Wednesday, April 19, 2017

BUỒN NÔN


Không phải "Buồn nôn" Jean Paul Sartre mà là buồn nôn vì "Chuyện làng Nhô" của liên danh Nguyễn Quang Thiều, Phạm Ngọc Tiến, Nguyễn Thị Thu Huệ. Xem lại phim này và đối chiếu với hiện thực dân oan ở làng quê không thể không buồn nôn.
Cảm giác tởm lợm không tả nổi!
Phải là nhà văn chứa trong đầu đủ thứ cặn bã thì mới có thể hư cấu nên một chuyện bôi nhọ phi thường đến vậy!
Plato từng đòi đuổi bọn văn nghệ sĩ loại này ra khỏi vương quốc cộng hòa lí tưởng của ông không phải không có lí. Tôi ngờ rằng, Tần Thủy Hoàng không chôn sống tất cả nhà nho mà chỉ chôn sống bọn văn nghệ sĩ có đầu óc cặn bã.
Ngày nay không ai đuổi, không ai chôn bọn này. Chúng được trọng dụng. Nhưng lịch sử sẽ không quên. Và chúng có tu bảy kiếp cũng không thoát được quả báo.
Các bạn học sinh, sinh viên học văn nhớ cho một điều: Văn chương không phải bao giờ cũng lương thiện. Sự lương thiện rất ít. Phần nhiều chủ yếu nhân danh sự lương thiện để làm việc ác. Nó ác đến mức không chỉ giết người mà còn ăn thịt cả xác chết!

Chu Mộng Long

Tạm thả - một phát kiến pháp lý mới chăng? Thiếu tướng Bạch Thành Định, ông học ở đâu vậy? Đại học Pác Pó ư?


"Với tư cách thủ trưởng cơ quan điều tra công an Hà Nội tôi khẳng định việc tạm thả những người này không phải là sự thỏa hiệp của chính quyền với những đòi hỏi của nhóm người kích động tại địa phương", thiếu tướng Bạch Thành Định nói (theo tường thuật của báo chí nhà nước hôm nay).
Xin hỏi ngài thiếu tướng, trong luật pháp Việt Nam hiện hành có khái niệm hoặc quy định về "tạm thả" sao?
Tôi đọc luật mòn cả mắt vẫn chưa tìm ra và hiểu nỗi cái gọi là "tạm thả" đó. Ông làm sĩ quan cơ quan chấp pháp lâu năm, lại là Thủ trưởng Cơ quan điều tra có tư cách, chắc đương nhiên dư quyền lực sáng tạo hoặc phát kiến ra một khái niệm nằm ngoài quy định của luật pháp chăng? Hay ông học ở đâu vậy? Đại học Pác Pó ư?

Lê Công Định

Tuesday, April 18, 2017

Bọn tư bản này mềm yếu quá, đáng ra phải cho công an quân đội làm một "trận đánh lớn", cưỡng chế ngay.

"Phàm ở đời, tẩm xăng thì phải đốt ngay, để lâu bay hơi hết, phí xăng" - tâm sự của huyền thoại Tám Lê.
Nói đến những ngôi nhà đinh (nail house), thì phải kể đến ngôi nhà của bà Edith Macefield, cựu điệp viên thời thế chiến 2, ở Seattle, Washington, xứ giãy chết.
Ngôi nhà này nằm ở tây bắc đường Ballard (Seattle), được xây từ năm 1900, đến nay đã 117 tuổi. Năm 2007, nhà đầu tư giải tỏa toàn bộ khu vực để xây trung tâm thương mại, việc đền bù đất và tái định cư diễn ra suôn sẻ, duy chỉ có căn nhà này là cứng đầu không chịu di dời kể cả khi được đền bù 1 triệu USD, thời đấy thì 1 triệu USD cũng khá là to.
Dùng mọi biện pháp vẫn không thể lay chuyển, chủ đầu tư đành phải sửa lại bản vẽ, xây trung tâm thương mại chừa ra phần đất của ngôi nhà kia. Bọn tư bản này mềm yếu quá, đáng ra phải cho công an quân đội làm một "trận đánh lớn", cưỡng chế ngay.
Cơ bản là bọn này ngu quá, giao cho dân chúng quyền sở hữu đất đai (lại còn cho quyền dùng súng, bắn bỏ thằng nào xâm phạm nữa chớ), đáng ra phải ghi trong Hiến pháp về Sở Hữu Toàn Dân (aka không ai cả) và cấp Quyền sử dụng thôi.
Ngôi nhà của bà Edith Macefield trở thành một điểm tham quan khá độc đáo và thú vị nổi tiếng mà ai thích sự ngoan cố quật cường đều muốn ngó qua một cái.

Bùi An

Get paid to share your links!