Thursday, October 13, 2016

Nhìn đâu cũng thấy thảm hoạ...

Nhìn đâu cũng thấy thảm hoạ ,,,,,,,Việt Nam chưa giám sát 3 nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc vì thiếu tiền
October 11, 2016

QUẢNG NINH (NV) – Cả ba nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc nằm sát nách Việt Nam đều đã hoạt động, việc xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ dù cấp bách nhưng Việt Nam chưa làm vì phải có hàng ngàn tỉ đồng.
Năm 2010, Trung Quốc loan báo kế hoạch xây dựng ba nhà máy điện nguyên tử sát nách Việt Nam: Một ở Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, cách thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh chỉ 50 cây số. Một ở Xương Giang, trên đảo Hải Nam, cách đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam chỉ chừng 100 cây số và một ở Trường Giang, tỉnh Quảng Ðông, cách thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khoảng 200 cây số.
Theo thiết kế, mỗi nhà máy vừa kể có sáu tổ hợp phát điện. Nay 2/6 tổ hợp của mỗi nhà máy vừa kể đã được vận hành. Nếu mọi chuyện suôn sẻ, đến 2020, trên đất Trung Quốc sẽ có 18 tổ hợp sử dụng năng lượng nguyên tử để phát điện, chỉ cách khu vực Ðông Bắc của Việt Nam từ 50 cây số đến 200 cây số.
Hồi 2010, Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc từng công bố một số thông tin về ba nhà máy điện nguyên tử vừa kể. Theo đó, cả ba đều do các tập đoàn năng lượng nguyên tử của Trung Quốc thiết kế theo công nghệ ngoại quốc nhưng 80% vật liệu, thiết bị là do Trung Quốc sản xuất. Ðó là một trong những lý do làm nhiều người lo ngại về khả năng Việt Nam sẽ lãnh đủ hậu quả của một hay nhiều thảm họa nguyên tử.
Một lý do khác khiến người ta lo ngại là sẽ xảy ra tình trạng Trung Quốc sẽ che giấu thảm họa nguyên tử như Liên Xô từng che giấu thảm họa nguyên tử xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl (Cộng Hòa Belarus năm 1986). Nhân loại chỉ biết đến thảm họa Chernobyl khi Thụy Ðiển – cách Belarus hàng ngàn cây số – phát giác bụi phóng xạ trong các đám mây phóng xạ và các chuyên gia bắt đầu điều tra nguyên nhân.
Sau thảm họa Chernobyl, nhiều quốc gia bắt đầu xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ để có thể phát giác và ứng phó kịp thời với các thảm họa nguyên tử.
Mới đây, khi trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hào Quang, viện phó Viện Năng Lượng Nguyên Tử Việt Nam, cho biết, theo khuyến cáo của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA) thì cần có sự phân vùng đối với các nhà máy điện nguyên tử có công suất lớn hơn 1,000 và lập sẵn kế hoạch ứng phó phù hợp.
Ví dụ trong vùng bảo vệ khẩn cấp (cách nhà máy điện nguyên tử từ ba đến năm cây số) thì không được có khu dân cư nào. Trong vùng phải lập kế hoạch bảo vệ khẩn cấp (cách nhà máy điện nguyên tử từ 15 đến 30 cây số) thì có thể có dân cư nhưng phải có sẵn giải pháp ứng phó nhằm ngăn ngừa dân chúng bị nhiễm xạ khi nhà máy điện nguyên tử có trục trặc kỹ thuật. Còn ở cách nhà máy điện nguyên tử từ năm đến 100 cây số thì phải có kế hoạch ứng phó mở rộng. Khu vực cách nhà máy điện nguyên tử từ 100 đến 300 cây số phải có kế hoạch ngăn ngừa nhiễm xạ cho thực phẩm và hàng hóa.
Nói cách khác không chỉ Quảng Ninh mà hiện có rất nhiều tỉnh ở miền Bắc Việt Nam nằm trong phạm vi tác động nếu ba nhà máy điện nguyên tử của Trung Quốc ở Quảng Tây, đảo Hải Nam, Quảng Ðông gặp trục trặc kỹ thuật, nguồn phóng xạ bị rò rỉ, song theo tiết lộ của ông Quang, việc xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ dù đã được đề cập nhiều lần nhưng chưa biết lúc nào sẽ thực hiện bởi chi phí lên tới hàng ngàn tỉ đồng.
Chưa kể, việc xây dựng mạng lưới theo dõi phóng xạ trở thành cấp bách còn vì ngoài Trung Quốc, trong tương lai, Việt Nam cũng sẽ xây dựng các nhà máy điện nguyên tử. Một số lân bang như Cambodia, Indonesia, Thái Lan,… cũng đã loan báo dự định xây dựng các nhà máy điện nguyên tử.
Tuy trấn an rằng Việt Nam đã tham gia Công ước về Thông báo sớm tai nạn hạt nhân và có thể sẽ được mạng lưới theo dõi phóng xạ quốc tế hỗ trợ thông tin nhưng ông Vương Hữu Tấn, cục trưởng Cục An Toàn Bức Xạ và Hạt Nhân, đồng ý là Việt Nam cần sớm ký một thỏa thuận về an toàn hạt nhân với Trung Quốc để có thể có nhiều thông tin hơn, đặc biệt là thông tin về thảm họa nguyên tử. (G.Ð)

Ngoc Ngoc

No comments:


Get paid to share your links!