Sunday, August 12, 2018

KINH HÃI NHÀ XE QUÝ TRUNG



Nghe đồng nghiệp tôi kể từng đi xe Quý Trung, tuyến Đăk Nông - Quy Nhơn. Không khác xe chở súc vật, nhưng cứ đi thử một lần cho biết. Quả là kinh hãi. Đi lên đã xui xẻo. Đi về cũng xui xẻo. May mà về nhà an toàn.
Tôi gọi điện đặt chỗ trước một tuần. Chiều ngày 10.8 khởi hành. Chủ xe OK, nói rõ giường nằm nào. Hẹn trước 15.30 có mặt tại cầu vượt. Sáng hôm đó không thấy nhà xe gọi lại. Trưa hôm đó, tôi chủ động gọi lại nhà xe. OK, không có gì thay đổi. 15.15 ra cầu vượt đứng đợi. Cảm thấy sốt ruột, mở máy ra thấy có cuộc gọi nhỡ lúc 15.13. Số lạ, nhưng nghi của tài xế hay phụ xe nên gọi lại. Lập tức bị chửi té tát: "tại sao tôi gọi mà ông không bắt máy?" Tôi bảo đang đi trên đường, không nghe điện thoại. Lại bị dọa rằng xe đã đi qua rồi. Tôi hỏi tại sao mới trưa nay nhà xe nói đến trước 15.30, bây giờ mới 15.15 mà đã đi qua? Người gọi điện gằn giọng: "được rồi, đứng đó, chờ mấy phút nữa lên xe rồi hãy nói chuyện". Tôi đứng đợi.
15.40 phút xe đến. Tôi lên xe đến số giường đã đặt. Thấy có người nằm rồi. Tôi hỏi sao thế? Phụ xe và tài xế đều nói: "Lên sau thì nằm đường luồng". Tôi cãi và quyết đòi gường. Rốt cuộc, từ giữa xe bị đẩy ra sau cùng. Mấy người nằm bên cạnh cũng phàn nàn, rằng chúng tôi cũng đặt giường trước, nhưng bây giờ đều bị đẩy ra sau. Thì ra, luật chơi của xe này là đặt giường thì nhà xe cứ OK một giường nào đó cho hành khách yên tâm, khi leo lên xe rồi thì họ nhét chỗ nào cũng được. Những người lên sau nữa còn bị nhét chung với hành lý trên đường luồng, nhường gầm cho nhà xe chất hàng.
Xe dơ dáy và hôi hám kinh khủng. Gối, chăn gần như cả đời không giặt, khăm khẳm đến muốn ói ngay lập tức.
Tôi hỏi thằng phụ, tại sao chủ nhà xe nói một đằng, tài xế nói một nẻo? Một người nằm góc giường sau cùng, to béo, râu ria chắc là tài xế dự phòng chuẩn bị đổi tài ca sau. Khi nghe tôi phàn nàn như vậy, anh ta bật dậy chửi to hơn còi xe tải: "Trên xe là quyền của tôi, ông hiểu chưa?" Tôi bảo, các ông có muốn tiếp tục làm ăn hay cứ chơi trò lừa khách hàng kiểu này? Anh ta văng tục và thách.
Ừ thì cứ thách! Tài xế nhà xe Thành Hưng cũng từng thách như vậy.
Chiều nay chủ nhà xe Thành Hưng lại gọi điện năn nỉ xin gỡ bài lần nữa với lý do: mấy ngày nay vắng khách! Tôi tin nhà xe Thành Hưng hối lỗi và đã khắc phục nên tạm khóa bài lại cho họ tiếp tục làm ăn. Nhưng xin thề, trong trường hợp ông nội Quý Trung này thì quyết không nhân nhượng. Sẽ đánh tới kẻ nào đã bán đường cho nhà xe này.
Với cách lừa hành khách, nhét người và chất hàng như vậy, trước sau gì cũng gây thảm họa.
Bà con hãy cảnh giác và tẩy chay xe Quý Trung. Số điện thoại của nhà xe: 097 457 90 57.
Nếu các bạn lỡ đi trên xe này mà bị bức hiếp, hoặc gặp nó chở hàng quá tải, hãy gọi vào đường dây nóng của Cục CSGTĐB: 099 567 67 67.
Hãy vì sức khỏe và tính mạng của mình và mọi người. Quyết chiến đấu với bọn quái xế này như chống khủng bố vậy!
------------------

NHÀ XE VY VY, phản ánh của Tankhai Nguyen:

Liên kết theo dòng sự kiện nóng và nổi trội này qua bài viết phản ánh mạnh mẽ và sâu sắc của thầy Chu Mộng Long, tôi xin cung cấp thêm thông tin về hành trình đón khách và cung cách phục vụ khách của nhà xe Vy Vy - xe khách giường nằm "cao cấp" đang độc chiếm tuyến đường bộ Quy Nhơn - Buôn Ma Thuột và ngược lại, và cũng "cùng hội cùng thuyền" với nhà xe Thành Hưng vừa nêu trên. Theo đó, đêm ngày 5/8 tôi đã có mặt trên chuyến xe từ TP Buôn Ma Thuột về TP Quy Nhơn của nhà xe Vy Vy khởi hành từ bến xe Bắc Buôn Ma Thuột lúc 19h15, xe chạy gần 3 giờ đồng hồ đến 22h sau rất nhiều lần dừng lại để đón khách dọc đường thì tôi thấy số lượng khách trên xe đã kín hết chỗ 40 giường nằm với cả 2 lối đường luồng đi dọc 2 bên xe cũng đều chật ních người nằm nối tiếp nhau không còn chỗ cựa... và còn có tới 3 người khác phải ngồi vất vưởng gật gù ở phía trước gần cửa ra vào xe và gần lái xe vì không còn đủ chỗ để ngả lưng... mà gắng chịu cho đến gần suốt tuyến đường dài hơn 300 km.
Trên suốt chặng đường từ TP Buôn Ma Thuột đến TP Pleiku tôi thấy có 2 lần xe phải dừng lại để làm "thủ tục thông hành" như thường lệ với 2 nhóm CSGT mặc dù trời đang mưa rất to, rồi sau đó từ 23h trở đi thì tôi buồn ngủ lịm đi nên không thể biết là xe còn phải gặp CSGT và làm "thủ tục" bao nhiêu lần nữa không thì mới về tới bến xe trung tâm TP Quy Nhơn?!...

Chu Mộng Long


Source: A very delicious Vietnamese traditional meal is cooked in pots called Đất Sét pot. by Smallworld

TỈNH LẠI ĐI, CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA!


Tỉnh lại đi, cả nước đã bị lừa....

Kính thưa: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Và toàn thể các vị Đại biểu Quốc hội Việt Nam

Tôi tên là Trần Thị Hoàng Trúc, là một phụ nữ, một công dân Việt Nam, một người mẹ của 4 con luôn yêu kính và ngưỡng vọng sự hy sinh to lớn của Cố chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Tổ quốc Việt Nam. Lúc nào tôi cũng mang theo ảnh Bác, để tự nhắc mình sống, phấn đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại. Ngay cả tại thời điểm này, khi đang công tác tại Singapore, tôi vẫn mang theo ảnh Bác để luôn tự nhắc nhở mình.

Tuy nhiên, thời gian gần đây tôi vô cùng bức xúc và phẫn nộ vì các thành phần phản động do Việt Tân kích động, xúi giục đã tung tin và ngụy tạo bằng chứng vu khống bôi nhọ Hồ Chủ Tịch là gián điệp Hồ Tập Chương do Trung Quốc cài vào sau khi thủ tiêu nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Đặc biệt, các phần tử phản động còn ngụy tạo bằng chứng rất tinh vi về nét chữ của Bác Hồ chúng ta đầy lỗi chính tả trong các thư từ và cả di chúc.

Cá biệt, gần đây FB Trúc Diệp có đăng bài thơ “TỈNH LẠI ĐI, CẢ NƯỚC BỊ LỪA RỒI” một lần nữa khẳng định thông tin trên một cách mạnh mẽ và thu hút hàng chục ngàn like/ share mà hẳn là 10.000 chiến sĩ thuộc lực lượng 47 của chúng ta đã báo cáo đầy đủ với Quốc hội. Tuy nhiên, dưới áp lực dư luận của các chiến sĩ lực lượng 47 hoặc do lực lượng An ninh mạng tinh nhuệ của chúng ta mà FB này đã bị đánh sập hoặc đã tự khóa nên tôi không kịp chụp màn hình để báo cáo! Rất may là trước đó tôi đã kịp copy nguyên văn bài thơ, xin được đăng lại trong phần cuối Thỉnh nguyện thư này!

Nay tôi xin tha thiết đề xuất Chính Phủ thực hiện kiểm tra ADN di thể của Bác nhằm ĐẬP TAN luận điệu vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ của các thế lực thù địch. Vẫn biết di thể của Bác là tôn nghiêm, bất khả xâm phạm, nhưng thiết nghĩ sự vĩ đại của Bác không nằm ở thân xác mà là ở tinh thần đấu tranh bất khuất, can trường. Chính Bác cũng đã không nề bản thân, hy sinh vì đại cuộc của dân tộc. Do vậy, tôi nghĩ vong linh của Bác nơi chín suối sẽ rất đau lòng khi bị đơm đặt các thông tin bôi nhọ trên và rất mong muốn Chính phủ làm một điều gì đó để rửa sạch thanh danh cho Bác. Lúc sống Bác còn không tiếc thân thể của mình thì huống hồ chi nay Người đã mất!

Là một người mẹ luôn dạy các con noi theo Đức hy sinh lớn lao, nghị lực phấn đấu, nỗ lực không ngừng của Bác Hồ, tôi tha thiết và Hy vọng Chính phủ sớm thực hiện việc kiểm tra ADN, vốn khá dễ dàng và nhanh chóng trong thời đại y học phát triển như ngày hôm nay và công bố kết quả để lòng dân không bị hoang mang và dao động trước những thông tin xuyên tạc của bè lũ phản động!

Xin cảm ơn và hy vọng Chính phủ sớm phản hồi đề đạt này!

Xin các chiến sĩ lực lượng 47 giúp tôi share thật mạnh bài viết này để thông tin sớm đến được với Chính phủ và Quốc hội. Trân trọng cảm ơn!

Dưới đây là nguyên văn toàn bộ bải thơ: TỈNH LẠI ĐI, CẢ NƯỚC BỊ LỪA RỒI do tôi copy từ FB Trúc Diệp

TỈNH LẠI ĐI, CẢ NƯỚC ĐÃ BỊ LỪA!

Có một thằng Tàu
Suốt ngày chui vào hang
Để học tiếng Việt

Sau khi học thông
Nói sõi
Nó bắt đầu rời khỏi hang

Rồi tìm cách thay đổi họ tên
Về lại họ gốc muôn đời của nó
Bởi đơn giản nó đâu muốn mất đi nguồn cội
Cả đời mang họ Việt bao giờ?

Kể từ đó nó tránh gặp người thân
Những người thân Việt - ôi vô cùng xa lạ
(Gặp mà nói chuyện, thì lộ ngay bí mật
Nên từ đây nó cạch mặt họ hàng)

Kể từ đó một dân tộc lầm than
Kể từ đó hàng triệu người đã chết
Cải cách ruộng đất - phiên bản Tàu sao chép
Con tố cha, tớ giết chủ, thật đau lòng...

Chỉ một cái quẹt nước mắt là xong
Là xong hết, cả một dòng sông máu
Là xong hết triệu cái đầu lăn lóc
Là xong luôn một đất nước ngàn đời

Hỡi những người còn trí tuệ hãy nghĩ đi!
Bạn có tự hào về họ tên cha mẹ đặt?
Bạn có thể thay tên nhưng đời nào đổi họ?
Để lúc ra đi trên mộ ghi một cái họ thật lạ lùng?

Hỡi những người còn trí tuệ hãy nghĩ đi!
Bạn có thể nào viết cả tập thơ bằng một ngôn ngữ khác?
Trong khi bận bao năm làm "kách mệnh"(!)
Thời gian đâu học tiếng Hán mà làm?

Hỡi những người còn trí tuệ hãy nghĩ đi
"Ở tù Tưởng -Giới- Thạch mà đi làm thơ tiếng Hán (?)
Cho chết nhanh ư, khó tin quá đáng
Sao nó không viết tiếng Việt cho lành?

Đơn giản vì nó có biết tiếng Việt đâu!
Nhiều năm sau nó mới nhờ người dịch
Nhiều năm sau nó mới vào hang mà học
Ở trong hang, nó làm thú cũng tiện bề...

Một tập thơ mà năm sáng tác cũng lập lờ
Lúc nói 1942 khi thì bảo 10 năm về trước
Có phải chăng chứa nhiều uẩn khúc?
Đi nước đôi, cho khớp với thời gian Nguyễn Ái Quốc thật qua đời (?)

Lại còn nữa một điều lăn tăn
Sao nó không bao giờ mặc áo dài Việt
Hay nó khinh khi quốc phục Việt
Và chỉ mặc đồ Trung Quốc - Tôn Trung Sơn?

Giờ này mà bạn còn mê muội tung hô
Một thằng Tàu bao nhiêu năm đội lốt
Nghĩa là bạn quay lưng với hàng triệu đồng bào đã chết
Với tổ tiên xưa, với Tổ quốc bây giờ

Tỉnh lại đi, cả nước đã bị lừa....

Nguồn: FB Trúc Diệp

LƯU Ý: Bè lũ phản động vào comment xuyên tạc là tôi block đó nha! — in Singapore.

Source: Boys and girls playing billards and accident happens by Smallworld

HÔM QUA, HÔM NAY & NGÀY MAI...




Người Việt bắt đầu độc ác với nhau từ lúc nào?
Thủ lĩnh ban nhạc Bức Tường nổi tiếng một thời - Trần Lập - là một người bản lĩnh.

Nhưng khi anh biết mình bị ung thư trực tràng, ngồi trên xe nhắn tin cho mấy người bạn thân, bàn tay anh vẫn run rẩy.
Dư chấn của tin xấu thật lớn. “Có những cú gọi lại mà hít hơi nén sâu vài nhịp mới nói rõ ràng được” – Trần Lập kể.
Làng giải trí mấy năm nay có không ít bàn tay run rẩy khi nhận tin xấu.

“Xuân Tóc đỏ” Tuấn Dương qua đời vì ung thư vòm họng khi phía trước vẫn còn những vai diễn hứa hẹn. Trưởng thôn Văn Hiệp ra đi vì ung thư phổi, giữa lúc tiếng cười của ông vẫn sang sảng trên sóng truyền hình.

Người mẫu, diễn viên trẻ Duy Nhân từ giã cuộc sống và bỏ lại người vợ vừa cưới, khi anh mới tròn 29 tuổi. Ca sĩ Wanbi Tuấn Anh dừng cuộc chơi trần thế năm 26 tuổi vì ung thư não.
Tác giả của “Xa rồi mùa đông”, nhạc sĩ Nguyễn Nam; ca sĩ Tố Như… cũng đã phải đầu hàng số phận.

May mắn hơn, nghệ sĩ Hán Văn Tình, Hari Won, Anh Vũ, Kim Phượng… đã và đang thoát khỏi lưỡi hái tử thần mang tên ung thư.

Nhưng, rất nhiều dân thường không có được cái may mắn ấy.
Cái chết của những người mà cái tên không xuất hiện một dòng nào trên báo chí, mới vẽ lên bộ mặt khủng khiếp của bệnh ung thư ở Việt Nam.

Mỗi năm, ở dải đất hình chữ S, có thêm 150.000 người mắc ung thư. Và 75.000 người trong số đó phải chết.

Những con số này đưa Việt Nam trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về tỉ lệ mắc và chết vì ung thư. Một trong vài nguyên nhân quan trọng nhất đến từ thực phẩm nhiễm độc.

Trong một kỳ họp quốc hội cách đây hơn chục năm, khi cảnh báo tình trạng báo động về vệ sinh an toàn thực phẩm có thể gây ung thư, một ĐB hỏi bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển: “Nhà Bộ trưởng mua rau, thịt ở đâu?”.

Ông Tuyển cười không thành tiếng trả lời: Cắp rổ ra chợ, mua về như những người dân bình thường khác.

Câu trả lời ấy, khiến một vài đại biểu không tin. Họ nghĩ, đời nào một Bộ trưởng lại phó mặc sức khỏe của mình cho những thực phẩm bị nhiễm độc. VIP là phải dùng thực phẩm sạch.
Nhưng số đại biểu khác thì tin, vì chính họ muốn tìm mua rau sạch, thịt sạch, thì cũng không biết ở đâu đảm bảo. Giống như chuyện ở vùng cao, có nhiều tiền cũng không thể tiêu, vì chẳng có dịch vụ gì đáng giá.

Không biết hiện nay nhà Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát mua rau, mua thịt ở đâu, nhưng cú “lạnh sống lưng” của ông, cũng cho thấy tình trạng không thể tồi tệ hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Đọc thông tin cơ sở ngâm chuối vào thuốc diệt cỏ 2,4D để bán mà tôi thấy lạnh xương sống. Đây là việc quá độc ác, tôi không thể tưởng tượng được” – ông Phát nói.

Những “việc quá độc” ác tương tự, diễn ra đã rất lâu và hàng ngày, nhưng dường như, cùng với thời gian, mức độ độc ác càng lớn.
Một số kẻ bất lương, thậm chí đã mồi chài cán bộ thú y địa phương, đến từng nhà dân gạ bán loại thuốc tăng trọng, tích nước thần kỳ.

Khi bán, cán bộ thú y đó dặn người mua: Chỉ được cho gà, vịt, lợn uống thuốc trước khi bán đúng 1 tháng nhé. Cho uống mà để hơn 1 tháng mới bán, lợn gà vịt có thể bị chết vì không chịu được sự công phá của thuốc.

Thứ chất độc có thể giết chết gia cầm trong vòng một tháng ấy, sẽ bình tĩnh đi vào cơ thể con người thông qua những bữa cơm có thịt.

Một nhà báo ở một tờ báo điện tử lớn, rất vui mừng vì cạnh căn nhà mới mua của anh ở Gia Lâm, Hà Nội, có một khoảng vườn trồng rau ngải cứu.

Anh vốn rất thích ăn rau ngải cứu với lẩu gà. Trong hai tuần đầu về nhà, anh ăn 3 bữa lẩu gà, dĩ nhiên đi kèm ngải cứu xin được ở vườn bên.

Sang tuần thứ 3, một buổi anh đột ngột về nhà sớm vào giữa chiều. Anh nhìn thấy chủ nhà bơm thuốc đẫm vườn ngải cứu.
Hôm sau anh nhìn qua cửa sổ, hoảng hốt thấy vườn ngải cứu hôm qua mới chỉ cao một gang tay, sáng nay đã cao gần ba gang tay và đang được chủ nhà cắt gọn gàng để chở đến những nhà hàng bán lẩu.

Từ hôm đó, ngải cứu - một loại rau tiêu thụ không nhiều - không bao giờ có trong thực đơn của nhà báo ấy.
Không phải chỉ hàng xóm của anh nhà báo mới đầu độc chính đồng bào mình.
Nhiều người nông dân, khi trồng rau bán, thường chừa ra một khoảng rau riêng biệt để cho chính gia đình họ ăn. Họ không bao giờ dám ăn thứ rau đẫm thuốc bảo vệ thực vật mà họ đem đi chợ bán cho người khác

Mỗi ngày, đọc báo, đều có thể thấy những vụ phanh phui thực phẩm bẩn.

Một khách sạn 5 sao bị phát hiện mua nhân bánh trung thu không nguồn gốc ở chợ Đồng Xuân.

Một nhà làm bánh gia truyền khiến người mua phải xếp hàng như thời bao cấp, bị đình chỉ vì chế biến quá bẩn.
Rất nhiều thịt dê thối đã được phát hiện khi người ta tuồn chúng vào một nhà hàng lẩu dê danh tiếng.
Nhiều tấn chân gà đông lạnh cả chục năm, nếu không bị bắt giữ, thì sẽ trở thành món khoái khẩu của bao người.
Có những khu chợ bày cả chục can hóa chất độc hại, hóa chất ướp xác, để bán cho những kẻ chuyên đi đầu độc đồng loại.
Chưa bao giờ con đường từ bữa ăn đến bệnh viện lại trở nên ngắn đến như vậy.

Ở bất kỳ một cơ quan nào, dù to hay nhỏ, mỗi năm, người ta đều nghe thông tin về một đồng nghiệp, hoặc gia đình họ, có người chết vì ung thư.

Thậm chí, một cơ quan truyền thông lớn ở Hà Nội, sau khi thấy quá nhiều nhân viên mắc ung thư, đã mời thầy địa lý về xem đất lành hay dữ.

Một bác sĩ chuyên chữa ung thư ở Trung tâm Y tế Thái Hà, Hà Nội, thường dặn bạn bè đi Mỹ mua giúp cho anh và gia đình nhiều lọ thuốc thải độc.

Anh bảo: “Thực phẩm bẩn tràn lan thế này, môi trường thế này, không có thuốc thải độc thì rồi kéo nhau vào bệnh viện ung thư cả. Ăn ở đâu bây giờ cũng thấy run”.

Có bao nhiêu người dân Việt được đi Mỹ và có bao nhiêu dân thường đủ tiền mua thuốc thải độc? Chắc chắn rất rất rất ít.
Cái run tay của ca sĩ Trần Lập, cảm giác run của người bác sĩ chữa ung thư và cú “lạnh xương sống” của bộ trưởng Phát, mới chỉ là một lời cảnh báo, chứ không phải là thuốc thải độc.
Thế thì ai giải độc cho hàng trăm ngàn người ung thư và hàng triệu bệnh nhân khác mỗi năm?
(Bùi Hải - ảnh: Báo Thanh Niên)

Khi em ấy thục bida


Source: Boys and girls playing billards and accident happens by Smallworld

Get paid to share your links!