Tuesday, July 26, 2016

NỀN Y TẾ CHÔN XÁC KẺ SỐNG


‪#‎GNsP‬ - Theo tờ Tuổi trẻ online đưa tin ca mổ diễn ra chiều 19-7, thay vì phẫu thuật điều trị chứng liệt ở chân trái cho nam bệnh nhân bị chứng liệt chân trái, bác sĩ ở Khoa Chấn thương chỉnh hình 3 của Bệnh viện Việt Đức lại mổ nhầm sang chân bên phải.
Sự việc nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân xem ra rất là khôi hài trước một nền y khoa ngày càng tiên tiến lại được bác sĩ ở đây ví von là do ‘chứng bệnh nan y’ của bác sĩ là do “tôi lại có những nhược điểm cố hữu, mà dù cẩn thận đến đâu tôi cũng vẫn cứ bị mắc sai lầm. Đó là phân biệt bên phải và bên trái”.
Với một vị bác sĩ chuyên ngành phải đào tạo rất nghiêm túc trong ít nhất 7 năm trời để có thể trở thành một bác sĩ thực thụ. Thế mà ông Phan Văn Hậu là người trực tiếp mổ thừa nhận với gia đình nạn nhân là “do sơ suất không kiểm tra bệnh án trước khi mổ dẫn đến sự việc trên".
Đây là sự tắc trách hay là quan liêu, hay là thói tư duy coi mạng sống của bệnh nhân như những con chuột bệnh để thí nghiệm trong những trạng thái tùy hứng ?
Trong hệ thống bệnh viện thì Bệnh viện Việt Đức được cho là bệnh viện ngoại khoa hàng đầu Việt Nam và là một trong số ít bệnh viện được xếp hạng đặc biệt, cùng với Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, 108...
Việt Nam có câu cứu mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp để cho thấy giữ tấm lòng thiện mới là đáng quý nhất trên đời, nhất là với nghề y.
Ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc Lời thề Hippocrates khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.
Trong 7 lời thề đó đều quy hướng đến người bệnh nhân của mình để phục vụ, chăm sóc chữa trị cho bệnh nhân một cách vô tư và thân thiết nhất. Nhưng than ôi, có quá nhiều sự việc trong hệ thống y tế của Việt Nam khiến cho ta cảm thấy như là họ đang trao thuốc độc cho bất kỳ ai.
Chúng ta không quên vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức. Nhiều bệnh nhân cùng chung một kết quả xét nghiệm máu, mặc cho độ tuổi, bệnh tật của họ khác nhau hồi năm 2013 được phanh phui hay như việc ăn bớt vắc-xin tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, một số trẻ tử vong do tiêm vắc-xin.
Mới hồi tháng 3 năm 2016, cháu Lê Thị Hà Vi 15 tuổi, ở Đắk Lắk - nạn nhân bị cưa chân do bác sĩ Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin thiếu kinh nghiệm, tắc trách trong quá trình điều trị.
Để điểm hết các trường hợp bệnh nhân trở thành nạn nhân của bác sĩ và thành bệnh nhân kép suốt cả đời hoặc mất mạng thì giường như nó diễn ra thường xuyên, liên tục và có hệ thống trong nền Y tế tại Việt Nam
Thiếu chuyên môn, tay nghề không vững hoặc những tai nạn nghề nghiệp sẽ là lí do để vấy lên cho một số các cá nhân gây ra đau khổ cho người bệnh. Những thứ lí do đó không thể thuyết phục được dư luận để khỏa lấp một nền văn hóa Y tế què quặt, thậm chí thiếu tâm đức của hệ thống Y tế tại Việt Nam.
Trước những sự thật như cơ sở vật chất chật trội, không đảm bảo hay thái độ tiếp xúc của nhân viên y tế không thân thiện, thậm chí cáu gắt, quát mắng với bệnh nhân vẫn còn phổ biến. “ Đây là biểu hiện thói quen từ thời bao cấp vẫn còn duy trì tới nay” hay nạn phong bì trong bệnh viện nên bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đành phải thừa nhận.
Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Vậy tại sao một Chính phủ lại để cho khu vực bảo vệ sự sống của nhân dân xảy ra quá nhiều tiêu cực dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và tính mạng của nhân dân như vậy.
Phải chăng đó là một Chính phủ yếu kém được điều hành bởi những người cầm quyền yếu kém cả về năng lực, trí lực và tâm lực và hậu quả là nhân dân phải gánh chịu ?
Paulus Lê Sơn
Theo FB Tin Mừng cho người nghèo

No comments:


Get paid to share your links!