Sunday, July 23, 2017

NHỮNG BƯỚC ĐI THỜI CUỘC

Trong quan hệ láng giềng chúng ta phải kéo Campuchia về phía chúng ta lúc này là điều cần phải làm. Trong lịch sử trước đây chúng ta cũng đã từng có những xung đột với nước này từ thời Nguyễn Ánh để mở rộng bờ cõi. Và sau đó là chúng ta lại chiến tranh với chế độ độc tài Polpot do đảng cộng sản nước này lãnh đạo mà đã diệt chủng tới gần 3 triệu người dân của chính quốc gia ấy mà hơn hết chế độ diệt chủng này lại do chính đảng cộng sản Trung Quốc thiết lập nên và giật dây, điều hành chúng để thực hiện những tội ác man rợ nhất của loài người, còn hơn cả chiến dịch cướp mổ nội tạng của Bắc Kinh với hơn 2 triệu học viên Pháp Luân Công và tội ác này đang được phanh phuo bởi quốc tế cũng như các nhân vật quốc nội của Trung Hoa.

Nay Trung Quốc đang muốn tìm đồng minh trong vấn đề xung đột quốc gia. Và Campuchia luôn là đất nước mà Bắc Kinh ưa thích nhằm tạo lập nên những mưu đồ chính trị nhằm tới một quốc gia thứ ba khác.

Và trong một thế cờ khó, trước sức ép về kinh tế đối với các quốc gia phương Tây, đặc biệt là Mỹ, cùng một số quốc gia ở Châu Á không ưa Trung Quốc như Nhật Bản, Ấn Độ,...thì chắc chắn việc tranh thủ những mối quan hệ láng giềng là điều cần và buộc phải làm đối với chính quyền điều hành.

Nếu chúng ta không thể tạo dựng hình ảnh quốc gia, uy tín chính quyền và sức mạnh trong việc liên kết, thì chúng ta sẽ bị cô lập. Và ngược lại, Trung Quốc thì mặc dù hung hăng trong việc bành trướng lãnh thổ và tầm ảnh hưởng quốc gia nhưng cũng lại xây dựng mối bang giao với nhiều quốc gia, mặc dù không lớn, bằng các gói lợi ích kinh tế khá hữu dụng - điểm qua như Philippines, Campuchia, Malaysia, Triều Tiên,...

Vậy họ đang chơi cờ và di chuyển quân, chẳng lẽ chúng ta lại đứng im và chỉ biết quan sát rồi để đó, đặc biệt chúng ta đang đứng giữa khá nhiều sự giằng co và thế bị đuổi bắt trong cuộc chơi đa phức này.
Lê Luân 

Wednesday, July 19, 2017

ANH BẢY LIÊM

Anh Bảy Liêm năm nay đã 62 cái xuân xanh, hơn nửa đời cống hiến cho Đảng, về hưu, bệnh cũng nhiều, nghe bảo hẹp động mạch vành gì đó, nên không uống rượu nhiều được. Anh chửi trong lúc hoàn toàn tỉnh táo. 

Anh từng kinh qua nhiều cuộc chiến, giữ nhiều chức vụ lớn như là Cục trưởng Cục Chính trị, Quân khu 9. Năm 2007, anh được phong hàm thiếu tướng, giữ chức vụ Phó chính ủy Quân khu 9. Quân khu 9 gồm 13 tỉnh, thành phố là: Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang và Kiên Giang. Nghĩa là anh cũng to lắm, to như cái bánh tráng chứ chẳng chơi. Năm 2011, anh được bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, phong hàm trung tướng.

Nhiều người ngạc nhiên, sao anh lại đòi "cách chức giám đốc CA tỉnh" được. Thực ra, quân đội khi cần thì cách chức cả ... thủ tướng còn được, như Thái Lan ấy, nên chắc anh Bảy Liêm nghĩ thế thật. 

Ở phía đối lập, anh csgt trẻ tuổi nhưng rất cứng, đi làm nhiệm vụ có máy quay công nghệ công nghiệp 4.0 đồ chuẩn bị sẵn, về nhà chắc được sếp bật đèn xanh nên tung lên mạng ngay. Quân đội và công an chiến nhau thì ấy là chuyện từ lâu chứ không phải bây giờ mới có. 

Anh Bảy Liêm về cơ bản thuộc dạng về hưu, nghĩa là chả nước non mẹ gì nữa cả, nên cũng chẳng sợ chết đứng mấy, có lẽ vì thế nên cứ thoải mái mà chơi tới bến với thằng oắt con có mắt như mù không thấy thái sơn bắc đẩu trong xe. 

Trong phong trào thách đấu đang lên như hiện nay, tôi mà như anh Bảy Liêm, tôi khỏi giơ thẻ ngành ra làm gì, tôi thách đấu võ luôn, như anh gì phờ lo rét ấy, thắng làm vua thua làm giặc, chả việc gì phải đấu võ mồm nhạt miệng. Hoặc như đại thi hào Nga Puskin, thách đấu súng luôn cho máu, đằng nào quân đội súng cũng to hơn công an.

Hỡi ôi: 
Chiến trường hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ cảnh sát cầm radar
Bùi An

Tuesday, July 18, 2017

TIN TỪ ĐỒNG TÂM: DÂN BỊ NGĂN ĐẾN GẶP THANH TRA HÀ NỘI


[Trong khi trước đó Chủ tịch Hà Nội nói chính quyền sẵn sàng đối thoại]

Đã 11 ngày trôi qua kể từ hôm UBND Hà Nội công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm nhưng dân làng, dù đã đề nghị nhiều lần, vẫn chưa được nhận toàn văn dự thảo để có thể tranh luận với Thanh tra Hà Nội về những điểm còn khúc mắc, theo quy định hiện hành [1]. 

Bởi vậy, chiều nay bà con thuê xe, tính ra trụ sở Thanh tra Hà Nội (62 Trần Quốc Toản) để hỏi xin bản dự thảo. Nhưng xe thuê vừa đến nơi thì công an huyện Mỹ Đức đã có mặt, dọa nạt sẽ bắt luôn cả tài xế nếu dám chở dân làng vào thành phố. Do đó bà con đã không thể thực hiện được chuyến đi của mình, đồng nghĩa với việc không có bản dự thảo để tranh luận, trong khi hạn ra kết luận chính thức chỉ còn 3 ngày nữa (21.07) [2]. 

Thật là khó hiểu cho hành xử kể trên của chính quyền Hà Nội, vì:

(1) Đã tổ chức rình rang một buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra (07.07), thì có khó gì đâu mà không cung cấp toàn văn dự thảo này cho dân làng để họ có thể tranh luận? Nếu muốn bưng bít thì sao còn tổ chức buổi đó làm gì? Hay chỉ cố tỏ vẻ là khách quan, minh bạch trước dư luận, trong khi kỳ thực lại ngược lại?

(2) Trong buổi công bố bản dự thảo, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung có nói "sẵn sàng đối thoại nếu còn khúc mắc" [3], nhưng thực tế người dân tổ chức đoàn lên xin toàn văn dự thảo để có cơ sở tranh luận thì lại bị ngăn cản. Không có văn bản thì đối thoại thế nào được? 

---
[1] Điều 30, Nghị định 86/2011: http://www.moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=26954

[2] Cuộc thanh tra đất đai Đồng Tâm kết thúc ngày 21.06. Theo quy định, UBND Hà Nội có 30 ngày sau đó để ra kết luận thanh tra chính thức. 

[3] http://www.tienphong.vn/xa-hoi/toan-bo-khu-san-bay-mieu-mon-la-dat-quoc-phong-1165402.tpo

Ảnh: Ông Chung tuyên bố sẵn sàng đối thoại về các khúc mắc trong buổi công bố dự thảo kết luận thanh tra đất đai Đồng Tâm (Nguồn: Báo Kiến Thức)
Nguyen Anh Tuan

Get paid to share your links!