúng ta không tránh né nữa, mà Quốc hội cần phải biết những vấn đề nóng bỏng liên quan đến đất nước, ảnh hưởng đến sinh mệnh của đất nước” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Do đó, Chủ tịch Quốc hội nhất trí việc với sự cố môi trường Formosa phải có báo cáo riêng, đầy đủ về các vấn đề mà Quốc hội cần phải biết. Phần thảo luận về nội dung này bố trí chung với nội dung kinh tế - xã hội.
Biển Đông cũng cần có báo cáo riêng, nhưng khác là báo cáo tình hình Biển Đông sau phán quyết của toà trọng tài thường trực, phản ứng của các nước cũng như giải pháp của chúng ta./. 
Ngọc Thành/VOV.VN

Ban Tuyên Giáo ra chỉ đạo bịt miệng báo chí

Giáo chủ ban này đang là Võ Văn Thưởng, một cán bộ "triển vọng" từ Sài Gòn ra, người mà trước đó ai cũng tưởng là lên bí thứ chứ không phải Đinh La Thăng. Nhiệm kỳ trước, giáo chủ là Đinh Thế Huynh, giờ đang là thường trực Ban bí thư.
Ban tuyên giáo có vị thế rất lớn trong hệ thống, Bộ Chính Trị (cấp trung ương), Thường vụ Tỉnh ủy, Thường vụ Huyện ủy bắt buộc phải có thành viên của Ban tuyên giáo. Hiện tại, đây là ban kiểm soát truyền thông của cả nước, tức là kiểm soát thông tin nào được đăng trên báo chí. Có người đã nói rằng, hơn 700 tờ báo đều có chung một tổng biên tập là vậy.
Trong một thông báo qua thư điện tử gửi báo chí ngày 13.9, từ TS. Phạm Văn Linh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, có chỉ đạo rõ:
1. Đề nghị Một Thế Giới giải trình về vụ lái xe khách lên tiếng trong vụ xe tải cứu người. Đưa tin không chính xác, thiếu kiểm chứng. Đề nghị gửi giải trình về Bộ trước ngày 19.9, xử lý nghiêm.
2. Dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen.
3. Không đưa tin tập trận biển Đông.
4. Không đưa tin vụ bắt người dân tộc ở Lâm Đồng.
5. Đề nghị báo nào chưa kiểm soát được comment facebook thì đóng cửa fanpage lại.
...

Lê Phước Vũ chắc đang khoái trá vì điều khiển được luồng thông tin chính thống nhờ vào quan hệ của mình. Nhưng còn cả cộng đồng to lớn, còn rất nhiều người dân khổ cực ở Cà Ná và các tỉnh lân cận. Ngông cuồng bất chấp tất cả có thể tồn tại được ở thể chế này, nhiệm kỳ này, nhưng 5 năm, 10 năm nữa liệu còn ngông cuồng được không khi bạn bè về hưu, gió đổi chiều.
"Chính quyền của dân, do dân, vì dân" vốn chỉ là khẩu hiệu, giờ nghe thấy rất hài hước. Làm thép để tăng GDP, tăng FDI, tăng con số cho đẹp trong báo cáo, để kiếm lợi ích ... còn sống chết mặc bay, bất chấp tất cả gạt bỏ nguyện vọng nhân dân, thất đức lắm.
ps: Báo Tuổi Trẻ Cười từ đầu năm đến nay luôn thích đi ngược dòng, dù sao cũng đáng khen.
Bui An

Get paid to share your links!