Saturday, September 17, 2016

FORMOSA VÀ THẨM QUYỀN ICC


Điều 12.2.b của Quy chế Rome đã khẳng định, chỉ cần nếu một quốc gia là thành viên hoặc dù là phi thành viên nhưng tuyên bố chấp nhận quyền tài phán của Toà án ICC thì với hành vi phạm tội của một công dân của quốc gia mà thoả mãn yếu tố trên sẽ đều được đem ra xét xử, với điều kiện theo Điều 13 của Quy chế.
Đài Loan là nước thành viên của Quy chế Rome chưa. Nếu đã là thành viên thì hoàn toàn có thể tố cáo đến Trưởng Công tố, hoặc thông báo đến Hội đồng Bảo an của Liên Hiệp Quốc để HĐBA thông báo đến Trưởng Công tố về tội phạm môi trường đối với Formosa của Đài Loan đã thực hiện ở miền Trung của Việt Nam vào tháng 04.216, trong đó có cổ phần của Trung Quốc (một nước thành viên, và có thể có công dân Trun Quốc đang là lãnh đạo của Formosa ở Hà Tĩnh).
Tuy nhiên, Quy chế này cũng nêu rõ ba nguyên tắc "không hồi tố", "không có tội nếu không có luật" và "không bị trừng phạt nếu không có luật". Và tội phạm về huỷ hoại môi trường vừa mới được bổ sung vào Quy chế Rome như là một loại tội được xét xử theo thẩm quyền của ICC (luật tố tụng), và dù nó phát sinh sau thời điểm Formosa đã gây ra hành vi huỷ diệt môi trường tại biển miền Trung vào tháng 04.2016 nhưng đây là một loại tội đã được quy định xét xử trong hệ thống tư pháp các quốc gia cũng như các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, tội chống lại loài người (luật nội dung) nên vẫn sẽ được thụ lý để xét xử.

Luân Lê

No comments:


Get paid to share your links!