Việc vinh danh một người lao động gánh nước thuê 42 năm khiến tôi liên tưởng tới việc vinh danh cho những bần cố nông trong phong trào cải cách ruộng đất long trời lở đất trong hai năm 1955, 1956. Những ông bà nông dân nghèo nhất của mỗi địa phương được mang gậy gộc, vác súng trường, được tuyển vào trong hàng ngũ dân quân để khi khắp làng canh gác, hô đả đảo địa chỉ, cường hào, những gia đình trí thức có ruộng.
Cả mấy đời nghèo khổ, bỗng chốc thành ông tướng bà tướng, trẻ con nhà địa ra đường nhìn thấy là phải khoanh tay chào to kính cẩn.
Rồi lại được ngồi trên bàn xử án những phiên toà di động cấp huyện, có thể ra lệnh xử tử ngay tại chỗ. Kết quả là 71 phần trăm những người bị bắt tù, bị xử tử là oan và ông Hồ Chí Minh đã khóc khi nói về sai lầm ấy.
Câu chuyện ấy cho ta bài học gì? Một xã hôi không thể đi lên văn minh khi những người nắm quyền ít học. Xã hội cần tôn trọng những người lao động nhưng đừng vẽ ra một thứ kệch cỡm, ngu muội là trao danh hiệu, tôn vinh người lao động chân tay cả đời.
Làm thế để làm gì? Để người nhận giải thưởng cảm thấy tự hào, để con cháu người ta nối dõi nghề nghiệp khô mồ hôi là hết tiền của cha ông?
Đừng lừa mị người dân ít học, đừng phí tiền thuế của dân vào những sáng kiến và hoạt động nhảm nhí như thế này nữa?
Những cán bộ văn hoá cấp thành phố như ở Hội An mà tầm chỉ đến thế này thôi sao?
Xin đừng hiểu sai là tôi coi thường những người lao động. Tôi tôn trọng bởi họ làm một việc lương thiện nhưng tôi không muốn họ phải làm cả đời một nghề nặng nhọc.
Sau bao nhiêu năm mà những cái đầu lãnh đạo vẫn u u mê mê thế này sao?
Hãy mở toang đầu óc ra mà nhìn thế giới, hãy học hỏi ráo riết và mở mắt cho to, hãy nhìn thẳng vào thực trạng xã hội, đừng ru ngủ, nâng li tự sướng để dân tộc này còn lẹt đẹt mãi sau nhân loại. Chỉ khi làm được thế thì đất nước mới đi lên được.
Chau Doan
No comments:
Post a Comment