Wednesday, April 25, 2018

CHUYỆN CỦA CHIM YẾN




Câu chuyện ray rức lòng người.Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.Yến, sống trung thành – chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có “nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được một số giống người man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”…
Cuộc đời loài chim yến hiện nay thật quá thương tâm, vì lòng tham và sự tàn nhẫn của con người chưa từng giảm bớt…Hãy dừng lại việc nuôi yến, bán tổ yến cho đến tiêu thụ các sản phẩm từ chim yến.
Nhân nào quả đấy, nếu mình phá hoại nhà cửa của người ta, chia rẽ gia đình người ta, cướp đoạt cái mà chẳng phải thuộc về mình, ăn nuốt vật phẩm dựa trên máu, nước mắt và sinh mạng của chúng sanh thì tương lai gia đình mình, con cháu mình, và cá nhân mình chẳng lẽ không bị quả báo tương tự hay sao?
Vì vậy: Trước khi làm điều gì, hãy nghĩ đến hậu quả của nó.
ST



Source: When a sister looks after her little brother by Smallworld

Monday, April 23, 2018

"...30/4 tôi không hiểu là đã giải phóng ai khỏi cái gì?"


Sắp đến ngày 30/4, tâm trạng của người Việt lại có nhiều trạng thái khác nhau. Có những người vui mừng bởi một kì nghỉ cùng gia đình, có những người rơi vào tâm trạng u uất bởi đối với họ đấy là ngày mất nước. Truyền thông sẽ tiếp tục một loạt bài và những thước phim về "chiến thắng" về “giải phóng”, quân ta thắng quân "nguỵ" thế nào. Trong khi ấy, một số dự án về hoà hợp hoà giải dân tộc vẫn đang diễn ra. Sự hô hào về sự nghiệp này vẫn tiếp tục.
43 năm đã trôi qua, sự nghiệp hoà hợp hoà giải dân tộc chẳng khá lên chút nào, những con tim Việt vẫn bị chia cắt. Là nhà cầm quyền có lương tri, có tính nhân văn thì sẽ không lải nhải những điều cũ mèm, tàn nhẫn và vô cảm như vậy.
Trước hết, không có chiến thắng nào ở đây cả khi anh em một nhà đánh nhau. Thằng này đấm được thằng kia một cái thì lòng mẹ Việt sẽ chỉ quặn đau thêm, con cháu bắn nhau thì hồn thiêng sông núi và của các bậc tiền nhân sẽ chỉ giận dữ và quằn quại mà thôi.
Ngày ấy, khi thông tin còn bị đóng kín, sự tuyên truyền một chiều khiến nhận thức bị hạn chế và phiến diện thì tạm chấp nhận được, nhưng chẳng lẽ 43 năm trôi qua mà những cái đầu Việt vẫn suy nghĩ y như vậy sao? Tại sao không ứng xử nhân văn và tử tế hơn?

Source: When a sister looks after her little brother by Smallworld
“Giải phóng”? Tôi không rõ là đã giải phóng ai khỏi cái gì. Chính quyền Việt nam Cộng Hoà là một chính thể độc lập, được cộng đồng thế giới công nhận, có chủ quyền, lãnh thổ riêng và họ có lý tưởng riêng. Họ không theo lý tưởng cộng sản, một lý tưởng mà cả thế giới đã công nhận là một thứ chủ nghĩa không tưởng, phi khoa học, điều hành xã hội yếu kém. 
Chẳng thế mà Liên Xô sụp đổ, các thể chế CNXH ở các nước Đông Âu sụp đổ và bằng chứng rõ nhất là sự khác biệt về sự phát triển giữa hai nửa nước Đức và giữa hai miền của Triều Tiên, rồi Cu Ba, Venezuela. 
Sau năm 75, hàng triệu người đã bỏ nước ra đi, hàng trăm ngàn người bị hiếp, cướp, giết, bị ném xuống biển làm mồi cho cá, biển Đông đã đỏ và mặn hơn bởi máu và nước mắt của người Việt đi tìm tự do. 
Họ biết trước và họ thuộc lòng câu này trước khi đi: "Một là con nuôi má, hai là má nuôi con, ba là con nuôi cá." Tức là biết hiểm nguy vẫn dấn thân tìm đường sống. Điều này nói lên sự khổ ải mà họ phải chịu, nhất là những cựu binh VNCH và người thân của họ. 
Do vậy, tôi không hiểu là đã giải phóng ai khỏi cái gì. Sài Gòn từng là hòn ngọc viễn đông, đã từng khiến người Singapore ao ước có được sự phát triển hoa lệ ấy cơ mà. Giờ thì người Việt thở dài ao ước đến bao giờ được như Singapore.

Đúng là có sự thống nhất hai miền nhưng lòng người vẫn li tán, li tán đến giờ. Ở đây tôi không trách móc lịch sử, bởi lịch sử là những gì đã xảy ra và người đưa ra quyết định chọn bước đi hợp lý nhất vào mỗi thời điểm và phù hợp với nhận thức lúc ấy. Ở đây tôi muốn nói tới hành xử hiện tại và điều ấy mới là quan trọng. Bởi bước đi hiện tại sẽ hướng ta tới tương lai.
Nhưng để có bước đi đúng đắn của hiện tại thì lại cần mở to mắt và nhìn thẳng vào những gì đang diễn ra, điều tưởng là đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn trong một xã hội đạo đức giả, nơi có nhiều những bài diễn văn ru ngủ, giả tạo và không có giá trị thực tiễn. Nơi sự chân thực là sự hiếm hoi, nơi lý tưởng chỉ là cái bình phong để nhiều cá nhân câu kết, lợi dụng, trục lợi cho riêng mình.
Vì những lý do trên, tôi đề nghị những người cầm quyền và truyền thông ở Việt Nam nên có cái nhìn mới nhân văn hơn về ngày 30/4. 
Người Việt bỏ nước ra đi nhưng chính họ đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của đất nước bằng dòng tiền gửi về cho người thân của họ. Hãy trân trọng sự đóng góp ấy và hãy hành xử sao cho nhân văn, đừng khoét sâu thêm nỗi đau nữa, điều ấy không hay ho và cũng không có ích cho ai cả. 
Việt Nam là một đất nước có vị thế quá yếu về mọi mặt so với Trung Quốc, hãy làm tất cả điều gì để tập hợp thay vì chia rẽ sức mạnh.
Cùng một lý tưởng cũ mục nhưng người anh em ấy đang âm thầm tiêm thuốc độc cho chúng ta đấy và thực tế là chúng đã và đang biến Biển Đông thành căn cứ quân sự của chúng rồi. Hãy tỉnh táo mà nhận thức rõ nguy cơ từ người anh em đểu ấy đi nào. Khi đã tỉnh táo thì cũng sẽ có ứng xử hợp tình hợp lý trong nội bộ người Việt.

Chau Doan


Source: When a sister looks after her little brother by Smallworld

NHỮNG DÊ CỤ "ĂN DÀY" NHẤT LÀNG BÁO LÀ AI?



"Lạm dụng tình dục là quá trình trong đó một người lợi dụng vị thế của mình nhằm dụ dỗ hay cưỡng ép người khác tham gia vào hoạt động tình dục". (Wikipedia)

Một số người bên báo "Tê Tê" bảo tôi ganh tị với danh tiếng của họ nên chủ đích tấn công mỗi tòa soạn này. Có ý kiến lại nói làng báo đầy kiểu lạm dụng tình dục như thế, sao không nói hết.
Tôi cũng phán đoán là tình trạng này là nhiều. Cũng đã xuất hiện phản hồi của các nữ PV, CTV từng bị quấy rối. Tuy nhiên, là một người làm báo, tôi hiểu là cần ưu tiên viết trước những điều mắt thấy tai nghe.
Trở lại câu hỏi ở phần tiêu đề. Sẽ chẳng ai đi thống kê chuyện này đâu, nhưng có thể phỏng đoán được phần nào từ thực tế.
Nếu phải điểm mặt đầu tiên về những kẻ lạm quyền nhũng tình theo như định nghĩa của Wikipedia, không thể không nói tới nhân vật Ngờ Thờ Thờ, Trưởng văn phòng báo Thờ Nờ ở Thành phố đáng sống Đờ Nờ. Nói đến đây, tôi tin hầu hết sinh viên, cựu sinh viên Khoa Báo chí ở ĐH Khoa học Huế có thể xác nhận giùm tôi điều này.
Là sếp lâu năm của Văn phòng đại diện một tờ báo lớn ngang ngửa "Tê Tê", đồng thời đi giảng dạy báo chí ở Huế, ông ta đã lập một quy trình hoàn hảo cho các bẫy tình của mình.
Những miếng mồi như cơ hội thực tập, cơ hội đăng bài, cơ hội được làm một phóng viên báo lớn trong tương lai... quá là hấp dẫn với những nữ sinh khu vực miền Trung (vốn rất khát khao công việc sau khi ra trường).
Ông ta xưng "thầy" ở trên giảng đường và đổi ngôi xưng "anh" khi tiếp cận các nữ sinh trong tầm ngắm ở các cuộc ăn nhậu, gặp gỡ bên ngoài.
Như là sự đổi chác, nữ sinh được "thầy" rủ đi KS trước khi có khả năng được chọn về văn phòng thực tập. Còn nếu em nào chưa cắn câu, khi đã về đó rồi thì cũng khó thoát khỏi nguy cơ bị lạm dụng.
Tôi có nghe câu chuyện của một cựu nữ sinh báo chí Huế. Em tin lời hứa của thầy nhà báo Ngờ Thờ Thờ và đã dâng hiến, nhưng thỏa mãn xong rồi thầy đá em ra, nuốt lời luôn. (Có lẽ một phần vì nhan sắc em không được tốt nên chỉ dừng ở vai trò "của lạ").
Bao nhiêu em nữ sinh báo chí khác bị Ngờ Thờ Thờ gạ gẫm qua hàng chục thế hệ sinh viên? Thật khó để nói lên. Nhưng chỉ cần tham khảo qua một khóa, một lớp thôi, đã có thể hình dung mức độ của ông nhà báo lão làng này.
Trong số những cựu sinh viên báo chí khoa học Huế giờ đã là nhà báo khắp mọi miền, có người nói gặp Ngờ Thờ Thờ chỉ sẽ gọi bằng THẰNG chứ không thể gọi bằng THẦY. Tôi hiểu nỗi bức xúc của các bạn, vì các nam sinh chúng tôi cũng một thời bịt khẩu trang lao vào sân trường nện cái thằng thầy khốn nạn chuyên ép nữ sinh ngủ để không đánh rớt bộ môn thể dục mà ông ta giảng dạy.
Thực tình là tôi không lên án những người hám sắc. "Đàn ông không dê là đàn ông pê đê". Nhưng, như đã nói, tôi cực ghét những kẻ dùng quyền lực để ép người khác phục vụ. Làm đàn ông, chỉ nên chinh phục phụ nữ bằng tài năng, lòng cao thượng, sự hấp dẫn của bản thân.
Ps: Các bạn nữ, đã từng là nạn nhân hay có nguy cơ thành nạn nhân, hãy share các câu chuyện, bài viết liên quan chủ đề lạm dụng tình dụng về tường nhà mình. Nó có thể là vũ khí ngầm giúp bạn chống lại ý định tấn công tình dục của các ông sếp.


Đoàn Quý Lâm



Source: When a sister looks after her little brother by Smallworld

Get paid to share your links!