Tuesday, December 4, 2018

Nhân vật phiên tòa và Công lý...


Viết vội...
Tôi muốn viết về họ bằng tất cả tình cảm của tôi với nghề báo và tình cảm của con người với con người... Họ là ba mẹ con bà Nguyệt ở số 15 Hàn Thuyên, Hà Nội. Bà Nguyệt vốn là cán bộ vẽ bản đồ của nhà nước. Hai con bà lần lượt là thầy giáo Cường và chị Thịnh cán bộ xí nghiệp nhà HBT
Gặp gia đình trong trạng thái hoảng loạn, vì cả 3 mẹ con nhà họ bị truy tố về tội "chống người thi hành công vụ". Sau khi xem hồ sơ, tôi không hề nhận thấy họ có tội. Thậm chí, họ vô cùng đáng thương bởi họ bị những kẻ ganh ghét và những cán bộ công an lạm quyền bất chấp pháp luật đẩy họ vào lao lý.
Tắt đoạn video, tôi đặt ngay tay lên trái tim mình và hứa, sẽ gác lại mọi việc quan trọng lúc này để tập trung tận lực giúp người dân vô tội tìm lại công lý.
Lên chiếc xe máy của chị Thịnh, đường Hà Nội như mịt mù giăng mắc hơn, chỉ còn 5 ngày nữa là tòa xử rồi...
Mọi thứ thôi thúc tôi một cách mãnh liệt… Tìm ai? Gọi ai? Ai sẽ giúp được họ?... Cầu khẩn hầu khắp các mối quan hệ. Thậm chí là cả sếp cũ... Không ai từ chối. Nhưng cũng ít lời đồng ý... Tôi biết, nhiều bạn bè tôi đều chung suy nghĩ, đây là một vụ việc phức tạp...
Những người gật đầu là anh Tống Tuấn, anh Lê Doãn Hưng, bạn Hoàn Nguyễn, bạn Nguyễn Văn Bình, em Phú Đô và nhiều người nữa..
Tôi và Bình Nguyễn bắt tay vào phân tích hồ sơ, phán đoán tình huống, và bắt đầu chắp bút...
Trắng đêm làm việc, để ngày dài hồi hộp chờ những bài báo được xuất bản... Lần lượt các báo lên tiếng...Nhưng trong quá trình làm việc, tôi còn phát hiện ra, cả 3 nhân vật của tôi còn không biết cách kể câu chuyện một cách khái quát, và rất ít biết những quy định của tòa và các quy định pháp luật liên quan.
Vậy là tôi tiếp tục tham vấn hàng loạt các luật sư... Cầu khẩn họ tư vấn...
Ngày hôm qua... trời khá nắng... nhưng hy vọng về kết quả tốt về một phiên tòa còn mịt mù... Nhiều điều được giả lập trong klđt, cố tình kéo dài quá trình điều tra, lật ngược lại vụ việc… Phía bên kia gần như đã kiện toàn...
Cầm tờ giấy giới thiệu đến tòa, chờ thẩm phán một cách kiên nhẫn để được dự ...5h đồng hồ lặng lẽ và kiên nhẫn đợi chờ tại tòa...
Sáng hôm nay tòa xử... Tôi đã nhận một lời xin lỗi thật đáng mến trọng khi đã phải chờ hơn 5h đồng hồ…Một người khác đã hỏi quan điểm tôi về vụ việc, tôi trả lời "Họ không có tội, họ là những công dân tốt, họ không đáng bị truy tố, viên công an đã tra tấn một phụ nữ 1 cách dã man tàn bạo mới là kẻ đáng bị truy tố".
Phiên tòa diễn ra bởi những cái lặng người "vì sự tắc trách của cán bộ nước sạch đã chôn đồng hồ nước sai vị trí, sai vị trí tức là người dân phải mất thêm tiền để nối từ chỗ xa vào nhà... vậy là họ mất 4 triệu. Hai tháng sau, bên nhà máy nước đi sửa sai, vì không giải thích rõ nên... mất tiền rồi người dân tiếc nên chưa đồng ý”. Riêng bà Nguyệt bị cả xóm ghét vì tố cáo 20 hộ gia đình xung quanh nhà bà "nhảy dù đất công" tức là lấn chiếm và xây dựng bất hợp pháp... nên đã không được mời đi phổ biến. Chiều ngày 19/8/2018 toán công an phường Phạm Đình Hổ cùng 2 người lạ mặt hùng hổ lao đến đòi cày xới đồng hồ nước nhà bà Nguyệt, trong khi cả xóm có hàng chục đồng hồ nước cũng ở vị trí tương tự. Thấy bất ngờ và khó hiểu, bà Nguyệt cùng 2 con bảo vệ đồng hồ nước, yêu cầu toán người có giới thiệu và mệnh lệnh công tác... Không xuất trình giấy tờ, viên công an vỗ ngực oai phong "làm đi tao chịu hết"... như một sự khêu khích người dân. Và bắt đầu cuộc tranh luận nảy lửa.. Thầy giáo Cường từ trên nhà lao xuống thấy mẹ và em gái đang bị đàn áp, chưa hiểu chuyện nhưng thấy 1 hộp sắt đặt trên vị trí đang tranh cãi, anh Cường bê đẩy qua một bên. Viên công an lao vào vật ngửa bóp cổ anh Cường tưởng như tắc thở... 2 tay anh Cường ruỗi thẳng không chống cự... Người mẹ thấy con đang bị bóp cổ sắp tắc thở, vội lao vào kéo công an ra... Chị Thịnh, trong khi phân trần, giải thích với lực lượng công an về việc viên công an kia đánh người... thì ngay lập tức bị bắt, bị túm tóc, bị kéo lê như 1 con chó, đến mức gần tụt quần, hết lời cầu xin cũng ko được tha. Như một phản vệ bản năng, chị Thịnh đã cắn viên công an... Đám công an lộng quyền giam giữ công dân suốt 33 tiếng đồng hồ... thì ai cũng biết là họ có dùng nhục hình hay không.

          
Cả phiên tòa lặng người… trước những hình ảnh thương tâm và đau xót, phẫn nộ trước cách hành xử vô nhân tính của các công an viên với công dân, đặc biệt là với phụ nữ. 
Cả phiên tòa lặng người… trước những lời khai đầy ngụy biện của họ, khác xa so với clip... May mà có clip nếu ko họ còn cãi đến cỡ nào...
Cả phiên tòa lặng người… trước kẻ làm chứng... “ăn đứng dựng ngược". May thay, chính lời nói của gã hàng xóm găm hận bà Nguyệt vì bị bà tố cáo hắn chiếm đất của nhà nước nên không làm được sổ đỏ đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn. 
Phiên tòa kết thúc ... trả hồ sơ để điều tra lại...
Hy vọng lại được nhen nhóm trên ánh mắt của người mẹ khắc khổ, và hai con...
Công lý đã mở ra cho tất thảy những ai tham gia phiên tòa…
Đám công an viên với cách hành xử vô lối và vô nhân tính, cúi mặt trong suốt phiên tòa...
Đám học sinh gọi tròn tiếng "Thầy Cường ơi!!!" trong xúc động nghẹn ngào.
Đúng như với ý nghĩa thật của tòa... cánh cổng tòa đóng lại, niềm tin vào công lý dần hiện ra...
Tôi hy vọng và kêu gọi những ai yêu công lý… hãy cùng tôi đưa tin, theo dõi để cứu giúp những công dân vô tội này...
Thân...
FB Tùng Nguyễn

Friday, November 30, 2018

Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc : Mô hình lừa đảo

Trung Quốc là một nước xã hội chủ nghĩa hay thực chất là một chế độ tư bản do một đảng tự xưng là « Cộng Sản » lãnh đạo ? Ngày 04/05/2018, nhân kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx, chủ tịch Tập Bình tuyên bố : « Trung Quốc tiếp tục giương cao ngọn cờ Mác-xít ». Cùng hòa điệu, cố vấn Vương Hỗ Ninh, lý thuyết gia của chế độ khẳng định : « Tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21 ». Hư thực ra sao ?

Theo giáo sư Mác-xít Gérard Dumesnil và cũng là giám đốc nghiên cứu chủ nghĩa Mác thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Gia Pháp cho rằng « xã hội chủ nghĩa theo mô hình Trung Quốc », nôm na là một thủ đoạn « treo đầu dê bán thịt chó » mà chính bản thân ông và nhiều nhà trí thức Mác-xít Tây phương cũng bị gạt.
RFI tiếng Việt giới thiệu một số trích đoạn trong bài phỏng vấn do đồng nghiệp RFI ban Hoa ngữ thực hiện.
Bẫy lừa trí thức
RFI :Năm nay 76 tuổi, giáo sư Gérard Dumesnil hiện vẫn hoạt động trong phong trào ATTAC, một tổ chức vì hoạt động của xã hội công dân vận động đánh thuế chuyển ngân, có mặt tại 38 quốc gia. Thông thạo tiếng Quan thoại, chuyên gia chủ nghĩa Mác có một thời gian hợp tác với đại học Trung Quốc và được trọng vọng cộng tác với một số tạp chí chuyên đề kinh tế - chính trị và tiếp xúc với nhiều đồng nghiệp Trung Quốc. Vì sao thất vọng ? Ông chia sẻ kinh nghiệm.
Gérard Dumesnil : Bắt đầu từ thập niên 2000, cho đến 2010 thì lần đầu tôi được mời giảng dạy trong một tháng tại đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Sau đó, tôi được mời tham dự các cuộc hội thảo, trao đổi kiến thức…

Tháng dạy học ở Phúc Đán, với sinh viên bậc tiến sĩ triết học, diễn ra rất tốt đẹp. Tuy nhiên, các cuộc hội thảo mà tôi được tham dự, phải nói là rất thất vọng. Thứ nhất là vì tình hình chính trị hiện nay ở Trung Quốc. Thứ hai, theo nhãn quan chính trị của chế độ hiện nay đối với chủ nghĩa Mác, thì một nhà nghiên cứu Mác-xít như tôi là kẻ đáng ngờ, không đáng tin cậy. Do vậy, một thời gian sau, tôi ngưng cộng tác, không đi Trung Quốc nữa.
RFI :Trong một chương trình của đài phát thanh văn hóa France Culture, cùng với đồng nghiệp Pháp Dominique Levy, giáo sư Gérard Dumesnil có than phiền là bị phía Trung Quốc gài bẫy, đánh lừa. Đánh lừa như thế nào và với dụng ý gì ?
Gérard Dumesnil: Vâng, tôi bị họ lừa. Bởi vì lúc đầu tôi không thể nghĩ ra mưu mô của Trung Quốc. Bước thứ nhất, người của họ tiếp xúc với tôi một cách lịch sự, ca tụng các công trình nghiên cứu của tôi.
Để không làm mất thời giờ, tôi xin nêu hai trường hợp cụ thể là hai tạp chí Anh ngữ do những người Trung Quốc tự xưng là « Mác-xít » chủ biên dành cho giới độc giả trình độ hàn lâm, đại học. Hai tạp chí đó là World Review of Political Economy và Internatinal Critical Forum, cả hai đều bằng tiếng Anh. Họ mời tôi cộng tác viết bài nhất là chủ đề về « lợi ích rút ra từ những tác phẩm của Karl Marx » để tìm hiểu thế giới ngày nay. Đó cũng là chủ đề của số báo đầu tiên mà tôi viết một cách tận tâm.
Sau khi tạp chí được phát hành thì tôi thấy được đòn lừa của họ : Những bài đăng trong tạp chí, và các tác giả, được giới thiệu là « công cuộc tiếp nối tiến trình quá độ lên xã hội chủ nghĩa » theo mô hình Trung Quốc. Khẳng định như vậy là trái với ý tôi. Bản thân tôi, theo chủ nghĩa Mác, chưa bao giờ tôi tin rằng Trung Quốc đang xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chưa hết, sau đó họ giăng một chiếc bẫy khác. Khi được mời tham gia, đóng góp tham luận các cuộc hội thảo. Một lần tôi được giải thưởng, phần thưởng « hạng nhì ». Còn « giải nhất »được trao cho một ông giáo sư gì đó và được giới thiệu là « lý thuyết gia số một của chủ nghĩa xã hội theo mô hình Trung Quốc ».
Tôi hiểu ra là người ta lừa tôi tham gia một phong trào có chỉ đạo, có ngân sách dồi dào để tổ chức các cuộc hội thảo đó đây trên khắp thế giới, núp dưới danh nghĩa trao đổi về chủ nghĩa Mác. Nhiều đồng nghiệp của tôi ở châu Âu, châu Mỹ cũng đã tham gia một cách hứng khởi bởi vì họ nghĩ rằng chủ nghĩa Mác chưa hết thời. Có ngờ đâu, chúng tôi bị lừa phục vụ một chiến lược chính trị có tài trợ dồi dào, để biện minh, quảng cáo cho cái gọi là « Chủ nghĩa Mác theo mô hình Trung Quốc » mà tôi không tin. Do vậy, tôi nghĩ rằng tốt hơn là không nên chơi với Trung Quốc.
Nói xuôi, làm ngược
RFI:Vì sao chủ nghĩa xã hội mang nét đặc thù Trung Quốc mà Bắc Kinh quảng cáo lại không thể gọi là có liên quan đến chủ nghĩa Mác ? Đâu là điểm khác biệt cốt lõi giữa mô hình Trung Quốc và Mác-xít ?
Gérard Dumesnil : Bởi vì những lý thuyết của Đặng Tiểu Bình, theo đó, Trung Quốc sẽ phát triển các lực lượng sản xuất phối hợp với tư bản chủ nghĩa lúc khởi đầu. Sau đó, Trung Quốc sẽ đạt được vị trí của một quốc gia phát triển, như Mác dự báo, điều kiện tiến lên xã hội chủ nghĩa.
Tôi cho đây là thuyết trò hề của Đặng Tiểu Bình. Bởi vì Trung Quốc hiện nay đang hình thành, đúng hơn là có một thành phần đang tự chuyển biến thành một giai cấp thống trị « phức hợp » : sản xuất theo phương pháp tư bản nhưng do đảng quản trị. Chính những kẻ nắm đặc quyền là những kẻ làm giàu kinh khủng rõ rệt nhất. Do vậy, tôi không tin là đến một lúc nào đó, có thể đảo ngược tiến trình « đặc quyền tóm thu đặc lợi » để lợi nhuận được chia đều, xây dựng xã hội công bằng như Karl Marx chủ trương.
Chính sách hiện nay của chế độ Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng là nếu muốn thực hiện xã hội chủ nghĩa theo chủ trương Mác-xít thì phải có một cuộc cách mạng bạo lực dữ dội (lật đổ giai cấp thống trị).
Không có trường phái Mác-xít tại Trung Quốc
RFI : Đầu tháng 05/2018, chính quyền Trung Quốc tổ chức trọng thể 200 năm ngày sinh của ông tổ chủ nghĩa cộng sản. Trong dịp này, ông Tập Cận Bình khẳng định là Trung Quốc luôn « giương cao ngọn cờ chủ nghĩa Mác » mà « người giữ đền » là đảng Cộng Sản Trung Quốc. Thế mà, sau khi triệt hạ được các đối thủ tiềm tàng, « tư tưởng » của chủ tịch Trung Quốc được ghi vào cương lĩnh của đảng Cộng Sản và Hiến Pháp. Chưa hết, cố vấn của chủ tịch Tập Cận Bình là Vương Hỗ Ninh, cũng xuất thân từ đại học Phúc Đán, tuyên bố « tư tưởng Tập Cận Bình là chủ nghĩa Mác của thế kỷ 21 ».
Có đúng vậy hay không và vì sao Bắc Kinh chi thật nhiều tiền để nghiên cứu Mác-xít ?
Gérard Dumesnil : Đối với tôi, đó là tuyên bố lừa đảo. Thế nào là xã hội chủ nghĩa theo Karl Marx? Là xóa bỏ bất công, ít ra là xoa dịu được sức ép của giai cấp bóc lột. Trung Quốc của Tập Cận Bình không đi theo con đường này. Tập Cận Bình lặp đi lặp lại cái gọi là chủ nghĩa xã hội đặc thù Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản.
Tôi cũng không nghĩ là có một trường phái Mác-xít tại Trung Quốc với thực tâm cập nhật hóa, canh tân học thuyết của Karl Marx. Trái lại là đằng khác, chính quyền Trung Quốc chi ra những món tiền lớn để tuyên truyền, để lý giải cho đường lối chính trị hiện nay. Trong khi đó, tại Trung Quốc, không có một nỗ lực, một sáng kiến nào từ giới triết gia, kinh tế gia hay sử gia để canh tân tư tưởng của Mác. Những điều họ phát biểu trong các cuộc hội thảo nghe qua rất thảm hại. Thật là đáng tiếc cho Trung Quốc.
Nhân chứng sống : Sinh viên Trung Quốc
Những phân tích trên đây của chuyên gia « Mác-xít » Pháp về sự khác biệt giữa lời nói và hành động của chế độ Trung Quốc. Quan điểm của giáo sư Gérard Dumesnil phần nào được thực chứng : Bắc Kinh trấn áp mọi sáng kiến thực hành tư tưởng Mác vào đời sống.
Từ hai tháng nay, hơn 70 sinh viên Trung Quốc được đào tạo về chủ nghĩa Mác đã bị công an câu lưu, là những nhân chứng sống. Ngày 24/09, tại đại học Quảng Đông, 60 sinh viên bị bắt. Từ ngày 09 đến ngày 13/11, công an bắt thêm hơn một chục sinh viên mới tốt nghiệp cũng ở Quảng Đông và Vũ Hán. Cho đến nay, khoảng 30 người còn bị giam hoặc bị quản chế tại gia. Tội của những người trẻ này là lập hội thực hiện lý tưởng Mát-xít, giúp đỡ giai cấp công nhân tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi người lao động.
TÚ ANH -RFI

Kính thưa các kiểu nhà giáo kiểu này: "Rằng thì là: Bạn cũng lớn lên trong môi trương giáo dục ấy, vậy thì tại sao bạn lại phản đối nó? Đại loại là như vậy."


Nhân cái sự việc một số cô giáo " chửi" một nhà báo khi nhà báo này lên tiếng về các vấn nạn của ngành giáo dục.
Rằng thì là: Bạn cũng lớn lên trong môi trương giáo dục ấy, vậy thì tại sao bạn lại phản đối nó? Đại loại là như vậy.
Kính thưa các kiểu nhà giáo kiểu này:
Trước tiên tôi phải nói rằng: Suy nghĩ của bạn có vấn đề.
Bạn nói vậy nó lại nhiễm cái văn hóa khổng giáo, kiểu như trong gia đình cha mẹ có sai thì vẫn là cha mẹ của mình, không được phản đối.
Mình được học trong môi trường giáo dục ấy thì mình có biết nó xấu cũng không được phản đối.
Mình sống trong một xã hội ấy, mặc dù biết nó xấu cũng không được kêu ca.


Cái suy nghĩ ấy quá ấu trĩ, không chấp nhận được.
Bất kỳ một thứ gì đó muốn nó tốt lên thì phải phản đối cái xấu và ủng hộ cái đẹp.
Bạn sống trong một bãi rác thối um thì bạn phải dọn sạch nó đi để cùng nhau được hưởng không khí trong lành chứ không phải cùng nhau chịu, cùng nhau im lặng mới là tốt.
Cái ngành y của tôi đây nè, đầy rẫy những bất công, đầy rẫy những vấn đề không phù hợp với sự phát triển của một xã hội văn minh.
Vậy thì hãy cứ lên tiếng đi, hãy cứ moi các loại rác rến ra hết đi, từ đó chính tôi cũng có môi trường trong sạch để sống, chúng tôi sẽ không phải khám một ngày 250 con chim, riêng việc ngửi bướm viêm không thôi đã đần hết cả người rồi.
Nếu xã hội thay đổi thì chúng tôi sẽ được trả lương với đúng lượng chất xám mình bỏ ra, được hưởng đúng với sự cống hiến của mình suốt đêm ngày chứ không phải là đi mổ 8 tiếng nhận 160,000 để rồi lại muối mặt làm tiền từ bệnh nhân, những con người nghèo khổ và bệnh tật.
Nếu xã hội thay đổi thì chúng tôi chỉ phải khám 15 người/ 8 tiếng, bệnh nhân sẽ được tư vấn kỹ hơn, sẽ được lưu ý nhiều hơn, được chăm sóc tốt hơn, được tôn trọng hơn.
Xã hội là tổng hòa các mối quan hệ, bạn một ngày nào đó cũng sẽ là bệnh nhân, và chính chúng tôi một ngày nào đó cũng sẽ là bệnh nhân, vậy bạn muốn được BS khám và tư vấn cho 30 phút đến 1 tiếng hay là chỉ 2 phút, chỉ đủ cởi quần ra, mặc quần vào? Chỉ đủ thời gian để BS khám và cho thuốc còn thuốc uống chết hay sống cũng không được tư vấn.
Và chính cái ngành giáo của bạn cũng đủ lương mà ung dung sống, để không phải chạy tốc váy về nhà dạy thêm kiếm tiền, thời gian đó sẽ dành cho con, sẽ dành cho việc đọc sách để làm giàu kiến thức cho mình, được gần gũi với con hơn để theo từng bước phát triển của nó, để dạy cho nó những điều hay lẽ phải.
Vậy không sướng hơn hay sao?
Mình đàng hoàng thì học trò sẽ tôn trọng mình, như ngày xưa , cách nay 30 năm ấy, hình ảnh người thầy vô cùng đẹp và theo mãi trong tim tôi cho tới tận bây giờ.
Các bạn có suy nghĩ ấy thì nên xem lại, anh Nhạ của các bạn có uốn các bạn, có bóp nặn các bạn cỡ nào thì mong rằng với bộ não của cha mẹ tạo ra, hãy sống là chính mình.
P/S: Sao tôi lại chợt nhớ tới những người đòng hương của mình 

Fb bác sĩ Nhàn Lê

Get paid to share your links!