Friday, June 8, 2018

TRÀO LƯU DI CƯ LẦN THỨ BA




Xuân Sơn Võ

June 6, 2016 ·


Một bác sĩ đến chào tôi để ra đi, định cư ở Mỹ. Anh từng là một bác sĩ giỏi, khá có tiếng tăm, được bệnh nhân tin yêu. Nhưng rồi, bỏ qua tất cả, anh quyết định qua Mỹ, phụ bán thuốc với chị, và đầu tư vào chuỗi Pharmacy.
Một người khác, anh bạn học cũ của tôi ở trường Y, trước khi đi định cư ở Mỹ, từng là chủ của một chuỗi tiệm vàng ở khu Dakao, cứ luôn trăn trở, rằng không theo được với nghề, luôn tỏ ra thua thiệt, dù về tiền thì chẳng ai trong lớp chúng tôi có thể so sánh được với anh. Mặc dù khổ sở, mặc dù nếm trải bất công, nhưng tình yêu nghề nghiệp được hun đúc trong những năm theo học, làm cho đa số các bác sĩ luôn muốn sống chết với nghề.

Vậy mà một bác sĩ đã từng trên 20 năm lăn lộn với nghề, đã có những thành đạt nhất định trong nghề, không có khó khăn gì về kinh tế, quyết định ra đi, làm một chân phụ bán thuốc nơi xứ người. Điều gì đã thúc đẩy anh ấy đi đến quyết định từ bỏ nghề, từ bỏ quê hương?
Tôi bèn nói, rằng làm việc với nhau bao nhiêu lâu, tôi đâu có phiền trách gì anh ấy, hay ngăn trở nói năng gì đâu. Anh trả lời: "Em đâu có nói anh, mà anh có nói thì cũng có gì đâu. Là phải ngó trước ngó sau, nào là công an, nào là an ninh. Anh thấy facebook của em có bao giờ viết gì ngoài chuyện ăn chơi đâu. Đâu phải ai cũng dám như anh".
Tôi hỏi anh về điều đấy. Anh trả lời: "Anh nghĩ xem, em được cái gì? Anh còn cứng cỏi được, chứ em thì chỉ cần một vụ kiện như anh thì em suy sụp mất. Sống ở đây mong manh quá. Sống mà không dám tin vào ngày mai. Nói một câu cũng phải nhìn trước ngó sau. Vợ, con suốt ngày nơm nớp lo sợ"
Hẳn rồi, cuộc sống ở cái nơi được xếp áp chót bảng của những nơi đáng sống trên thế giới không thể gọi là sống được. Sống ở cái nơi mà nói không dám nói, muốn nói câu gì ngoài chuyện tứ khoái ra thì phải nhìn trước ngó sau, lo sợ bị "vịn", sao có thể gọi là sống cho được.
"Đâu phải em vui vẻ gì khi bỏ nghề. Nhưng sống thì cũng phải ra sống. Với lại phải hi sinh đời bố, củng cố đời con. Đời mình coi như vứt đi, đớn hèn, nhịn nhục quen rồi. Nhưng con mình đâu có thế được. Em đâu có dám dạy con phải hèn. Mà không hèn thì chúng sẽ sống ra sao ở đây? Ngoài ra, qua bên đấy học hành chắc chắn sẽ tốt hơn ở đây".
Hành nghề thì lúc nào cũng sợ bị kiện, bị bạo hành. Không phải sợ mình làm sai mà bị, mà sợ nó như tai ương, không phụ thuộc vào đúng sai của mình, mà phụ thuộc vào mức độ giáo dục của người khác. Khi có việc thì chẳng ai bảo vệ, chẳng ai bênh vực, vừa bị bạo hành từ bệnh nhân, lại bị bạo hành từ báo chí, bạo hành từ đồng nghiệp, từ cấp trên. Như vậy thì hành nghề làm gì? Làm sao mà yêu nghề cho được.
Đi học cũng vậy. Nhà trường thì nhồi nhét, dạy những điều dối trá, dạy căm thù... sao gọi là trường được. Học sinh tụ tập đánh nhau, ra đường tranh giành, đâm chém nhau, lớn lên làm quan thì tham nhũng, hối lộ, o ép dân, làm lính thì vòi vĩnh, lừa đảo dân, bợ đỡ cấp trên... sao có thể gọi là giáo dục cho được.
Sống ở nơi không thể gọi là sống. Hưởng một sự dạy dỗ không đáng được gọi là giáo dục. Hành nghề ở một nơi ai cũng có thể chà đạp, nhục mạ, hành hung, và còn bị bạo hành kép bởi chính đồng nghiệp và cấp trên của mình. Như vậy mà không có trào lưu di cư lần thứ ba mới là lạ.
Đấy là anh ấy chưa biết chuyện vụ hai anh chàng đang đêm đánh nhân viên y tế ở bệnh viện một huyện kia, sau đó, người nhân viên bị đánh kia bị giám đốc bệnh viện khủng bố tinh thần, biến câu chuyện bạo hành y tế thành chuyện say rượu, không có gì đáng nói. Bây giờ Sở Y tế đã vào cuộc, mời cả công an vào, chỉ với mục đích, tìm ra ai là người cung cấp tin cho trang Chống bạo hành y tế. Họ muốn bịt miệng luôn nơi lên tiếng bảo vệ nhân viên y tế khi họ bị hành hung. Hành nghề trong điều kiện như vậy thì làm sao mà không bỏ nghề khi có điều kiện?
Gia tài của mẹ: một bọn lai căng, gia tài của mẹ: một nước Việt buồn.



Source: What a brave pig!A pig is walking on the street without caring about many people looking at himself. by Smallworld

Thursday, June 7, 2018

TÔI VẪN LÀ NGƯỜI MỸ YÊU "TIẾNG VIỆT"



Một buổi sáng thức dậy nhận được hàng ngàn tin nhắn, cmt chửi bới với lời lẽ tục tỉu mạt sát xem lại 99% copy ý chửi như nhau và 99% tài khoản đều là ảo vài ba tấm hình lừa dối 
Các bạn cho rằng post trước đây của tôi nên gỡ xuống, mà không thể đưa ra lý do vì sao? Các bạn cũng quên rằng chính các bạn cũng một phần góp sức lan truyền bài viết của tôi và khiến facebook tôi được đơn vị Marketing đo lường rating cho biết là lên hàng Top cao nhất Vietnam trong tuần qua! 
Tôi cũng xin hỏi bài viết của tôi có nhắc gì đến TQ và Đặc khu!? Chính trị? Bởi tôi biết tôi ko có quyền để nói vì không phải là công dân nước bạn để quan tâm chính trị và tôi ko đủ hiểu biết! Nhưng các bạn thử nghĩ một nỗi niềm chia sẻ khi sinh sống và làm việc trên đất nước mang đến cho tôi những trải nghiệm thú vị về gía trị văn hoá, nghệ thuật, ẩm thực, cảnh quan và hơn nữa tôi còn có rất nhiều người Việt tốt bụng ở đây khiến tôi yêu thích ở lại, ngoài ra cũng chẳng lý do nào khác nó khiến tôi gắn bó! Kiếm tiền thì càng không đối với công việc trước đây của tôi một kỹ sư công nghệ tại Apple! Thế các bạn (thật ra số ít) bão tôi ăn bám thế này thế kia trong khi tôi đoán chắc các bạn mới chính là thành phần ăn bám xã hội khi ngày đêm sẵn sàng công kích, núp bóng, anh hùng bàn phím... 
Khi nào các bạn làm được điều gì ý nghĩa cho nơi bạn gắn bó, như việc mang được giai điệu của quê hương bạn giới thiệu được với bạn bè thế giới bằng phong cách kết nối quốc tế, mang tà áo dài trình diễn cho các nước bạn ngưỡng mộ, dùng ngôn ngữ âm nhạc làm cầu nối văn hoá du lịch bốn phương như chính tôi đang làm, lúc đó hãy mở miệng đuổi ai đó ra khỏi đất nước này! Nhưng bạn cũng nên nhớ rất nhiều con cháu, người thân của bạn hay biết đâu những người bạn yêu mến họ cũng đang sinh sống và làm việc đâu đó khắp đất nước tôi và nhiều quốc gia khác nên đừng mạnh miệng "cào phím" kiểu bầy đàn đuổi ai đó là người ngoại quốc ra khỏi nước bạn!
TRỪ KHI CHÚNG CÓ Ý ĐỊNH CƯỚP ĐẤT CỦA BẠN!
Tôi có mặt ở đây là vì yêu nghệ thuật và văn hoá Việt, làm việc vẫn đóng thuế cho nơi tôi sinh sống! Tuân thủ pháp luật và làm vô tư không theo bè phái nào. Tôi có lòng tự trọng của mình!

Quy tắc của tôi, sống và làm nhiều điều ý nghĩa cho cuộc sống này càng tốt, tôi đi từ thiện khắp dãy đất của VN, xây bao ngôi nhà, ngôi trường, nhưng không khoe khoang, tôi ngày đêm kêu gọi bảo vệ môi trường, tôi muốn một cuộc sống ý nghĩa cho mình, mang đến điều tốt đẹp phần nào cho xã hội phát triển văn minh trong giới trẻ. Dù sau này nếu không còn duyên ở lại đây, tôi có sang Lào, Thái Lan, sang Sing cũng sẽ sống một cuộc đời ý nghĩa của mình.... Còn nếu bạn không cùng quan điểm thì có thể lui ra không cần bận tâm về tôi vì tôi không thuộc về ai cả, TÔI THUỘC VỀ LẼ PHẢI!
* Giao tiếp trên facebook tôi không có thời gian đọc hết bình luận, các bạn "chửi kiểu copy" cũng chỉ có các bạn nghe và các bạn thấy đấy vô tình trong gần 3 triệu lượt người tiếp cận trong bài viết của tôi đã có bao nhiêu người đã cmt để phản hồi lại những cái "auto và copy bình luận của các bạn" - một con số chênh lệch không hề nhỏ, thì các bạn đã biết lòng số đông! Các bạn nên biết chiến thuật của các bạn đang sai lầm với tôi. Tôi chỉ trả lời facebook là tài khỏan thật (như hình tôi chụp minh hoạ một "tri thức" làm ngân hàng) vì tôi trả lời là tôn trọng tài khoản thật cmt mình.
Và cũng từ hôm nay tôi sẽ phá vỡ thêm một nguyên tắc của mình là sẽ xoá và chặn những cmt với lời lẽ dung tục từ của những tài khoản ảo (điều mà tôi chưa từng làm trước đây), bởi tôi biết Facebook của tôi rất nhiều cháu thiếu nhi, giới trẻ, bà con bình dân nhưng văn minh và tầng lớp tri thức chứ không phải "phường sửu nhi" háo thắng theo dõi và giao lưu, nên những ngôn từ đó không mấy đẹp đẽ, nhất là chúng ta đang kêu gọi giữ gìn tiếng Việt trong sáng mỗi ngày. 
Tôi sẽ tích cực xoá và chặn đến một lúc nào đó sẽ đủ con số tôi cần chặn! 
Và tôi cũng không quên cảm ơn các bạn đã yêu mến ủng hộ và bảo vệ tôi, nhưng tôi chỉ vui hơn khi các bạn sống và bảo vệ đất nước của các bạn một cách sáng suốt và tích cực nhất!

THÂN
Kyo York



Source: Here are 6 cards. Let's think about any 1 card and I can tell which one you choose.. by Smallworld

ĐỀ ÁN ĐẶC KHU CỦA VIỆT NAM: ẢO TƯỞNG THÀNH CÔNG



Mô tả vẻ hào nhoáng của Thâm Quyến để bảo vệ đề án đặc khu của Việt Nam thật không thỏa đáng, bởi lẽ không lý giải được vì sao trong hơn 4300 đặc khu trên toàn thế giới tính đến thời điểm này, mà rất nhiều trong số đó được truyền cảm hứng từ thành công của Thâm Quyến, trường hợp thành công không phải chiếm đa số, trong khi con số đặc khu phải vật lột trong tình trạng “bỏ thì thương, vương thì tội” (white elephants/voi trắng) gây lãng phí nguồn lực quốc gia thì không hề nhỏ.
Bởi vậy cần một cách tiếp cận khác: Chỉ ra các điều kiện cần thiết để có một chương trình đặc khu thành công theo kinh nghiệm quốc tế, từ đó so sánh với đề án đặc khu của Việt Nam để ước lượng khả năng thành công của đề án này trước khi lựa chọn một thái độ đối với nó.


Dấu hiệu lạ xuất hiện trên bầu trời Việt nam

Source: A very strange sign appears in the sky I recorded this morning. by Smallworld


Hai học giả Douglas Zeng (TQ, World Bank), Hyung-Gon Jeong (HQ, KIEP) - là những người có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu về đặc khu, trong một báo cáo có tên Thúc đẩy Tăng trưởng Năng động và Sáng tạo ở Châu Á: Trường hợp Đặc khu Kinh tế và Trung tâm Kinh doanh ấn bản bởi Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc (KIEP) năm 2016, sau khi phân tích các trường hợp đặc khu thành công ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore, Dubai đã chỉ ra 10 điều kiện/yếu tố để một chương trình đặc khu có thể thành công,
như là bài học cho các nước đang phát triển. [1] Khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể phân tích đối chiếu chi tiết từng vùng đặc khu Vân Đồn, Vân Phong và Phú Quốc, mà chỉ điểm qua các điều kiện/yếu tố này, và dựa trên đó đưa ra những nhận định về đề án đặc khu của Việt Nam.

Đầu tiên, chìa khóa cho một chương trình đặc khu thành công đến từ cách tiếp cận “toàn thể chuỗi giá trị” (whole of value chain). Nôm na là xem quốc gia ấy nằm ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu, muốn tiến lên vị trí nào cao hơn, và chương trình đặc khu sẽ đóng vai trò gì trong tiến trình ấy. Như Việt Nam chẳng hạn, đang ở phân khúc thấp nhất của chuỗi giá trị toàn cầu với một nền kinh tế phụ thuộc vào lãnh vực sản xuất lấy gia công thâm dụng lao động (hàng điện tử, dệt may...) làm chủ lực, thì chương trình đặc khu này sẽ giúp nâng tầm nền kinh tế quốc gia thế nào khi những nơi được chọn đều nằm xa các vùng động lực kinh tế, và lại quá chú trọng tới những lãnh vực tách biệt như casino, nghỉ dưỡng…?
Điều kiện thứ hai là một khuôn khổ thế chế hiệu quả vốn đòi hỏi cao về tính minh bạch, dễ đoán định, và khả năng tránh được những rủi ro như can thiệp chính trị hoặc đầu cơ đất đai. Trong bối cảnh các nhóm lợi ích bè phái hoành hành ở Việt Nam, chương trình đặc khu đang được giới thiệu chưa đưa ra bất kỳ giải pháp nào ngăn chặn hiện tượng này, nếu như không muốn nói là còn đang hợp thức hóa nó. Nạn đầu cơ đất đai một thời gian dài ở cả 3 địa phương, tệ hơn, còn gợi ý rằng chương trình đặc khu của chính phủ đã thất bại ngay cả khi chưa bắt đầu.
Môi trường kinh doanh hấp dẫn là điều kiện thứ ba cho một dự án đặc khu thành công, và cũng là điểm mà các viên chức chính phủ Việt Nam tỏ ra tự tin nhất khi mà họ thường xuyên đề cập tới mức thuế suất thấp trong đề án của mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh đang tồn tại hàng ngàn đặc khu khắp thế giới, miễn giảm thuế (fiscal incentives) không còn đủ hấp dẫn vì đã trở nên quá bình thường. Vậy thì câu hỏi là nếu Singapre nổi bật với chính quyền trong sạch và minh bạch, Hong Kong thừa hưởng di sản thông luật Anh với hệ thống tư pháp độc lập, Hàn Quốc tạo ấn tượng về năng lực bộ máy, Trung Quốc với danh mục đầu tư chọn-bỏ (negative list), thì chương trình đặc khu của Việt Nam có gì đặc biệt để chào hàng các nhà đầu tư tầm cỡ quốc tế?



Dấu hiệu lạ xuất hiện trên bầu trời Việt nam
Source: A very strange sign appears in the sky I recorded this morning. by Smallworld


Yếu tố thứ tư là lập kế hoạch, thiết kế và vận hành chương trình đặc khu một cách cẩn trọng, bắt đầu ngay từ nhu cầu của nền kinh tế. Ngoại trừ một vài cái tên đã gom đất trước ở ba địa phương, có bao nhiêu doanh nghiệp Việt Nam hiện tại mong chờ đặc khu? Hay điều họ thực sư cần là chính phủ đẩy nhanh hơn việc cắt giảm thủ tục hành chính vốn đã và đang hành hạ họ hàng thập kỷ vừa qua? Thêm nữa, dĩ nhiên các viên chức chính phủ sẽ luôn cho rằng họ đã chuẩn bị chu đáo cho đề án này, song thực tiễn thất bại ở các khu kinh tế trước đó (vốn cũng được xếp là một loại đặc khu) thật khó để dư luận không hoài nghi về triển vọng của đề án lần này.
‘Có bột mới gột nên hồ’ - Đội ngũ lao động chất lượng cao là điều kiện thứ năm quyết định thành công của chương trình đặc khu. Và đây cũng là điểm mà đề án của Việt Nam yếu nhất. Trong khi Hong Kong - cảng thị sầm uất Á Đông với truyền thống pháp trị Tây phương trăm năm dễ dàng thu hút chuyên gia khắp nơi trên thế giới, Singapore tự tin với hệ thống giáo dục vượt trội ở châu Á, đủ sức cung ứng nguồn nhân lực chất lượng toàn cầu, Trung Quốc trông cậy vào Hoa Kiều lúc chập chững làm đặc khu, thì Việt Nam có gì? Một hệ thống giáo dục lạc hậu bởi giáo điều ý thức hệ mà điển hình là chương trình giáo dục chính trị marxist bắt buộc bậc đại học; đã thế lại chẳng thể khai thác được nguồn lực kiều dân như Trung Quốc khi mà hồ sơ hòa giải dân tộc vẫn đang bế tắc.
Điều kiện thứ sáu là tiếp thu công nghệ và sáng tạo không ngừng. Đề án đặc khu của Việt Nam đúng là có mang kỳ vọng thu hút được những dự án công nghệ cao, song như đã nói ở điểm 1, vì không đặt trong tương quan với thực trạng nền kinh tế hiện nay, kỳ vọng này khả năng cao chỉ là một ảo vọng.
Vị trí chiến lược và khả năng kết nối tạo thành điều kiện thứ bảy cho thành công của đặc khu. Đúng là cả ba vị trí được chọn có một số thuận lợi, nhưng nếu so với các trường hợp điển hình thành công trên thế giới như Thâm Quyến, Thượng Hải (TQ), Masan (Hàn Quốc), Singapore, Hong Kong thì khó có thể nói là vượt trội? Cả ba vị trí đó có nằm trên tuyến thương mại hàng hải quốc tế nào không? Có gần thị trường quốc tế rộng lớn nào không? Có được hậu thuẫn bởi thị trường hoặc tổ hợp công nghiệp nội địa nào không? Hoàn toàn không.
Yếu tố thứ tám là liên kết với nền kinh tế quốc gia. Những trường hợp đặc khu thành công đều chứng tỏ được khả năng kết nối các nhà đầu tư quốc tế với các doanh nghiệp địa phương, giúp lan tỏa ảnh hưởng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế. Trong khi đó, 30 năm thu hút hơn 170 tỷ USD đầu tư nước ngoài (FDI) nhưng với trọng tâm đặt sai chỗ, Việt Nam đã thất bại trong việc xây dựng nền công nghiệp hỗ trợ tạo đà cho nền sản xuất quốc nội, thì làm sao có thể tin rằng chính phủ lần này sẽ thành công với 3 địa điểm vừa tách biệt về mặt địa lý, vừa khác biệt với phần còn lại của nền kinh tế.
Sự hài hòa giữa phát triển công nghiệp và phát triển xã hội/đô thị là điều kiện thứ chín góp phần cho thành công của đặc khu. Đó phải là những đô thị đáng sống với môi trường trong sạch, hạ tầng phát triển và chi phí cư trú không quá đắt đỏ (ít nhất là giai đoạn ban đầu). Với trường hợp Việt Nam, thực tiễn đầu cơ đất đai và phá hoại môi trường thời gian vừa qua, đặc biệt là ở Phú Quốc, Vân Đồn đang khiến khả năng xây dựng những đô thị đáng sống như trên trở nên xa vời.
Cuối cùng, chương trình đặc khu thành công cần một cơ chế đánh giá hiệu quả khách quan để biết khi nào nên tiếp tục hay dừng lại. Với số tiền khổng lồ dự kiến lấy từ ngân sách quốc gia đầu tư cho các đặc khu, quả thật rất thiếu sót khi đề án hoàn toàn vắng bóng một cơ chế đánh giá như thế để có thể rút ra kịp thời trong trường hợp không thành công như mong đợi.
Tóm lại, xét trên cả 10 điều kiện/yếu tố góp phần vào thành công của một đặc khu theo kinh nghiệm quốc tế, chương trình đặc khu của Việt Nam tỏ ra thật kém cạnh tranh và thiếu triển vọng. Những người bảo vệ đề án này có thể có những lý giải khác nhau, song không khó để nhận ra đối tượng hưởng lợi lớn nhất từ đề án này. Trong dự thảo luật, họ được gọi tên là “nhà đầu tư chiến lược”, còn trên thực địa họ chính là một vài tập đoàn đã gom đất ở ba địa phương này với giá rẻ mạt trong nhiều năm qua, đang chờ luật thông qua sẽ kéo theo hàng tỷ USD mỗi năm (chắt bóp từ ngân sách quốc gia vốn đang eo hẹp) đổ về đầu tư giúp tăng giá trị dự án của họ lên gấp nhiều lần. [2]
PS: Bài không đề cập tới những nguy cơ có yếu tố Trung Quốc, với ý tưởng rõ ràng rằng, ngay cả khi chưa tính tới yếu tố Trung Quốc thì đề án cũng không đáng được ủng hộ khi xét tới tính khả thi và triển vọng thành công của nó.
---

[2] Dự kiến ngân sách nhà nước thời gian tới phải bỏ ra 7.5 tỷ USD cho Phú Quốc, 3.5 tỷ USD cho Vân Phong và 1.7 tỷ cho Vân Đồn - đều là những con số khổng lồ đối với tình trạng ngân sách thâm thủng của Việt Nam hiện nay.
Nguồn ảnh: VNExpress

Nguyen Anh Tuan





Dấu hiệu lạ xuất hiện trên bầu trời Việt nam
Source: A very strange sign appears in the sky I recorded this morning. by Smallworld

Get paid to share your links!