Thursday, October 13, 2016

Nhìn đâu cũng thấy thảm hoạ...

Nhìn đâu cũng thấy thảm hoạ ,,,,,,,Việt Nam chưa giám sát 3 nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc vì thiếu tiền
October 11, 2016

QUẢNG NINH (NV) – Cả ba nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc nằm sát nách Việt Nam đều đã hoạt động, việc xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ dù cấp bách nhưng Việt Nam chưa làm vì phải có hàng ngàn tỉ đồng.
Năm 2010, Trung Quốc loan báo kế hoạch xây dựng ba nhà máy điện nguyên tử sát nách Việt Nam: Một ở Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, cách thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chỉ 50 cây số. Một ở Xương Giang, trên đảo Hải Nam, cách đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam chỉ chừng 100 cây số và một ở Trường Giang, tỉnh Quảng Ðông, cách thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khoảng 200 cây số.
Theo thiết kế, mỗi nhà máy vừa kể có sáu tổ hợp phát điện. Nay 2/6 tổ hợp của mỗi nhà máy vừa kể đã được vận hành. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, đến 2020, trên đất Trung Quốc sẽ có 18 tổ hợp sử dụng năng lượng nguyên tử để phát điện, chỉ cách khu vực Ðông Bắc của Việt Nam từ 50 cây số đến 200 cây số.
Hồi 2010, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc từng công bố một số thông tin về ba nhà máy điện nguyên tử vừa kể. Theo đó, cả ba đều do các tập đoàn năng lượng nguyên tử của Trung Quốc thiết kế theo công nghệ ngoại quốc nhưng 80% vật liệu, thiết bị là do Trung Quốc sản xuất. Ðó là một trong những lý do làm nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ lãnh đủ hậu quả của một hay nhiều thảm họa nguyên tử.
Một lý do khác khiến người ta lo ngại là sẽ xảy ra tình trạng Trung Quốc sẽ che giấu thảm họa nguyên tử như Liên Xô từng che giấu thảm họa nguyên tử xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Cộng Hòa Belarus năm 1986). Nhân loại chỉ biết đến thảm họa Chernobyl khi Thụy Ðiển – cách Belarus hàng ngàn cây số – phát giác bụi phóng xạ trong các đám mây phóng xạ và các chuyên gia bắt đầu điều tra nguyên nhân.
Sau thảm họa Chernobyl, nhiều quốc gia bắt đầu xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ để có thể phát giác và ứng phó kịp thời với các thảm họa nguyên tử.
Mới đây, khi trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hào Quang, viện phó Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam, cho biết, theo khuyến cáo của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) thì cần có sự phân vùng đối với các nhà máy điện nguyên tử có công suất lớn hơn 1,000 và lập sẵn kế hoạch ứng phó phù hợp.
Ví dụ trong vùng bảo vệ khẩn cấp (cách nhà máy điện nguyên tử từ ba đến năm cây số) thì không được có khu dân cư nào. Trong vùng phải lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (cách nhà máy điện nguyên tử từ 15 đến 30 cây số) thì có thể có dân cư nhưng phải có sẵn giải pháp ứng phó nhằm ngăn ngừa dân chúng bị nhiễm xạ khi nhà máy điện nguyên tử có trục trặc kỹ thuật. Còn ở cách nhà máy điện nguyên tử từ năm đến 100 cây số thì phải có kế hoạch ứng phó mở rộng. Khu vực cách nhà máy điện nguyên tử từ 100 đến 300 cây số phải có kế hoạch ngăn ngừa nhiễm xạ cho thực phẩm và hàng hóa.
Nói cách khác không chỉ Quảng Ninh mà hiện có rất nhiều tỉnh ở miền Bắc Việt Nam nằm trong phạm vi tác động nếu ba nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc ở Quảng Tây, đảo Hải Nam, Quảng Ðông gặp trục trặc kỹ thuật, nguồn phóng xạ bị rò rỉ, song theo tiết lộ của ông Quang, việc xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ dù đã được đề cập nhiều lần nhưng chưa biết lúc nào sẽ thực hiện bởi chi phí lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Chưa kể, việc xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ trở thành cấp bách còn vì ngoài Trung Quốc, trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Một số lân bang như Cambodia, Indonesia, Thái Lan,… cũng đã loan báo dự định xây dựng các nhà máy điện nguyên tử.
Tuy trấn an rằng Việt Nam đã tham gia Công ước về Thông báo sớm tai nạn hạt nhân và có thể sẽ được mạng lưới theo dõi phóng xạ quốc tế hỗ trợ thông tin nhưng ông Vương Hữu Tấn, cục trưởng Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân, đồng ý là Việt Nam cần sớm ký một thỏa thuận về an toàn hạt nhân với Trung Quốc để có thể có nhiều thông tin hơn, đặc biệt là thông tin về thảm họa nguyên tử. (G.Ð)

Ngoc Ngoc

Tâm thư gửi tất cả mọi người là bạn bè, đồng nghiệp của chị tôi và cộng đồng facebook !

Chị Hoàng Thị Hải Yến
Với mong muốn những lời "từ trong gan ruột" của mình được gửi đến người mang trên vai trọng trách quản lý ngành y.

Gia đình tôi thật đau xót trước sự ra đi của chị Hoàng Thị Hải Yến sinh ngày 17/2/1993 (ở huyện Tân Yên, Bắc Giang). Chị là một người con ngoan ngoãn trong gia đình, một con người với tuổi 24 còn bao ước mơ hoài bão trong tương lai vậy mà giờ đã dang dở, chị tốt nghiệp với 2 tấm bằng Cử nhân tại một trường Học viện danh tiếng ở Hà Nội và cống hiến hết mình trong quá trình học tập để được vào Đảng hơn thế một năm nữa chị sẽ hoàn thành tấm bằng Thạc sỹ.
Chị đã cống hiến tuổi xuân của mình để làm rạng danh gia tộc. Chị thật nghị lực biết bao, ý chí phấn đấu cao như nào, chị thật kiên cường. Chị ra đi để lại bao nhiêu đau xót cho người thân,gia đình , bạn bè, làng xóm, đồng nghiệp của chị
Sáng ngày 21/8/2016, chị bị lên cơn khó thở vì căn bệnh hen suyễn “ như những lần khác” mỗi khi thời tiết thay đổi căn bệnh tiền sử lại trở nên nặng hơn. Trước sự chứng kiến đó gia đình đã nhanh chóng đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang để cấp cứu.
Khi gia đình chúng tôi đưa chị tới Bệnh viện Đa khoa huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang,chị vẫn còn tỉnh táo nhưng do khó thở và sức khỏe yếu ớt cố nói với đội ngũ bác sĩ cấp cứu rằng: “ Cho em thở khí dung” bởi vì gia đình và chị đã biết bệnh tình từ trước tới giờ khi nặng chị đã từng cấp cứu tại Bệnh viện ở Hà Nội chỉ cần thở bằng “khí dung” tầm 15 phút là chị khỏe lại.
Vậy mà bác sĩ cấp cứu tại đây còn trần trừ quát tháo với gia đình: “ Xuống bệnh viện phải tuân thủ theo quy định của bệnh viện” sau đó bác sĩ và đội ngũ y tế mới cho thở bình oxy tiêm thuốc ( tên thuốc tiêm không rõ). Khi tiêm thuốc xong chị đã phản ứng với thuốc nên không chịu nổi và khó thở bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong quá trình đang cấp cứu bác sĩ gọi người nhà vào làm hồ sơ bệnh án và sai đi mua thuốc ở ngoài mặc dù trời đang mưa bão và biết là ngày chủ nhật các cửa hàng thuốc đều đóng cửa không bán?.
Tại sao lại SAI người nhà đi mua thuốc trong lúc bệnh nhân cấp cứu?
Hoạ chăng trong bệnh viện không có thuốc? Hết thuốc? Và ko có nhân viên Y Tá đi mua thuốc

Trong khi gia đình chạy đi tìm mua thuốc ở ngoài thì bệnh tình của chị càng trở nên nghiêm trọng, lúc đó đội ngũ bác sỹ mới cuống cuồng mang bình “ dung khí” để cho chị thở thì đã quá muộn rồi. Chị không chịu nổi nữa ruồng rẫy trong đau đớn và ngất xỉu đi mặt tím tái sùi bọt miệng ra, đội ngũ bác sỹ lại cuống cuồng hỏi nhau tiêm các loại thuốc nào vào người cháu để cứu chữa. Lúc này người chị mặt mũi đã tím tái hết ( gần như đã chết lâm sàng) thì đội ngũ bác sỹ hô toán gọi xe cấp cứu để đưa chị lên tuyến Bệnh viện tỉnh để cấp cứu, khi cho chị lên xe để đi thì có 2 bác sỹ hỗ trợ nhưng cháu đã mất ngay khi ở bệnh viện rồi. Điều này chứng tỏ bệnh viện Huyện muốn đùn đẩy trách nhiệm?. Đạo đức chuyên môn nghề nghiệp? Tâm y đức “ lương y như từ mẫu ở đâu”?....
Thật đau xót chị đã ra đi mãi mãi ngay sau đó mà chưa kịp nói với tôi lời nào. Tôi đã mất đi 1 người chị-một người bạn từ thuở ấu thơ-một người đã từng hứa sẽ nuôi tôi học-lời hứa ấy chỉ cách trước khi chị đi chưa đến một ngày
Giọng chị vẫn văng vẳng bên tai tôi.Ngay cả cái tuổi 19 này mà tôi ko được chị chúc mừng sinh nhật.Tôi mất đi chị, mãi mãi mất chị chỉ vì sự sai lầm "Quá Lố" của đội ngũ cán bộ Y tế bệnh viện.
Sự ra đi oan ức của chị tôi đã trở thành 1 bài học cho những gia đình khác khi đưa người thân đi cấp cứu !
Giờ đây người nhà bệnh nhân đưa người thân của mình đi cấp cứu mà cả người nhà và bệnh nhân còn sợ BÁC SĨ hơn là sợ chính CĂN BỆNH nguy hiểm của mình.
Họ chẳng còn tin vào bác sĩ nữa, bác sĩ có thể cướp đi mạng sống của họ bất cứ lúc nào.

Là thế, cái chết của chị cũng oan ức như vậy đấy ! Bao nhiêu lời hứa hẹn giữa 2 chị em giờ ko thể thực hiện nữa rồi chỉ vì sự tắc trách của BS.P.T.M đã cướp đi mạng sống của chị tôi, đã cướp đi cái quyền lớn nhất của chị tôi là QUYỀN SỐNG CÒN.
Chuyện này tôi xin chia sẻ lên cộng đồg fb biết đc . Mong mọi người hãy giúp tôi giải oan cho chị!,,,,https://www.facebook.com/hoangthuy.trang.942/posts/1800590466829172
Hoàng Thị Thùy Trang 

THƯỢNG ĐẾ & CỘNG SẢN

ảnh internet

Để tạo dựng một môi trường luôn luôn trong lành, không bị ô nhiểm bởi chất thải của các động vật. Thượng Đế cho xuống Trần loài Bọ Hung, loài này chuyên ăn kít các con vật ị ra. Chúng nó chăm chỉ đào, xới kiếm ăn từng đàn trong đống kít. Nhờ vậy, đống kít đó nhanh được phân hủy.
Thượng Đế cũng cho xuống Trần loài Kền Kền để ăn các xác chết động vật. Thử hỏi, nếu không có loài Kền Kền thì các xác chết đó ai thu dọn? Môi trường sẽ thế nào? Thượng Đế, Ngài thật sáng suốt!
Song song với chương trình hành động của Thượng Đế. CSVN cũng sáng suốt không kém. Họ nhiệt tình đưa Dân Tộc mình vào chỗ dọn vệ sinh môi trường cho toàn Thế Giới. Tất cả những sản phẩm không đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng thuốc BVTV, nhiễm khuẩn...của các mặt hàng: Rau-củ-quả, Tôm-Cá đông lạnh, gạo.... bị trả về hàng ngàn tấn. Người VN âm thầm tiêu thụ.
Bên kia Biên Giới là một Đất Nước đông dân nhất hành tinh. Bọn này chuyên sản xuất hàng dỏm, hàng độc hại, hàng nhái..... tung ra khắp năm châu. Nhưng đến khi các nước tiến bộ, phát hiện ra trả về là lập tức nó nhập vào VN. Người Việt chúng ta hiện nay làm cái phận sự như con Bọ Hung, được miêu tả ở trên.
Ngoài việc, chính người mình hám lợi hại mình. Chính phủ còn mở cửa cho hàng hóa từ phương Bắc nhập vào. Hàng ngàn tấn thịt thối, hàng ngàn tấn cá ươn, hàng trăm ngàn tấn rau quả hư hỏng..... Tất cả các loại này đều được tẩm hóa chất nên trông như hàng xịn, có mặt đều đặn trong các bữa ăn hằng ngày của người VN.
Mỗi ngày trên Đất Nước chúng ta có 315 người chết vì bị ung thư. Con số này nói lên chúng ta hiện ở trong một môi trường cực độc. Chúng ta phải ăn chất độc của những Quốc Gia trên Thế Giới nhập về đây. Chúng ta phải nuốt cái mà người ta ghê sợ. Đúng ra, nếu chính quyền có chút lương tri, thì ít ra họ chỉ đạo tất cả các thực phẩm không an toàn bị trả về, hãy chuyển ngay vào nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Đằng này, ông Nguyễn Như Tiệp - cục trưởng cục VSATTP thì phát biểu rằng: "Không vấn đề gì, Tôm Cá bị nhiễm độc nhưng chỉ cần luộc lên là ăn được". Cũng tương tự ý này, ông Nguyễn Xuân Hồng- Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật ở Bộ NN&PTNT với phát ngôn nổi tiếng: “Hoa quả Trung Quôc nhiễm độc nhưng vẫn an toàn, một người ăn 70 quả táo/ngày mới đáng lo”
Đấy! Họ là những đảng viên cao cấp, họ giữ những chức vụ quan trọng, họ ăn lương của dân mỗi ngày.... Bởi vậy, các bạn đừng ngạc nhiên khi tui đưa CS ngang bằng với Thượng Đế về lĩnh vực thu dọn các chất bẩn. Họ ngang nhau đấy!

Ngô Trường An

Get paid to share your links!