dailymotion

Wednesday, March 15, 2017

SẼ CHẲNG CÓ SỰ KIỆN NÀO CÓ THỂ XOÁ ĐƯỢC SỰ THẬT LỊCH SỬ

Có nhiều suy nghĩ rằng hàng loạt những vụ "ấu dâm" đang bị phanh phui kia sẽ làm người ta quên mất xương máu của những người lính đã để lại trên đảo Gạc Ma, Trường Sa trong ngày 14/03/1988. Tôi thì nghĩ rằng chẳng có một sự kiện nào, một thế lực nào có đủ khả năng để làm điều ấy. Lịch sử và Quốc gia là một khái niệm, không thể tách tời nhau. Dù bao nhiêu năm qua những sự kiện lịch sử như thế này không được hệ thống giáo dục và tuyên truyền nhắc đến nhưng cuối cùng bởi sự bùng nổ thông tin mà họ cũng không thể chối bỏ đi sự hy sinh của những người lính năm nào. Những vấn đề dân sự mà xã hội đang thúc đẩy sự thay đổi kia, có chăng nó tồn tại trong một giai đoạn của đất nước, nó cần sự quan tâm của cộng đồng. Còn sự thật lịch sử thì sống mãi với thời gian, thổn thức trong sự sống của người Việt.

29 năm trôi qua, còn rất nhiều người lính Gạc Ma nằm sâu dưới đáy biển lạnh lẽo chưa được trở về đất mẹ. 64 người nằm xuống chỉ 8 người được nhặt xác mang về. Nhờ có tàu cá của ngư dân mà có thêm 8 thi thể chiến sỹ khác được về với gia đình năm 2008. Chua xót là trên chính Hải phận của đất nước, chúng ta cần sự cho phép của Trung Quốc mới có thể tiến hành tìm kiếm hài cốt của những liệt sỹ ấy. Và bởi vì lũ cướp nước không đồng ý nên Nhà nước Việt Nam đã chấp nhận để 48 người lính còn lại ở lại đáy biển sâu. Khi chiến đấu họ bị bỏ rơi, khi thác xuống họ cũng bị bỏ mặc.
"Nó có một câu chuyện như thế này: Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như đánh chiếm cái đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa. Không được nổ súng". Lời thuật của tướng Lê Mã Lương và cũng là thông tin kể lại của những người lính còn sống sót. Và đồng chí lãnh đạo cấp cao kia được truyền miệng là ông Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ngày đó.
Sau khi xua quân với những trang thiết bị tồi tàn, ra lệnh họ phải đứng im để bị thảm sát, để làm dịu lòng những người còn sống, tháng 5 cùng năm, ông Lê Đức Anh đã đọc lời thề hứa với vong linh những người lính: "Quyết tâm bảo vệ bằng được Tổ quốc", "bảo vệ bằng được quần đảo Trường Sa".
Không biết quyết tâm ấy đã làm được đến đâu nhưng ngày hôm nay người Việt Nam dù phải đứng đó nhìn Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Trường Sa vẫn bị bắt phải coi Trung Quốc là bạn, là anh em thân thiết. Những quyển sách giáo khoa hiện hành không có một bài nào viết về trận đánh đã qua. Và từ ngày đó cho đến nay Bộ Chính trị Việt Nam cũng chưa từng có ý định tổ chức một buổi tưởng niệm sự hy sinh năm ấy cho người dân tham gia tri ân. Bởi vậy tâm lý lo sợ lịch sử bị lãng quên là mạch tâm lý dễ hiểu của người dân ở một đất nước không có chỗ cho sự thật minh bạch.
Trịnh Kim Tiến

No comments:


Get paid to share your links!