"Mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác của khu vực như: Tiểu vùng Mekong, ACMECS, Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu".
Đó là một đoạn trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và 20 năm mở Cơ quan đại diện ADB tại Việt Nam.
Hôm nay, dư luận lại lời ra tiếng vào vì phát âm Cờ Lờ Mờ Vờ và Cờ Lờ Vờ của Thủ tướng .
Trước tiên, cần nói rõ là Cờ Lờ Mờ Vờ là CLMV. Trong cơ chế hợp tác tại Tiểu vùng Mekong có nhóm hợp tác CLMV, là tên của Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam. CLMV ra đời vào năm 2003.
Cờ Lờ Vờ là CLV. CLV là tên của Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam. CLV ra đời năm 1999.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc tên của tổ chức hợp tác CPMV, CLV bằng phát âm chuẩn tiếng Việt. Điều này không có gì sai, khi chúng ta vẫn hô hào giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hơn nữa, là Thủ tướng của một đất nước, đọc phát biểu trước buổi lễ có sự tham dự của quan khách nước ngoài, ông phát âm tiếng Việt là chuẩn, vì đó là niềm tự hào ngôn ngữ dân tộc. Người phiên dịch sẽ có trách nhiệm chuyển thành phát âm tên tiếng Anh.
Nhiều người cho rằng, Thủ tướng đọc Cờ Lờ Mờ Vờ chứng tỏ ông chỉ lên đọc mà chẳng biết đọc về cái gì. Nói điều này chứng tỏ họ mới là người không hiểu mô tê gì. Nhiều năm nay, nhóm CLMV vẫn tổ chức hội nghị thường niên Bộ trưởng các nước CLMV, Hội nghị cấp cao CLMV với sự tham dự của Thủ tướng các nước. Làm sao có chuyện đọc không hiểu gì!?
Cờ Lờ Mờ Vờ vốn đã là cách gọi, cách đọc được dùng nhiều năm nay. Mình không biết không có nghĩa là người khác sai.
Cái dở ở đây chỉ đơn giản là người soạn bài phát biểu không tính đến trường hợp bài phát biểu phát lên truyền hình trong khi dân thì không phải ai cũng biết.
Bạch Hoàn
xem clip tai đây: https://youtu.be/Fs81lrdlevo
No comments:
Post a Comment