Friday, November 25, 2016

EL NINO, RAU ĐAY VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI


Dân chúng cả nước xôn xao và bán tán, người khen kẻ chê, đám chỉ trích chuyện một nữ kỹ sư trẻ có vẻ "thiếu hiểu biết" về xã hội, đời sống với hai câu hỏi: El Nino là gì và Canh cua nấu với rau nào?
Cô gái đó không biết, có thể đáng chê trách vì còn trẻ mà cái tối thiểu và dường như là cơ bản về mặt thông tin đời thường còn không biết thì cũng không nên luận biện hay chống chế nhiều.
Sự hiểu biết có thể trau dồi, sự thiếu sót có thể bổ sung, sự sai lầm có thể sửa chữa, nhưng sự bảo thủ đến cùng cực với thứ mình không biết mới là đáng nguyền rủa hơn cả.
Chuyện một nữ kỹ sư không trả lời được hai câu hỏi trên, chỉ là vì cô ấy không biết, và cô ta vẫn vui vẻ thừa nhận, ngay trên truyền hình, và cô gái này cần sự trợ giúp của mọi người. Đó là điều hoàn toàn bình thường về mặt thái độ và sự cầu tiến, đáng khích lệ.
Nhưng thử hỏi, cả thế giới này, nhất là những người mang danh cộng sản, hỏi rằng họ có thể trả lời câu hỏi chủ nghĩa xã hội là gì không? Mà sao họ vẫn đi tìm và rao giảng hàng chục thập kỷ qua nhưng rồi chính họ vẫn không hiểu hay biết nó là gì, mà vẫn quả quyết chắc rằng nó có vẻ như là tồn tại???
Sự không biết ấy mới đáng sợ, vì có thể cả dân tộc và nhiều thế hệ phải trả giá vì những suy đoán và mộng tưởng của những người thực không hiểu gì về nó nhưng lại mặc nhiên định nghĩa và truyền thụ nó qua nhiều lớp người, hàng chục năm ròng.
Cô gái ấy biết ngay câu trả lời khi đang ngồi trên chiếc ghế nóng sau vài nút bấm của tổ tư vấn, nhưng cả thế giới này, phần lớn đều hiểu chủ nghĩa xã hội là ảo tưởng, phần còn lại theo chủ thuyết ấy cũng chẳng biết nó là gì suốt bao năm tìm kiếm và cùng quẫn trong những bế tắc và mâu thuẫn xã hội mà rồi dần trở nên suy biến trong niềm tin và sự hiểu biết hạn hẹp của chính mình.
El Nino về chủ nghĩa xã hội đã chấm dứt từ cuối thế kỷ trước bằng sự sụp đổ hệ thống trên thế giới. Rau Đay đã từng là thứ thực phẩm quý giá cho những người cộng sản trong cách mạng bạo lực và trong nhiều năm xây dựng vực dậy đất nước sau đó, mà ngay cả vài quốc gia cộng sản hiện tại như Triều Tiên hay Venezuela cho đến giờ còn không cả có thứ đó mà ăn. Và chủ nghĩa xã hội thì tuyệt nhiên vẫn chưa ai tìm thấy trên trái đất này.
El Nino, rau Đay hay Chủ nghĩa xã hội, ba thứ ấy, thứ nào mới là không tồn tại và ai mới là thực sự đáng chê trách và cần phải thay đổi?
Câu trả lời đều hiển hiện rõ ràng, hơn bao giờ và hơn lúc nào hết.
Ảnh: Cách mạng nhung của hàng trăm ngàn người biểu tình khiến cho chủ nghĩa cộng sản sụp đổ hoàn toàn ở Tiệp Khắc ngày 17.11.1989.
Luân Lê

Thursday, November 24, 2016

VĂN HÓA VÀ LOẠN LUÂN


(Viết nhanh trả lời thắc mắc của bạn đọc về sự "chịch mẹ")

Trong bài trước, nhân chuyện ông nghị Quốc phát ngôn về “văn hóa địa phương”, tôi mở rộng vấn đề về quan hệ văn hóa và tự nhiên như sau:
“Có khái niệm "văn hóa địa phương" nhưng không có khái niệm "văn hóa nói ngọng". Chưa bao giờ 2 chữ "văn hóa" bị lạm dụng đến tràn lan từ trong cung đình đến bãi rác. Đến mức sự tranh cướp hoang dã của bầy đàn tự nhiên cũng từng được gọi là "cướp văn hóa", chém giết động vật máu me đầm đìa cũng từng được gọi là "chém văn hóa"???
Không chừng nay mai các quan bạ đâu chịch đó, chịch luôn cả mẹ mình rồi tự xưng là "văn hóa loạn luân"?
Ở xứ sở không chịu tiến hóa này, hình như cái gì xa xưa cũng đều được nhét chung vào cái gọi là "văn hóa truyền thống" cho sang”.
Đoạn văn này tôi tin chắc nhiều người hiểu và có người không hiểu gì. Những người thiếu cái phông văn hóa tối thiểu thì sẽ dị ứng với câu: “Không chừng nay mai các quan bạ đâu chịch đó, chịch luôn cả mẹ mình rồi tự xưng là "văn hóa loạn luân"?
Câu này có tính chất truy nguyên lịch sử của cái gọi là văn hóa. Trong quan hệ với tự nhiên, văn hóa khởi phát đi từ cấm loạn luân. Trong Vật tổ và Cấm kị, S. Freud chỉ ra Totem là chỉ dấu đầu tiên của văn hóa. Các thị tộc chọn con vật tượng trưng cho người cha nguyên thủy của mình, con vật này được nuôi dưỡng, kể cả phụng thờ dẫn đến cấm giết thịt. Tục lệ cấm kị này được duy trì cho đến khi đúng ngày lễ hội, con vật được mang ra làm thịt cho cả thị tộc ăn với quan niệm chuyển sức mạnh tinh thần của người cha nguyên thủy kia vào những người con. S. Freud quy về phức cảm Oedipus, những đứa con kia với người cha bao giờ cũng vừa mang sự tôn kính lẫn căm thù. Sự tôn kính biến thành lễ nghi và sự căm thù biến thành trò chơi thay thế để chuyển giao quyền lực và sở hữu thân xác người mẹ. 
Xuất phát của phức cảm Oedipus là vấn đề Cấm kị (Taboo) mà khởi điểm chính là cấm loạn luân như một hoạt động văn hóa đối lập với tự nhiên. Ở các bộ tộc nguyên thủy, người mẹ đồng thời là người vợ của những đứa con trong hình thái sinh đẻ tự nhiên của giống loài. Có lẽ điều này cũng giải thích vì sao trong huyền thoại có chuyện Âu Cơ đẻ trăm trứng nở toàn con trai? Freud nói, cấm loạn luân là chỉ dấu đầu tiên của văn hóa để con người tự thoát ra khỏi trạng thái bầy đàn tự nhiên, còn Engels cho rằng, chính cấm kị có tính sơ khai này đã chấm dứt tình trạng hôn nhân cùng huyết thống và quần hôn tạp hôn để con người hướng đến ánh sáng văn minh.
Phức cảm thuộc vô thức, nó sẽ tồn tại như một vấn đề tự nhiên của giống loài. Dù cấm kị phát huy ưu thắng để được gọi là văn hóa, nhưng nó lại không đồng nghĩa với tiêu diệt dục vọng tự nhiên. Đứa bé chỉ thoát khỏi quan hệ xác thịt với người mẹ khi nó dịch chuyển sang đối tượng khác là người tình. Và ngay khi đã trưởng thành, tức đã dịch chuyển hoàn toàn sang người tình, một cách vô thức, nó vẫn quay về tự nhiên. Trong xã hội văn minh, dù đã bao bọc tầng tầng lớp các kiến tạo văn hóa, tàn tích tự nhiên vẫn còn. Chẳng hạn như nói nhịu, nói tục, văng tục. Vì sao khi nói nhịu, nói tục, văng tục, đối tượng là người mẹ bị mang ra thành đối tượng tình dục nhiều nhất???
Kinh Thánh nói chỉ dấu văn hóa đầu tiên là cái lá vả, sau là cái quần che cái đó lại như một cấm kị. Trong khi cấm loạn luân mới là chỉ dấu nguyên thủy nhất khai sinh ra cái gọi là văn hóa. Bởi từ đây con người thoát khỏi tình trạng bầy đàn tự nhiên để đi vào trật tự với những thỏa ước xã hội chung.
Nhân danh quay về bản sắc hay tìm về những gì xa xưa nhất để gọi là văn hóa, xem chừng ở xứ sở này người ta khôi phục luôn cả loạn luân? Tại sao trong nói nhịu, nói tục, văng tục, người ta không đòi chịch ai mà cứ đòi chịch mẹ như là tiếng nói cửa miệng của nhiều người? Cũng là ngôn ngữ, nhưng "chịch mẹ" đã thành thói quen tự nhiên, phổ quát hơn cả nói ngọng, có được xem như là văn hóa không?
----------
Đón đọc bài đầy đủ: Tự nhiên và Văn hóa.

Chu Mộng Long

THÔNG TIN THÊM VỀ VỤ FORMOSA TRÊN REUTERS VÀ BÁO CHÍ ĐÀI LOAN


Tỏ ra rất yếu kém khi xử lý khủng hoảng truyền thộng vụ Formosa, song không có vẻ gì cho thấy chính quyền rút được kinh nghiệm và muốn thay đổi cung cách này.
Bằng chứng là cho tới tận hôm nay, từ (1) báo cáo khoa học chi tiết buộc tội Formosa tới (2) bản giao kèo nhận đền bù 500 triệu USD vẫn chưa được Chính phủ đưa ra công luận.
Thực tế này khiến ai quan tâm vụ việc Formosa buộc phải tìm kiếm thông tin ở báo chí nước ngoài. Tuần trước, Reuters và Storm Media (Đài Loan), sau khi phỏng vấn các cấp lãnh đạo của Formosa đã phần nào hé lộ những chi tiết quan trọng liên quan tới vụ việc:
1, Nguyên nhân chính của thảm hoạ: Tháng 4 vừa rồi nhà máy Formosa bị mất điện, xưởng xử lý nước thải ngưng hoạt động, khiến nước thải có chứa chất độc từ quá trình luyện cốc ướt xả thẳng ra biển làm cá chết. Chi tiết này đã xác nhận lại tin đồn trên mạng xã hội hồi tháng 5 vừa rồi là cá chết vì mất điện.
2, Chuyên gia Đức được chính phủ Việt Nam mời lúc đó đã đưa ra nhận định rằng "Formosa lẽ ra phải ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất cốc ngay khi đó" để ngăn chặn thảm họa. Đại diện của Formosa đã từ chối bình luận về nhận định này của chuyên gia Đức. Đây là thông tin chưa từng được công bố ở Việt Nam.
3, Phó Chủ tịch Formosa Hà Tĩnh tự tin là đầu năm sau 2017 nhà máy thép sẽ chính thức đi vào khai thác thương mại, trong khi đó Reuters và Storm Media dẫn ý kiến của giới chức địa phương [Quảng Bình] rằng họ sẽ kiên quyết không để Formosa hoạt động chừng nào mà vấn đề chưa được làm rõ và các vi phạm chưa được khắc phục.
Dù kết luận Formosa sai phạm rành rành khi cố ý tráo công nghệ cốc khô (chi phí cao, ô nhiễm ít) trong đề xuất đầu tư sang cốc ướt (chi phí thấp, ô nhiễm nhiều) lúc xây dựng nhà máy, song không hiểu sao Bộ Tài nguyên Môi trường vẫn cho phép Formosa sử dụng công nghệ cốc ướt này đến hết năm 2019 mới phải thay đổi? Từ giờ tới lúc đó là 3 năm, sao lại chấp nhận một rủi ro lớn đến như vậy, trong khi kẻ làm sai là Formosa? Sao không yêu cầu Formosa làm đúng cam kết ban đầu mới được vận hành trong khi hoàn toàn có đủ lý lẽ để làm điều đó?
---
Đọc thêm:

Bài trên Storm Media: http://www.storm.mg/article/189592

Nguyen Anh Tuan

Get paid to share your links!