Thursday, July 21, 2016

Khi công lý không phù hợp

Nguyễn Hoàng Tuấn (trái) và Ôn Thành Tân có mặt tại Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức vào sáng ngày 20 tháng 7 năm 2016.
 Courtesy of baomoi.me
Sáng ngày 20 tháng 7 Tòa án Nhân dân Quận Thủ Đức tuyên án hai em Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân với tội danh “cướp giật tài sản” là một chiếc bánh mì, 2 bọc chuối sấy, 1 bịch đậu phộng rang và 3 bịch me trị giá 45 ngàn đồng khi các em quá đói. Bản án dành cho hai trẻ vị thành niên này gây bức xúc dư luận trong khi các quan chức tai to mặt lớn khác trong cùng thời gian, vi phạm những tội tham nhũng tày đình lại được miễn tố.

Bản án hoàn tất sau gần 9 tháng

Sau hơn tám tháng bị giam giữ gọi là để điều tra, Tòa Án Nhân Dân (TAND) Thủ Đức cuối cùng đã được mở ra xét xử hai trẻ vị thành niên với một bản án mà khi nhìn vào không ai nghĩ phải cần tới gần 9 tháng thì công tác điều tra mới hoàn tất. Hai em Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân bị bắt vào ngày 17 tháng 10 năm 2015 do giật một số thức ăn trị giá 45 ngàn vì quá đói. Hai em bị bắt, nhận tội và bị giam giữ từ ngày ấy đến khi phiên tòa kết thúc. Bản án dành cho Ôn Thành Tân vừa vặn với số ngày em bị giam là 8 tháng 20 ngày.
Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói rồi, trong những trường hợp tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất không nghiêm trọng thì vẫn có thể không áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Luật sư Trần Vũ Hải
Bản án đưa ra với lý do “Hành vi phạm tội của các bị cáo gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến tài sản và sức khỏe của người khác, gây mất an ninh trật tự cho xã hội”.
Luật sư Trần Vũ Hải nhận xét ngắn gọn về bản án này như sau:
“Vấn đề này nhiều luật sư đã có ý kiến là lẽ ra các cơ quan pháp luật Việt Nam có một cách ứng xử khác làm cách nào đó để không tước quyền tự do của các bạn này trong đó có lý do dưới 18 tuổi. Làm hỏng cuộc đời các bạn là sai lầm trong phút chót. Thực tế có phải là một vụ cướp hay không thì không nên đánh giá như vậy. Mặc dù dấu hiệu thì nó có vẻ như vậy nhưng Bộ luật Tố tụng Hình sự có nói rồi, trong những trường hợp tuy có dấu hiệu tội phạm nhưng tính chất không nghiêm trọng thì vẫn có thể không áp dụng truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Nếu đối chiếu với những gì đã xảy ra thì câu kết luận của tòa không cho thấy công lý được thể hiện. Theo thực tế xảy ra, sau khi đi chơi về do quá đói và không còn đồng nào trong túi, em Ôn Thành Tân đứng chờ trước một tiệm tạp hóa còn em Nguyễn Hoàng Tuấn vào trong tiệm giật số thức ăn trị giá 45 ngàn và hai em bỏ chạy rồi bị bắt. Diễn tiến câu chuyện cho thấy rất đơn giản nhưng người dân không biết tại sao cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát lại nhân lên thành một ca hình sự nguy hiểm cần phải triệt để xử làm gương.
Hai em còn trong tuổi vị thành niên nhưng vẫn không được xem xét tính chất nông nổi, thiếu suy nghĩ khi phạm pháp. Tính chất phạm tội của hai em phải được tính tới trong tình huống do quá đói làm càn chứ không thể lạnh lùng gán vào tội cướp giật. Hai em không có bất cứ hành vi chống đối, đe dọa hay bạo lực nào khi câu chuyện xảy ra vì vậy quy kết vào tội “gây nguy hiểm cho xã hội, xâm hại đến sức khỏe của người khác, gây mất an ninh trật tự cho xã hội” là những cáo buộc vi phạm sự thật của chính tòa án.
Mấu chốt của vấn đề khiến tòa phải xử đúng số ngày bị giam cầm bắt nguồn từ việc kéo dài thời gian giam giữ không cần thiết là điều mà tư pháp Việt Nam vẫn cho phép công an thực hiện khiến bản án không thể giảm nhẹ khi tòa nhìn lại toàn bộ hồ sơ. Luật sư bào chữa cho các can phạm đã rất nhiều lần lên tiếng với các cơ quan pháp luật về điều này nhưng không gây được sức ép lên cơ quan điều tra lẫn tòa án.
1458338716.jpg
Ôn Thành Tân bị cảnh sát bắt khi cùng bạn giật thức ăn.
Nhà báo Võ Văn Tạo, người từng ngồi ghế Bồi thẩm hơn 8 năm chia sẻ kinh nghiệm của ông về việc này:
“Cái án tù đó được tuyên trùng với thời gian bị giam tính từ ngày bị bắt, trong nghề thì chúng tôi biết rằng thâm tâm Hội đồng xét xử họ biết rằng là sai, là quá đáng nhưng vì Việt Nam có nguyên tắc là anh đã sai thì phải bồi thường. Cái sai đầu tiên là của công an điều tra và nó kéo theo Viện kiểm sát phê chuẩn và đồng ý. Ra tòa và bị dư luận người ta phản ứng vì không hợp lý, ông tòa mới hợp thức hóa bằng cách cho cái án vừa vặn với thời gian tính từ khi ra tòa cho tới khi bị bắt. Thủ thuật ấy thì nhiều vụ đã xảy ra tại Việt Nam rồi, chuyện sợ sai, sợ đền bù, sợ mang tiếng cho ngành nên tuyên án vừa vặn như vậy thì cũng hơi lộ liễu.”

Tính công bằng trong luật pháp Việt Nam

Người ta còn nhớ trước đây TAND huyện Đức Trọng, Lâm Đồng đã kết án ba nông dân ăn cắp hai con vịt và xử tổng cộng 13 năm tù giam. Bản án này gây tranh cãi gay gắt và cho tới nay vẫn được xem là bản án tồi tệ nhất của ngành tư pháp Việt Nam.
Người đọc Việt Nam hẳn còn nhớ trong tác phẩm “Những người khốn khổ” của văn hào Victor Hugo trong đó nhân vật Jean Valjean đã lãnh bản án 19 năm tù vì ăn cắp một ổ bánh mì. Sau 19 năm ông còn bị phân biệt đối xử và cả cuộc đời gần như bị theo dõi, trù dập.
Ra tòa và bị dư luận người ta phản ứng vì không hợp lý, ông tòa mới hợp thức hóa bằng cách cho cái án vừa vặn với thời gian tính từ khi ra tòa cho tới khi bị bắt.
- Nhà báo Võ Văn Tạo
Tác phẩm được sáng tác vào năm 1862 xem ra vẫn rất gần với bản án ổ bánh mì vào ngày hôm nay khi hai em sẽ bị xã hội ruồng bỏ, nhà trường lạnh nhạt và quan trọng hơn hết là nhân thân lý lịch của hai em sẽ không bao giờ trong sáng trở lại sau khi bản án giống như cách tòa trả thù những người khốn khổ hơn là thực hiện công lý.
Trong một vụ tương tự trước đây xảy ra tại thành phố Genoa, Tây bắc nước Ý vào năm 2011, ông Ostriakov, 36 tuổi, bị tuyên án 6 tháng tù giam và bị phạt 100 euro vì đã đánh cắp 2 miếng pho mát và một hộp xúc xích trị giá 4 euro khi quá đói. Ngay sau đó Tòa án tối cao ở Rome đã ra phán quyết rằng lấy cắp một lượng thực phẩm nhỏ trong lúc cùng cực “không cấu thành tội phạm”.
Trong phán quyết rất nhân bản này Tòa Tối cao còn khẳng định “Người ta không thể bị trừng phạt nếu bị buộc lấy cắp một lượng nhỏ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu cơ bản trong khi đói”.
Việt Nam không thể giống Ý để ra một phán quyết nhân văn như vậy nhưng làm ngược lại hoàn toàn tính chất nhân đạo để gọi là thể hiện công lý là một thứ công lý không thể gọi là thuyết phục.
Trong khi lên án nặng nề hai đứa trẻ vị thành niên, thì tại Hà Nội mặc dù công an đã có kết luận hàng chục khuôn mặt dính vào vụ ống nước Sông Đà lại được Liên ngành Tư pháp Trung ương cho là không cần thiết phải xử lý hình sự đối với những người này vì họ có nhân thân tốt, nhiều đóng góp cho ngành xây dựng và vì họ mới vi phạm lần đầu.
Dư luận cho rằng hai cách hành xử trái ngược của tư pháp khiến người dân không khỏi bức xúc. Vụ án 45 ngàn và vài món ăn nhanh xem ra quá nặng nề và cay nghiệt so với số tiền hàng ngàn tỷ thất thoát trong vụ ống nước sông Đà. Điều này đã tăng thêm sự phẫn nộ của xã hội để từ đó người dân không còn niềm tin nào vào công lý của các Tòa án Nhân dân nữa.
Theo RFA

CẢM NHẬN LẦN ĐẦU VÔ ĐỒN



Cái cảm giác đáng sợ nhất của bất cứ ai cũng rất sợ bị bắt vô đồn CA , họ xông vào mình , họ cướp điện thoại , họ bằng mọi cách từ dọa nạt đến dụ dỗ mình viết bản tường trình lời khai vì như họ nói đó là quyền lợi của mình , và sau nhiều thời gian bỏ công học hành trên mạng mình kiên quyết nói lời từ chối , thế là mình trờ thành một tội phạm cực kỳ nguy hiểm , cả một bộ máy công an và an ninh vận hành hết công suất để bẻ khóa ĐT , để truy tìm tung tích haha tốn khá nhiều xăng và tổn sức của 20 tên chỉ để biết lý lịch một bà già bán hoa và cuối cùng thì bà cũng cho chúng mày biết thôi , nhưng hành chúng mày ra bã cũng vui 
Dúng là phải vào hang cọp mới biết móng vuốt cọp ra sao , có 3 lực lựng tạm gọi là chống đối dân nhất đó là an ninh , công an và dân phòng mà chúng ta nên nhìn rõ để hành động 
- Lực lượng dân phòng : đây là bọn võ biền không não , lương rất ít , chúng chính là những kẻ vô công rồi nghề trốn tránh nghĩa vụ quân sự vô đây để làm tay sai cướp tài sản và bắt bớ người vô tội , nó là LL không nguy hiểm nhưng cần phải giáo dục 
-LL công an , có nhiều nhưng tiếp xúc trực tiếp với dân chính là họ , tuy nhiên họ thực sự cũng thấu hiểu vì họ cũng là dân và chịu cảnh khốn cùng y như dân thôi chẳng qua vì vài đồng lương họ vẫn phải thi hành nhiệm vụ , nhưng họ có thể tỏ bày lòng yêu nước của họ bằng cách đối xử với dân nương tay hơn thì đó cũng là cách ,và theo cảm nhận của mình thì công an họ không dám trực tiếp đánh dân chắc chắn là họ sợ bị trả thù vì họ có tên họ nơi làm việc rõ ràng 
- Lực lượng khốn nạn và nguy hiểm nhất là an ninh , chúng mặc thường phục , đánh và bắt người rất dã man , nhưng lực lượng của chúng rất mỏng , nếu một quận chỉ có một độ khoảng trên chục thằng nếu ai bị bắt hoài thế nào cũng quen mặt bọn chúng , bọn chúng còn trẻ dưới 30 , tốt nghiệp trung học an vì đh thì ngồi phòng máy lạnh , và một điều chúng ngang nhiên là vì chúng nghĩ rằng không ai biết chúng , nhưng mình dám bảo đảm là sẽ có ngày chúng mày phải trả giá , bọn này thực chất cũng ngu khi nó bắt một người là nó đổ xuống CA phường lúc đó chúng hoàn toàn chỉ đạo và chúng nó tìm mọi cách từ ngọt nhạt đến đe dọa để chụp mũ dân , vô đồn với loại này không hợp tác vì chúng ta là dân vô cơ quan công quyền thì chỉ làm việc với người mặc sắc phục có tên tuổi đàng hoàng vì nếu có chuyện gì xảy ra thì những người có sắc phục phải chịu trách nhiệm và nhớ một điều là chúng rất sợ pháp luật .Kinh nghiệm cho thây mình cứ hỏi tên họ của họ khi làm việc với mình là họ cứng họng liền 
Mình biết nhiều người rất rất sợ vì họ hèn , nhưng lì như mình vô đồn cũng rất áp lực mặc dù mình không sợ , mình luôn luôn nghĩ rằng mình là một người dân có đầy đủ quyền cộng dân , nếu có bày tỏ lòng yêu nước thì nó cũng chỉ thể hiện mình là một người công dân tốt có trách nhiệm ,và thực sự mình đã nói thẳng vào mặt họ các anh ăn cơm của dân mà các anh sống vô trách nhiệm với dân có ngon thì ra Trường Sa mà đánh tàu đi haha nó tịt . 
Và một điều động viên mình rất lớn , mặc dù mình bị bắt có một mình không ai biết , nhưng khi thông tin phát ra thì tất cả anh em Sài gòn đều chuẩn bị để đi đòi người ,đó chính là thế mạnh của chúng ta , tình đoàn kết bao bọc lẫn nhau , 
Và cuối cùng mình muốn nói một điều các bạn đừng sơ , chúng ta hãy tạo thành nhóm 5 người , để cùng đồng hành khi có bất cứ chuyện gì các bạn có thông tin sẽ có một lực lượng sẵn sàng đòi người , và khi đó ta mới cảm nhận được tình cảm anh em nó quý biết chừng ,
p/s thông báo với bà con toàn thế giới hình ảnh chưng tỏ mình là người tuân thủ pháp luật haha


Ảnh và bài FB  Thuhong Nguyen

Wednesday, July 20, 2016

Khi nào ta được ăn sạch?

Khoai tây Trung Quốc nhập về chỉ có giá khoảng 3.500 đồng/kg, được người bán khoác “áo đất mới” màu đỏ hồng giả khoai tây Đà Lạt để bán ra với giá gấp 5-7 lần - Ảnh: Lâm Viên
N
hiều năm nay chúng ta phải ăn bẩn, uống bẩn nhưng không có cách nào tránh. Thứ nhất vì thiếu thông tin. Thứ 2 vì thiếu nguồn cung cấp sạch. Thứ 3 vì nếu không ăn thì biết ăn gì? Thêm một yếu tố nữa là nghèo. Vì nghèo, ít tiền nên đành phải chấp nhận ăn đồ rẻ dù biết rằng nó không tốt. Nói tóm lại, thôi thì vẫn phải ăn đã, chuyện chết chóc tính sau.
Ông chồng tôi nhiều lần gào lên: Tôi không muốn ăn đồ độc hại đâu, bà làm sao thì làm, cứ kiểu này rồi vào bệnh viện cả nhà!
Tôi cũng gân cổ lên cãi: Thì ông cứ đi chợ hàng ngày rồi khắc biết. Từ củ hành, củ tỏi, cà rốt, khoai tây, trái cây đủ loại… đều của Trung Quốc làm sao mà lựa chọn đây?
Bà bán hàng ngọt nhạt: Chị cứ lựa cà rốt có lá là của VN, không lá đích thị của Trung Quốc. Nhưng một ông hàng rau tốt bụng mách nước: Chị đừng có lầm, bây giờ cà rốt có lá cũng của Trung Quốc luôn, có điều màu của nó đỏ hơn, củ đều nhau hơn. Quýt vàng của Trung Quốc thì người bán nói của Thái Lan, nhưng thùng quýt vất bên cạnh toàn chữ Tàu. Ngay hạt dẻ Trung Quốc được rang bán trên các đường phố Sài Gòn cũng ghi là “Hạt dẻ Thái Lan”. Hô hô, đúng là lừa đảo không có đẳng cấp. Thái Lan đâu có trồng dẻ mà xuất khẩu qua Việt Nam chứ.
Chỉ có người mua nhầm chứ người bán không nhầm, chẳng qua vì mấy đồng bạc mà họ lừa đồng bào mình. Nhưng đừng nói rau củ của Trung quốc, ngay hàng của Việt Nam nhiều thứ cũng độc hại không kém. Cách đây khoảng 20 năm, chúng ta không bao giờ phải lăn tăn về việc rau quả nhiễm thuốc trừ sâu, chất bảo vệ thực vật độc hại. Có lẽ lúc đó người Việt chưa du nhập cái thói làm ăn thất nhân như bây giờ.
Nói đi cũng phải nói lại (dù điều này đã nói rất nhiều trên báo chí), tất cả cũng do cách quản lý tồi mà ra. Năm ngoái, Việt Nam đã thẳng thừng ngừng nhập khẩu 38 loại trái cây của Úc, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển với kỹ thuật canh tác và quy trình kiểm soát sản phẩm chặt chẽ, vì lo ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm liên quan đến vi trùng từ loài ruồi giấm có trong hoa quả nhập khẩu từ Úc. Mãi đến đầu tháng 8.2015 (sau 8 tháng), ta mới cho nhập trở lại ba loại quả là cam, quýt và nho sau khi đã tổ chức đoàn kiểm tra thực tế tại Úc và nhận thấy 3 loại quả này đáp ứng đầy đủ yêu cầu về kiểm dịch thực vật của VN.
Ôi chao, giá như thực phẩm đến từ nước nào cũng được canh kỹ càng thế thì may cho dân biết mấy. Trong khi đó, ở một “mặt phẳng” khác, người dân được khuyến cáo phải thông minh khi chọn ăn thực phẩm. Nhưng thông minh mấy cũng chẳng lại được với thế trận thiên la địa võng của thực phẩm bẩn. Báo Tuổi trẻ dẫn lời một cán bộ Hải quan TP.HCM lưu ý, theo quy định, trái cây nhập khẩu vào VN theo con đường chính ngạch đều được kiểm dịch tốt, những loại quả không đạt chuẩn sẽ không được phép thông quan, nhưng với nguồn hàng được nhập qua tiểu ngạch, việc kiểm soát chất lượng đang bị bỏ ngỏ.
Nếu ngay cả hàng chính ngạch mà ta còn có thể ngưng nhập khẩu khi thấy có dấu hiệu không an toàn thì tại sao hàng tiểu ngạch lại không thể?. Trong khi đó, các cơ quan chức năng cũng đã xác định, rất nhiều loại rau quả nhập theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc có dư lượng lớn thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật độc hại. Nhưng cứ thử lên mấy cửa khẩu phía Bắc mà xem, hàng rau, quả, củ vẫn kìn kìn đổ về VN và tung hoành từ thành thị về tới nông thôn, vùng sâu vùng xa, đánh bạt hàng nội bằng giá cả rẻ bèo.
Gần đây, đọc báo thấy nói trái cây Trung Quốc “đại bại” ở Sài Gòn do hàng chất lượng từ Mỹ, Canada, Úc, Pháp, New Zealand… tràn vào nhờ hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước (dù mới đang trong quá trình đàm phán hay chờ có hiệu lực). Ơn Giời, nếu như các hiệp định thương mại, đặc biệt là TPP có hiệu lực thì người dân sẽ được hưởng lợi về nhiều mặt trong đó có nguồn thực phẩm sạch từ các nước tiến tiến xuất qua. Thông tin này khiến người dân phấn khởi, nhưng cũng không kém ngậm ngùi. Việt Nam là xứ sở cây trái quanh năm với đủ loại phong phú, chất lượng vậy mà vẫn bị hàng ngoại tước thị phần ngay trên đất của mình và khốn đốn khi xuất ngoại.
Nếu như công tác quản lý thị trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phân phối sản phẩm được thực hiện đúng với tên gọi và chức năng của nó chắc sẽ không có cảnh người chăn nuôi, trồng trọt trong nước lao đao vì nạn được mùa, mất giá, chặt cây này, trồng cây kia, hay người dân phải ăn bẩn mãi.
Tôi rất ngại khi phải dùng từ “nếu như”. Không thể tiếp tục để người dân phải đặt thêm giả định, các cơ quan chức năng cần thể hiện tính chuyên nghiệp của mình, nhất là khi VN đang đứng trước nhiều vận hội mới. 
Tôi rất tâm đắc với sự thẳng thắn của Bí thư Thành ủy TP HCM Đinh La Thăng khi ông nói với hai vị bộ trưởng Y tế và Nông nghiệp khi 2 vị này đổ lỗi cho nhau trong quản lý an toàn VSTP: “Thưa anh Phát và chị Tiến, anh chị nói rằng các bộ phối hợp với nhau rất tốt, nhưng dân bây giờ vẫn ăn bẩn thì tốt cái gì? Nói thế không được. Nói thế thì tức là bảo dân cứ tạm thời ăn bẩn đi, chúng tôi còn phải có lộ trình à? Cần phải có biện pháp rất nhanh”.
Hơn thế, người dân cần được sống trong môi trường sạch về mọi mặt chứ không chỉ trong ăn uống.
Lê Ngọc Khanh

Get paid to share your links!