Friday, February 2, 2018
1.400 tỷ đồng xây nghĩa trang quốc gia dành cho cán bộ cao cấp
Nghĩa trang Yên Trung rộng 120 ha, có chức năng tương tự nghĩa trang Mai Dịch, sẽ được đặt ở ngoại thành Hà Nội.
Sáng 1/2, UBND TP Hà Nội phối hợp với Bộ Xây dựng tổ chức lễ công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Theo Quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, nghĩa trang Yên Trung sẽ phục vụ nhu cầu an táng cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước; các anh hùng, danh nhân của đất nước.
Nghĩa trang Yên Trung nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội 40 km về phía tây. Phía bắc và phía tây giáp Vườn quốc gia Ba Vì; phía đông giáp đồi núi và đường cao tốc Hoà Lạc - Hoà Bình; phía nam giáp đồi núi và khu dân cư.
Tổng diện tích nghĩa trang là 120 ha, gồm khu an táng 72 ha và khu đệm cây xanh cảnh quan trên 47 ha. Nghĩa trang Yên Trung sẽ có 2.200 - 2.500 ngôi mộ; mỗi ngôi có khuôn viên 25 - 35m2. Khu vực cảnh quan có sức chứa 5.000 người.
Thời gian thực hiện dự án khoảng 36 tháng, trong đó, giai đoạn một xây dựng đường kết nối, khu dịch vụ, nghỉ lễ, khu tưởng niệm và an táng. Các khu còn lại sẽ được đầu tư khi có nhu cầu.
Nguồn vốn dự kiến hơn 1.400 tỷ đồng sẽ lấy từ ngân sách nhà nước. Dự án cũng xác định khu tái định cư rộng 9,38 ha, đáp ứng chỗ ở cho 105 hộ thuộc diện di dời.
Phối cảnh nghĩa trang Yên Trung, huyện Thạch Thất, TP Hà Nội. Ảnh: Võ Hải.
"Với trách nhiệm và tình cảm của mình, UBND TP Hà Nội sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng để nhanh chóng hoàn thành dự án này. UBND TP cam kết sẽ phát huy tốt nhất các nguồn lực để triển khai thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng, tiến độ", Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Hà Nội đã có nghĩa trang Mai Dịch (quận Cầu Giấy) là nơi an táng các lãnh đạo cấp cao. Được khai thác từ năm 1982 đến nay, nghĩa trang 5,9 ha này đã hết diện tích sử dụng.
Theo Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn 2050, nghĩa trang Mai Dịch sẽ được nâng cấp thành công viên nghĩa trang với quy mô 5,5 ha lên 5,8 ha. Nhà tang lễ Quốc gia mới được xây dựng tại huyện Hoài Đức sẽ phục vụ cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, người có công với cách mạng. Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (quận Hai Bà Trưng) nơi đang phục vụ nhu cầu của cán bộ cao cấp Đảng, Nhà nước và quân đội, sẽ được sửa chữa.
Theo Võ Hải/VnExpress.ne
Đắng như cái lịch sử của dân tộc này.
Sáng nay mấy anh em hội vật liệu xây dựng ngồi bàn chuyện Cộng Sản ăn mừng vụ thảm sát Mậu Thân. Một ông trung niên nói:
Lẽ ra nên làm nhẹ nhàng, tập trung vào chiều sâu. Đưa quà, thăm hỏi những người từng hy sinh năm đó. Truy phong những đối tượng thuộc biệt động thành vì nhóm đó xưa giờ hầu hết đều không được nhận chính sách vì cơ chế hoạt động bí mật.
Ông khác nói:
Nếu làm vậy khác nào thừa nhận năm Mậu Thân thua trắng mắt. Vả lại giờ tuyên dương biệt động thành vô tình xiểng dương cho khủng bố hả mầy. Bậy hết sức.
Ông già nhất đám ngồi rung đùi: Con tao đi hết mẹ nó rồi, cho nên cũng yên tâm. Nếu giờ này tụi nó còn lu bu ở đây mới mệt.
Cả đám há hốc mồm: Con ông đi thì liên quan gì tới vụ này ông nội, không lẽ lãng tai tới mức ấy rồi?
Ổng ôn tồn:
Tụi bay hông để ý thôi. Tới mức phải làm rầm rộ cái sự kiện bi thương của cả dân tộc để khơi gợi lại niềm tin nhằm an dân thì bản chất đã mục rỗng lắm rồi. Người ta chỉ ăn mày quá khứ khi hiện tại và tương lai không còn gì bấu víu nữa. Để rồi coi, đéo còn mấy nữa đâu.
Khi bần cùng thì người ta sẽ xông vào bất cứ đâu, ưu tiên các dinh thự nhà giàu, những nơi người ta nghĩ sẽ có gì đó để mà nhặt nhạnh. Bi kịch rồi sẽ phải đến thôi, không cách nào khác được.
Mình ngồi nghe mà miệng khô khốc, bưng ly cafe lên nhấp, nó đắng ngắt. Đắng như cái lịch sử của dân tộc này.
Trương Quang Thi
Subscribe to:
Posts (Atom)