Friday, July 20, 2018

CƯỜI CHẢY CẢ NƯỚC MẮT : "THẦY LƯƠNG!


Tôi bắt đầu được học tiếng Anh từ khi vào lớp 10, và thầy Lương là thầy giáo dạy tiếng Anh đầu tiên của tôi. Thầy Lương tốt nghiệp sư phạm khoa tiếng Pháp, do có người quen trong ban giám hiệu nên thầy được nhận về trường tôi. Nhưng trường tôi khi đó không có môn tiếng Pháp, chỉ có Anh và Nga, mà Anh thì biên chế hết rồi, không chen vào được nữa, nên thầy đành học cấp tốc một khóa tiếng Nga rồi vào trường làm giáo viên dạy Nga. Thật may cho thầy Lương là vài năm sau, một bà giáo viên tiếng Anh của trường tôi bị đi tù, nên thừa ra một suất biên chế tiếng Anh, thế là thầy Lương lại học cấp tốc một khóa tiếng Anh để chuyển sang làm giáo viên Anh. Thành ra, thầy Lương nói tiếng Anh nghe rất giống tiếng Nga, còn nói tiếng Nga thì lại như là tiếng Pháp…
Có lẽ vì thế mà hôm đầu tiên học từ mới, thầy không đọc mà viết phiên âm lên bảng rồi chỉ từng từ, chúng tôi ngồi dưới ngoan ngoãn đọc theo: “Ai là tôi, tôi là ai, họ là dây, chúng ta là ớt, say là nói, nói là say, hiếp là giúp, giết là kêu, trẻ con là cứt…”. Tôi đọc theo rất hăng, nhưng trong lòng lại có đôi chút thất vọng, bởi trước đó, tôi vẫn nghĩ tiếng Anh nó phải văn minh, lịch sự lắm, ai ngờ lại toàn hiếp với giết, lại còn coi trẻ con như cứt”.
Thầy Lương cũng dạy cho chúng tôi một số phương pháp học từ mới rất hay. Chẳng hạn như từ Security: thầy phiên âm nó thành Sờ-cu-rờ-ti. Ai hay sờ cu rờ ti? Chính là mấy bác bảo vệ đứng canh ở chợ, khi nghi ngờ ai đó ăn cắp đồ, bác sẽ sờ cu rờ ti khắp người để kiểm tra. Bởi thế, Security nghĩa là “bảo vệ”. Với từ “ant” - tức là “kiến” - thì thầy dặn chúng tôi hãy liên tưởng tới tên một quận của Hải Phòng: quận Kiến Ant. Liquid thầy phiên âm thành Ly-cứt, và thầy bảo chúng tôi liên tưởng tới bạn Ly – lớp phó lao động của lớp tôi, Ly bị tiêu chảy kinh niên, cứt thường xuyên ở dạng lỏng, bởi vậy, Liquid nghĩa là “chất lỏng”. Với từ December – thầy phiên âm thành “Đi xem bơi” – thầy kể là làng thầy có hội thi bơi diễn ra vào đúng tháng mười hai, bởi vậy, “Đi xem bơi” là “tháng mười hai”...
Lần ấy tôi đi thi tin học, phần soạn thảo văn bản, hì hục làm cả tiếng đồng hồ, lúc gần xong thì cái máy tính nó hiện lên cái câu hỏi tiếng Anh gì đó tôi không dịch được, chỉ biết là nó bắt tôi chọn giữa “Yes” và “No”. Tôi đang băn khoăn không biết phải chọn cái gì thì may quá, nhìn ra cửa sổ, tôi thấy thầy Lương đang đi về phía nhà vệ sinh. Tôi liền gọi giật thầy lại và nhờ thầy giúp xem là tôi nên chọn click vào đâu. Thầy bảo: “No, No”, rồi ôm bụng chạy thẳng vào nhà vệ sinh. Tôi nghe lời thầy, chọn “No”: thế là xong, toàn bộ bài của tôi mất sạch. Hoá ra, câu đó là máy tính nó hỏi tôi có muốn lưu lại nội dung tôi vừa làm hay không. Bị trượt môn tin, tôi bực quá, trách thầy, thì thầy bảo là lúc đó thầy đang đau bụng buồn ỉa, thầy bảo “No, No” tức là thầy đang vội, không giúp được đâu, chứ có phải là thầy nhắc đâu.
Rồi cả cái lần lớp tôi có đoàn cán bộ trên phòng giáo dục về dự giờ. Thầy Lương đặt một câu hỏi tiếng Anh đại ý là sau này lớn lên bạn mơ ước làm nghề gì. Câu này với tôi quá dễ, vì từ lâu, tôi đã rất ngưỡng mộ chú Tuấn - người giàu nhất làng tôi. Tất cả các quán ghi lô đề ở làng tôi đều là chi nhánh tay chân của chú Tuấn. Đánh bao nhiêu điểm, thậm chí cắm cả nhà, cả xe để đánh thì chú Tuấn cũng sẵn sàng ôm hết. Nói chung, chú Tuấn là một chủ đề rất có uy và được dân chơi trong và ngoài làng kính nể, nên không chỉ tôi mà rất nhiều đứa trẻ trong làng tôi đều ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành một chủ đề giống như chú.
Tôi giơ tay xung phong rồi đứng lên dõng dạc trả lời: “I want to be a topic”. Trả lời xong thì tôi thấy thầy Lương cũng như mấy cán bộ của phòng giáo dục mặt cứ nghệt ra như ngỗng đực, chắc là không hiểu gì. Tôi lại phải giải thích cặn kẽ rằng “topic” là chủ đề - một nghề nhàn hạ, nhanh giàu, và rất được nể trọng. Thầy Lương cùng các cán bộ nghe xong thì vỗ tay rào rào, khen tôi đặt câu hay quá. Tôi được cho điểm 10, còn lớp tôi tiết ấy được cho giờ Tốt.
Hồi ấy tôi cũng biết là muốn nói tiếng Anh tốt thì phải chịu khó thực hành với Tây, nhưng quê tôi thóc lúa, lợn gà nhiều, chứ Tây thì bới đâu ra? Ấy thế mà hôm ấy, khi lớp tôi đang lao động dọn cỏ trước cổng trường thì tự nhiên có hai thằng Tây lạc đường tiến lại gần hỏi thăm gì đó. Nhìn thấy Tây, mắt tôi sáng lên như một thằng cuồng dâm bị nhốt trong cũi sắt lâu năm vừa được thả ra và thả đúng vào căn phòng có Ngọc Trinh đang tắm. Tôi lao đến đứng trước mặt hai thằng Tây, rồi phọt ra một tràng tiếng Anh với giọng đầy tự tin. Tôi nói xong, hai thằng Tây nhìn nhau lắc đầu hoang mang. Cũng may, lúc ấy thầy Lương xuất hiện, thầy bắt tay hai thằng Tây, rồi nói câu gì đó rất dài. Đúng là thầy nói có khác, hai thằng Tây không còn hoang mang nữa mà chúng nhăn mặt, cau mày lại, xong lắc đầu vẻ ngán ngẩm rồi bỏ đi. Trước khi đi, chúng còn lẩm bẩm câu gì đó tôi không hiểu, vì chỉ nghe được hai từ là “shit” với “fucking” gì đó…
Tôi hỏi thầy là sao mình nói mà bọn Tây nó không hiểu vậy, thì thầy ân cần giảng giải: “Tiếng Anh nó cũng giống tiếng Việt mình vậy: Tiếng Việt có giọng Bắc, giọng Nam, giọng Nghệ An, Quảng Bình, giọng của đồng bào dân tộc Khơ Me miền núi. Cùng là người Việt nhưng em nghe mấy bà con Khơ Me nói em có hiểu gì không? Thì mấy thằng Tây ấy cũng vậy: chúng nó nói tiếng Tây, nhưng là Tây thuộc dân tộc thiểu số miền núi, còn chúng ta nói tiếng Tây phổ thông, chúng nó không hiểu là đúng”.
Năm ấy thi tốt nghiệp, trường tôi có 114 bạn bị trượt – trong đó có tôi, và lý do trượt hầu hết là bị điểm liệt môn tiếng Anh của thầy Lương. Thầy Lương buồn lắm, ôm chúng tôi, bảo: “Thầy có một ước mơ cháy bỏng đó là có thể sửa điểm tốt nghiệp để cho 114 em đỗ sạch”. Sau năm ấy, thầy bị cho nghỉ việc. Từ đó, chúng tôi không biết thầy đi đâu, và cũng không nhận được tin tức gì về thầy nữa…
Cho đến hôm nay, khi đọc báo nghe tin có ông Lương nào đó đã sửa điểm tốt nghiệp cho 114 học sinh thì chúng tôi mới giật mình sững sờ. Thầy ơi, liệu có phải đó là thầy không? Thầy đã luồn lách và leo lên được chức vụ cao như vậy sao? Chúng em rất tự hào và xin chúc mừng vì thầy đã thực hiện được mơ ước cháy bỏng năm nào!"
tác giả: Võ Tòng Đánh Mèo.

Thursday, July 19, 2018

CHÚC MỪNG BẦY ĐÀN GIÁO DỤC



Vừa thi xong, anh í tự hào lên mặt báo khoe công, rằng kỳ thi diễn ra khá êm đẹp, rằng các thí sinh thi với tinh thần thoải mái; rằng đề thi hay được dư luận đánh giá cao, bởi vì phân loại được trình độ học sinh để các trường đại học tuyển đúng nhân tài.
Đúng là êm như ru, nếu không có vụ Hà Giang, Sơn La, Lạng Sơn làm dậy sóng hơn tin bão đang đi vào đất liền. Đúng là học sinh thi với tinh thần thoải con gà mái vì chỉ cần hoặc nhắm mắt đánh bừa hoặc ho mấy cái hoặc dùng bút xoay tròn xoay trúng đâu thì đánh vào đó mà không cần suy nghĩ. Đúng là đề thi phân loại được trình độ cao thấp vì có các ông phó phòng khảo thí ở các sở dục nâng điểm từ dưới đít lên tận trên đầu thiên hạ để tạo chênh lệch lớn cho các ngành chuyên đào tạo loại nhân tài sâu gặm tiền dễ tuyển sinh.
Cách đây 1 năm, Trường Đại học Quy Nhơn có một học sinh đạt điểm thủ khoa đầu vào, được nhà trường khen thưởng, được cấp học bỗng khuyến khích tài năng làm cho nhiều sinh viên thèm thuồng. Kết quả là sau một năm học, sinh viên này không vượt qua được kì thi học phần và buộc phải bỏ học. Đẹp mặt chưa?
Bớ anh í ơi. Tôi chúc mừng anh thì ít mà chúc mừng cho cái dư luận thổi bong bóng dưới đít anh nhiều hơn. Dư luận ấy chính là đám giáo viên khen lấy khen để mấy cái đề thi có chất lượng như đánh số đề, như chơi game, nó thổi anh lên đến tận tầng mây. Ngày nào anh còn tin vào loại dư luận này, đít anh còn bị chúng thổi phồng, đến mức chính anh cũng chỉ nhận ra rắm của anh thơm như bọn nịnh hót khen đấy ạ!


Chúc anh bay như diều để dắt bầy đàn của anh vào miền cực lạc!

Chu Mộng Long


Source: A Vietnamese man who has a teeth cancer comes to a pagoda for praying. by Smallworld

Nếu cần phải trả lời câu hỏi triết lý giáo dục hiện nay của Việt Nam là gì? Thì Nhồi Sọ-Tẩy Não chính là triết lý của họ.


Ba mình là lính Việt Nam Cộng Hoà, sau 75 hai anh trai thi đậu đại học nhưng không được chứng lý lịch để nhập học, thành ra cả hai ông đành phải vào cao đẳng. Tiếp theo sau là bà chị gái, thế là bả bỏ học để đi buôn. Tới thời mình dù lúc đó đã cởi mở hơn nhưng lý lịch ba mình nó ghi là “nợ máu” thành ra ba nói thôi con xung phong đi nghĩa vụ để trả món nợ đi đã rồi hẵn tính.
Nói ra để thấy rằng chuyện giáo dục ở Việt Nam cái thời Cộng Sản, ngay từ những ngày đầu tiên cầm quyền họ đã có những chính sách rất cực đoan để đào thải những người khác chính kiến dù người ấy tài giỏi tới mức nào. 
Có thể họ ảo tưởng rằng với thứ sức mạnh vay mượn từ quốc tế Cộng Sản thì không chuyện gì họ không thể làm được, và việc đào tạo người tài cũng không nằm ngoài suy nghĩ ấy. 
Đáng tiếc là suy nghĩ đó hoàn toàn không thấu đáo. Giáo dục khác với việc đánh nhau, và hoàn toàn đối lập với chuyện đi ăn cướp. Con người ta có thể vì bần cùng mà trở nên hung hãn, liều lĩnh khi giành giựt miếng ăn. Nhưng một người không có tư chất thì không thể trở thành kỹ sư, bác sĩ được.

Tất cả những nền giáo dục tiên tiến người ta đều có một triết lý giáo dục rõ ràng,
Nó chính là mục tiêu đào tạo. Việc giáo dục không có triết lý cũng giống như việc một người đi trên đường mà chẳng biết sẽ về đâu. Người ta cứ cắm đầu đi, lúc gặp đường quang, lúc đâm vào bụi rậm cuối cùng chính họ cũng không biết được là họ đi đâu và để làm gì.

Ngày xưa thời Việt Nam Cộng Hoà triết lý giáo dục là: Nhân Bản-Dân Tộc-Khai Phóng. 
Tiêu chí đầu tiên giáo dục con người phải nhân bản trước đã. Có nhân bản là có yêu thương, có biết yêu thương thì mới tạo nên một quần thể xã hội tử tế. 
Kế đó là dân tộc. Một đất nước muốn phồn vinh thì mỗi cá nhân phải có lòng tự tôn đối với dân tộc của mình. Có tự tôn người ta mới cố gắng phát huy khả năng để kiến tạo cuộc đời mình góp vào sự phát triển chung của dân tộc. Có tự tôn người ta mới không làm những chuyện xấu xa ảnh hưởng đến danh tiếng của dân tộc mình. Có tự tôn người ta mới biết yêu quê hương, đất nước. 
Sau cùng là Khai Phóng. Nhiệm vụ của giáo dục là nâng đỡ để người học có thể khai phóng bản thân. Khám phá thế mạnh của mình và phát huy năng lực theo đúng sở trường vốn có. 
Đó là cách giáo dục mà nhân loại vẫn làm.

Tuy nhiên nếu giáo dục con người ta như vậy thì không bao giờ người ta cam chịu bị cai trị bởi một chế độ độc tài. Thế nên Cộng Sản lấy chính sách nhồi sọ, tẩy não để đào tạo ra những thế hệ chỉ biết trở thành công cụ phục vụ cho chế độ. 
Nếu cần phải trả lời câu hỏi triết lý giáo dục hiện nay của Việt Nam là gì? Thì Nhồi Sọ-Tẩy Não chính là triết lý của họ.

Giờ đây, chính sách ngu dân đã phát huy tác dụng. Thế nên người ta không cần tránh né việc nâng đỡ người trong bộ máy cai trị nữa. Họ ngang nhiên công khai tuyên bố rằng: Con cháu lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc cho dân tộc. 
Cho nên chuyện nâng điểm vừa rồi tại Hà Giang (tui đồ rằng không chỉ riêng Hà Giang) thực ra không có gì là mới, có chăng giờ đây người ta thoải mái hơn, công khai hơn, và khinh dân hơn trong việc nâng đỡ này mà thôi.
Trương Quang Thi

Get paid to share your links!