Monday, November 28, 2016

Cơ sở pháp lý nào để "tống cổ Formosa"?

Khi sự kiện Formosa bùng nổ, đầu tiên là người dân hai đầu đất nước phẫn nộ xuống đường, khi tác hại đã đủ thấm, người dân các tỉnh miền Trung cũng đã lên tiếng. Một khẩu hiệu chung được, một thông điệp được đưa ra với Formosa:
- Formosa cút xéo.
Và dĩ nhiên, Formosa không thể dễ dàng cút xéo. Họ ném ra 500 triệu gọi là đền bù, và họ đá quả bóng về phía nhà cầm quyền, không rõ phía sau 500 triệu đó là gì nhưng bây giờ nhà cầm quyền đã tỏ rõ thái độ, họ cũng đã nói rằng: Formosa không thể cút xéo.
Viện dẫn rất nhiều điều khoản, điều luật, quy trình, đưa ra một mớ những giải thích, tranh cãi về luật và quy định, nhà cầm quyền chỉ để nhằm một mục đích: Giải thích rằng quyết định cấp phép đầu tư là đúng luật, và giải thích rằng việc đuổi formosa đi là sai luật.
Và chúng ta cần biết rằng, họ không giải thích với chúng ta - nhân dân chúng ta.
Họ cần một sự giải thích xuôi tai, hợp lý cho lực lượng công an, an ninh, quân đội..., rằng họ phải làm đúng luật, rằng làm như thế là vì quyền lợi quốc gia. Chỉ có giải thích được như vậy, họ mới có sự chính danh để thẳng tay đàn áp nếu có những phần tử kích động đòi đuổi Formosa đi.
Giải pháp là gì?
Việc đầu tiên phải đặt câu hỏi, những điều luật đang dựa trên để cấp phép cho Formosa đó là loại luật nào? Ai làm ra luật đó, làm ra thế nào?
Những đại biểu soạn ra luật đó có được nhân dân thực sự bầu ra hay không?
Ai cho họ cái quyền tự ý soạn ra những bộ luật cho phép cấp đất cho nước ngoài đến 50-70 năm? Những vấn đề hệ trọng như vậy có được đem ra trưng cầu dân ý chưa?
Mà trước tiên, bộ luật tối cao của quốc gia, là hiến pháp, đã được toàn dân phúc quyết như được viết trong bản hiến pháp năm 1946 chưa?
Khi những người làm luật không được dân thực sự bầu lên thì tất cả những bộ luật họ ban hành ra là vô nghĩa vì nó chỉ có tính áp đặt. Những vụ kiện tụng, phân tích khía cạnh pháp luật mà không nhìn vào sự chính danh của pháp luật này chỉ là gãi ngứa bề ngoài, nếu không muốn nói là rơi vào cái bẫy giăng ra bởi một rừng những luật, nghị định, nghị quyết của một bộ máy vừa ra luật, vừa đá bóng, vừa thổi còi.
Vì vậy, việc đuổi cổ Formosa hôm nay chỉ có một cơ sở pháp lý duy nhất: Lòng dân.
Lòng dân, điều đó sẽ được thể hiện qua những cuộc trưng cầu dân ý, những cuộc trưng cầu sẽ bắt đầu bằng việc các bạn phải thực sự lên tiếng, chính các bạn, từng người một, một cách mạnh mẽ và dứt khoát. Ví dụ như bắt đầu từ việc "share không cần hỏi" bài viết này.
Hoang Bui

TRỜI SẦU BỂ HẬN (đoạn4)



Tới Bidong bà con trên ghe chúng tôi gặp muôn ngàn khó khăn, lý do chúng tôi bị cướp sạch nên không có vàng hay tiền để mua lều làm nơi trú ẩn, mua cây làm giường, mẹ con đành nằm tạm dưới mái hiên nhà người tốt bụng, còn cả trăm người khác cũng như mẹ con tôi.
Trên tàu vượt biên mẹ con Thảo như cái thây ma chờ chết, tới Bidong mẹ con thành vô gia cư (homeless), Tuy vậy nàng tự an ủi : “mình còn đươc đến bờ tự do, sẽ có ngày gặp măt chồng, biết bao nhiêu người đi tìm tự do mà không bao giờ tới . . .
Đến ngày thứ 4 danh sách tàu vượt biên của Thảo được Cao Ủy Tị Nạn chấp thuận. Cả tàu đươc lảnh lương thưc, Thảo thật vui đến rơi lệ khi nghe đứa con trai ốm tong ốm teo, đen thui vì nắng nói với mẹ :
- Bửa nay mình đươc ăn no hả mẹ ?
Thảo ôm con vào lòng, cái núm ruột cùa chồng nàng để lại khi chạy trốn CS, hôn nhẹ lên mái tóc vàng hoe rồi nói dối với con :
- Ba ở xa nên vài ngày nữa ba mới tới, giờ con ăn nhiều chóng lớn để gặp ba !
Thảo viết thơ cho chồng lảnh qua Mỹ định cư nhưng khổ nổi nàng không biết địa chỉ, nên 25 lá thư gởi nhờ anh em qua Mỹ dọ hỏi dùm nàng chỉ viết tên chồng là Phạm Quốc Việt, Hải quân trung úy KBC 4146, nhưng không thấy hồi âm, nàng gắng sức chờ chồng đến tuyệt vọng, cuối cùng nàng xin đinh cư ở Úc và được phái đoàn Úc phỏng vấn. Trong thời gian chờ đi Úc tình cờ nàng nghe câu chuyện thương tâm mà trong cuộc vượt biên chỉ có một. Anh Hà, là một trong số 52 người sống sót kể lại trong niềm uất nghẹn khiến cho mọi người nghe nước mắt nhạt nhòa:
“ Chiếc ghe vươt biên rời Bến Tre vào tháng 5 năm 19… chở 110 người mới chạy 24 giờ là chết máy, chiếc nghe trôi lềnh bềnh trên mặt nước, nhiều tàu lớn đi qua nhưng không tàu nào tiếp cứu, trong số có chiến hạm Mỹ USS Dubuque từ Philippines qua vùng Vinh, trên tàu có thông dịch viên VN cho Hạm Trưởng biết là tàu chết máy không lương thực không nước uống đã 15 ngày qua khiến thuyền nhân chết dần mòn một nữa. Vài người liều chết bơi đến bám dây đu lên tàu, Hạm Trưỏng ra lịnh rung dây cho họ rớt xuống biển rồi quăng cho họ chiếc phao để họ bơi trở lại thuyền, lặng lẽ bỏ đi . . .
Vài ngày sau, số thuyền nhân già yếu và trẻ em chết tăng vọt, số còn lại kiệt sức hoàn toàn nên họ đành ăn thịt người mới chết để sống. 15 ngày ăn thịt người chết để chống lại tử thần cuối cùng tàu đánh cá Philippines cứu 52 mạng thuyền nhân đưa vào đảo Bolinao, từ đó có câu chuyện Bolinao 52 (tức 52 thuyền nhân sống sót trên chiếc thuyền vượt biên đến đảo Bolinao) .
Xin đón xem đoạn 5 . Thank you

Quang Minh Le

Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh - cá đang chết trắng bờ ở vùng biển Vạn Ninh, Khánh Hòa


Tôi tin chị sẽ bị đánh đập và giam lỏng nếu ngày hôm nay chị không ở trong trại tạm giam mà ở ngoài song sắt. Khánh Hòa là quê nhà chị, những bờ biển nối dài, nơi mỗi sớm mai chị đem các con đi đón ánh nắng mặt trời. Chị sẽ không im lặng nếu biết cá vẫn đang chết trên biển quê hương. Tôi nhớ đến những lần chị bị hành hung, bị đấm vào mặt, chặt vào gáy, bị rượt đuổi trên đường bởi những tên côn đồ giả dạng, bị người ta cầm dao dọa giết chỉ vì yêu cầu khởi tố Formosa, chống Trung Quốc và tìm hiểu thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường. Mỗi lần như vậy, tôi cũng chỉ biết xót xa chia sẻ với chị từ xa.

Chị là một trong những người kiên quyết, chiến đấu đến cùng với vấn nạn hủy hoại môi trường. Ngoài việc kêu gọi bảo vệ biển, trách nhiệm của những ban ngành liên quan đến thảm họa cá chết, chị còn nhiều lần bị an ninh Khánh Hòa sách nhiễu, yêu cầu lên làm việc vì đăng thông tin về việc cá chết tràn vào bờ biển Nha Trang. Trong khi thông tin ấy được chị lấy từ facebook của chính người dân quanh khu vực cá bốc mùi hôi thối và sau đó ra hiện trường kiểm chứng.
Bây giờ thì cá đã chết đến trắng một vùng biển Khánh Hòa, họ cũng không cần gán cho chị cái mác thêu dệt thông tin nữa vì họ đã tạm thời bịt được miệng chị bằng thứ quyền lực vượt qua cả Hiến pháp.
Chị đang bị giam cầm bất công không rõ tin tức, còn sinh vật biển trong sự im lặng của Nhà cầm quyền cứ thế mà chết dần chết mòn, ngư dân cứ nối tiếp nhau tha hương cầu thực. Ngày mai sẽ có thể một nguyên nhân abc nào đó được công bố nhưng rồi thì vẫn như vậy, không cơ quan, không ban ngành, không người nào phải chịu trách nhiệm trước thảm họa chung của dân tộc.
Ngày hôm nay cá vẫn chết ào ạt trên biển miền Trung, môi trường biển vẫn chưa được làm sạch và chị tôi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đang bị cướp tự do.
Trịnh Kim Tiến

Get paid to share your links!